Di sản của Bà Năm Sa Đéc xứ sen hồng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đã từ lâu, nghệ danh “Bà Năm Sa Đéc” luôn được người dân Nam Bộ, nhất là bà con vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long ngợi ca về nữ nghệ sĩ tài sắc vẹn toàn. Bà đã cống hiến trọn cuộc đời cho nghệ thuật hát bội, cải lương, kịch nói và điện ảnh nước nhà.

Phu nhân cụ Vương Hồng Sển

Bà Năm Sa Đéc, tên thật là Nguyễn Kim Chung, sinh năm 1907, con của cụ Hương cả Nguyễn Văn Tam (Cả Tam); cháu nội cụ Hương cả Nhiều, chính quán tại làng Tân Đông, tổng An Thạnh Hạ, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Đông Quới, xã Tân Khánh Đông, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp).

Cụ Cả Tam có 5 người con, 3 người con đầu do khó nuôi nên lần lượt qua đời, chỉ còn lại 2 người con là “Bà Năm Sa Đéc” và ông Nguyễn Duy Cang (Sáu Biết). Năm 1915, cụ Cả Tam thành lập và làm “bầu” gánh hát bội “Thiện Tiền Ban” đầu tiên tại tỉnh Sa Đéc.

Do có tài năng ca hát, diễn xuất, năm 1928, bà gia nhập đoàn gánh hát Phước Tường. Sau đó, bà lần lượt cộng sự với các đoàn Phụng Hảo, Vân Hảo, Thanh Minh - Thanh Nga… Từ sân khấu hát bội bước qua lĩnh vực cải lương nên nghề nghiệp của bà rất vững vàng, rực sáng. Trong thời gian lưu diễn, bà có rất nhiều khán giả ái mộ và cũng có một vài mối tình.

Vào năm 1938 - 1939, một trong những mối tình hương sắc mặn nồng giữa bà và ông Đốc phủ sứ Đặng Ngọc Chấn (quê tỉnh Long An) đã cho ra đời một cậu con trai. Nhưng đôi “trai tài-gái sắc” này không thành vợ chồng, bà âm thầm, lặng lẽ nuôi và đặt tên con là Nguyễn Ngọc Đặng.

Tình yêu tan vỡ, bà dồn hết tâm sức, trí lực cho nghệ thuật sân khấu cải lương, kịch nói… Bằng tài năng ca diễn xuất chúng, danh tiếng của bà vang lừng khắp nơi, với nhiều vai diễn ăn sâu vào lòng người mộ điệu lúc bấy giờ.

Đến năm 1947, bà kết nghĩa tơ hồng với học giả, nhà biên khảo Vương Hồng Sển, nguyên Giám thư Bảo tàng Viện Sài Gòn. Suốt hơn 40 năm chung sống với cụ Vương, bà sinh thêm một con trai (Vương Hồng Bảo, sinh năm 1951).

Cống hiến hết mình cho nghệ thuật

Ông Thái Thanh Sang, cháu ruột bà cho biết, vào những năm cuối thập niên 40 của thế kỉ XX, lúc bà về chung sống với cụ Vương, do vóc dáng nhỏ nhắn, xinh đẹp nên cụ Vương thường gọi vợ là “cô Năm Nhỏ”.

Ông Thái Thanh Sang (trái, cháu Bà Năm Sa Đéc) cùng nhà thơ Trần Minh Tạo bên mộ bà Năm.

Ông Thái Thanh Sang (trái, cháu Bà Năm Sa Đéc) cùng nhà thơ Trần Minh Tạo bên mộ bà Năm.

Lúc bấy giờ, khi cô Năm Nhỏ Kim Chung đi hát diễn cùng trong một gánh hát nọ, lại có một cô đào Năm Nhỏ quê ở Cần Thơ và hai nghệ sĩ này đều nổi tiếng trên lĩnh vực nghệ thuật sân khẩu cải lương. Để phân biệt hai người với nhau, nhiều nghệ sĩ trong đoàn hát gọi cô Năm Nhỏ Kim Chung bằng danh xưng cô Năm Sa Đéc (Năm Nhỏ Kim Chung quê ở Sa Đéc). Từ đó, nghệ danh Bà Năm Sa Đéc vang danh tới ngày nay.

Không chỉ thành công trong lĩnh vực sân khấu ca kịch cải lương, bà còn là minh tinh điện ảnh được nhiều người ngưỡng mộ, qua các bộ phim Lệ đá, Con ma nhà họ Hứa (trước năm 1975) và nhiều bộ phim sau năm 1975 là “Cho đến bao giờ”, “Mùa nước nổi”, “Con thú tật nguyền”, “Nơi bình yên chim hót”… Năm 1987, bà thủ diễn vai bà Hai Lành trong bộ phim Phù sa. Một năm sau, bà bị bệnh đột ngột, qua đời vào ngày mồng 8 tháng Chạp năm Đinh Mão (năm 1988). Thi hài nữ nghệ sĩ tài hoa được gia đình đưa về an táng tại nơi bà ra đời hơn 80 năm trước.

Theo ông Thái Thanh Sang, các con cháu của Bà Năm Sa Đéc ngày nay không có ai nối nghiệp của bà. Căn nhà to rộng, cổ kính với 3 gian, 2 chái xây trên khu đất rộng cạnh con đường nhỏ Cái Bè - Cai Khoa của cụ Cả Tam không còn, do giặc Tây đốt năm 1954. Hiện mảnh đất rộng hơn 5 công đất do gia đình ông Sang sở hữu, cất nhà, lập vườn trồng xoài cát Hòa Lộc và lo hương khói, mồ mả, giỗ kị cho Bà Năm Sa Đéc cùng các thành viên trong dòng tộc.

Suốt cả một đời hơn 80 năm tại thế, bà Năm Sa Đéc đã sống và cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Nhắc đến Bà Năm Sa Đéc, người dân Sa Đéc và Đồng Tháp rất tự hào vì bà đã góp phần làm rạng danh quê hương.

Nức danh hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc

Về “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc” từng nổi tiếng trên đất Sài Gòn, theo ông Thái Thanh Sang và nhà thơ Trần Minh Tạo, bản thân Bà Năm Sa Đéc và các con, cháu của bà, từ xưa tới nay, không có ai làm nghề bán hủ tiếu hay sản xuất bánh hủ tiếu.

Hủ tiếu bà Năm nức tiếng ở Sa Đéc.

Hủ tiếu bà Năm nức tiếng ở Sa Đéc.

Sở dĩ có tên “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc” là do vào năm 1973, một người con trai của người yêu cũ của bà (quê ở vùng Mỹ Tho, Tiền Giang ngày nay) mở quán bán hủ tiếu tại Sài Gòn. Do hiểu biết, trân trọng mối tình cũ của cha mình và ái mộ tài danh của Bà Năm Sa Đéc, ông này xin làm con nuôi của bà. Sau đó, ông xin được lấy nghệ danh bà đặt tên cho quán hủ tiếu của mình và được bà Năm chấp thuận.

Nhờ tài nghệ chế biến tô hủ tiếu thơm, ngon, hợp khẩu vị với thực khách nên quán “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc” thu hút được nhiều người đến thưởng thức. Từ đó, thương hiệu “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc” vang xa. Sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975), quán “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc” còn bán một thời gian rồi đổi chủ.

Hiện chủ quán “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc”, con nuôi của bà Năm đang định cư ở Thụy Điển và vẫn theo nghề bán hủ tiếu với thương hiệu “Bà Năm Sa Đéc” như xưa. Trong quán có treo hình bà Năm tại một nơi rất trang trọng để tưởng niệm bà.

Nói về hủ tiếu Sa Đéc (chứ không phải tô hủ tiếu), nhà thơ Trần Minh Tạo chia sẻ: Hủ tiếu Sa Đéc nổi danh xưa nay là nổi danh về “sợi bánh hủ tiếu”, được làm ra từ nguyên liệu bột gạo mới của làng nghề làm bột trứ danh Tân Phú Đông (Sa Đéc). Qua bàn tay chế biến của những người thợ lành nghề đã cho ra sản phẩm sợi bánh hủ tiếu đặc trưng của bột Sa Đéc mà không lẫn lộn với hủ tiếu sản xuất nơi khác.

Sợi bánh hủ tiếu Sa Đéc khi chế biến thành tô hủ tiếu, người sành điệu về ẩm thực thưởng thức thấy rất ngon miệng. Bởi sợi bánh mềm, không bở và không dai, vị bánh không chua và không mặn, hương bánh phảng phất mùi thơm của bột gạo.

Vì mến mộ tài năng, đức hạnh của Bà Năm Sa Đéc nên gần đây, có người mở quán hủ tiếu hay lò sản xuất sợi bánh hủ tiếu (không có quan hệ họ tộc gì với bà) đã “mượn” danh tiếng Bà Năm Sa Đéc. Họ đưa làm bảng hiệu cho cơ sở kinh doanh, sản xuất của mình như: Quán “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc”, lò “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc”, Công ty TNHH Thực phẩm Bà Năm Sa Đéc chuyên sản xuất bánh hủ tiếu, bánh phở, mì quảng…

Đọc thêm

Viết tiếp Câu chuyện nỏ Thần An Dương Vương: Giáo sư chế tạo tàu ngầm nổi tiếng thế giới bất ngờ về siêu vũ khí của người Việt cổ

GS.TSKH Vladimir Koroman và Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu tại Văn phòng Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tận mắt xem mũi tên đồng Cổ Loa tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, GS.TSKH Vladimir Koroman - “cha đẻ” của một loạt tàu ngầm nổi tiếng thế giới không giấu được sự ngạc nhiên và xúc động về những mũi tên mà người Việt cổ chế tạo cách đây 2.300 năm không khác gì các mũi tên flechette của không quân trong Thế chiến I và các mũi tên flechette rải từ UAV, drone, máy bay ngày nay…

Những bài ca sống mãi cùng lịch sử

Nhạc sĩ Phạm Tuyên và poster bài hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” một người bạn Mỹ tặng ông. (Ảnh: Lộc Văn).
(PLVN) - Ngay sau thời điểm ngày 30/4/1975 lịch sử, có rất nhiều tác giả với cảm xúc mãnh liệt, dâng trào đã sáng tác các ca khúc để ghi dấu mốc son chói lọi của dân tộc.

Hải Phòng: Khai mạc Liên hoan Du lịch 2024 “Đồ Sơn – Điểm đến 4 mùa”

Chương trình nghệ thuật rực rỡ sắc màu.
(PLVN) - Tối 30/4, tại quảng trường Biển - Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng, quận Đồ Sơn, (TP Hải Phòng) đã tổ chức Khai mạc Liên hoan du lịch 2024 “Đồ Sơn – Điểm đến 4 mùa”. Đây là sự kiện chính trong chuỗi chương trình Liên hoan Du lịch 2024, được quận Đồ Sơn tổ chức từ ngày 27/4 - 4/5 với nhiều hoạt động đa dạng, hấp dẫn.

Mãn nhãn, ấn tượng chung kết Dalat Best Dance Crew 2024

12 nhóm nhảy hội tụ chung kết bảng quốc tế Dalat Best Dance Crew 2024.
(PLVN) - Tối 30/4, các nhóm xuất sắc nhất trong và ngoài nước ở bảng quốc tế Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup chính có cuộc đối đầu đầy kịch tính ở vòng chung kết, đem lại những cung bậc cảm xúc tuyệt vời nhất cho khán giả có mặt tại quảng trường Lâm Viên, TP Đà Lạt (Lâm Đồng).

Việt Nam là đối tác tin cậy, trách nhiệm của UNESCO

Quần thể danh thắng Tràng An từ trên cao. (Ảnh: DLNB)
(PLVN) - Tích cực hội nhập quốc tế trong việc bảo tồn giữ gìn, phát huy giá trị di sản toàn cầu, nhất là đối với UNESCO; quảng bá mạnh mẽ giá trị hình ảnh văn hóa con người thiên nhiên đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Góc khuất sau ánh đèn của “công chúa nhạc pop” Britney Spears

Góc khuất sau ánh đèn của “công chúa nhạc pop” Britney Spears
(PLVN) - Britney Spears, sinh năm 1981, là ca sĩ, nhạc sĩ, vũ công và diễn viên người Mỹ. Cô là biểu tượng nhạc pop từng đạt chứng nhận đa bạch kim và thắng Giải Grammy, là một trong những nghệ sĩ thành công và được yêu thích nhất trong lịch sử ngành công nghiệp âm nhạc với hơn 100 triệu đĩa nhạc được bán ra trên toàn cầu.

Đa sắc màu chung kết Dalat Best Dance Crew 2024

Đa sắc màu chung kết Dalat Best Dance Crew 2024
(PLVN) - Trước sức nóng của hơn 20 nghìn khán giả tại Quảng trường Lâm Viên, 18 đội thi của Bảng phong trào mở rộng Dalat Best Dance Crew 2024 - Hoa Sen Home International Cup đã cho khán giả và ban giám khảo thấy được sự đầu tư chỉn chu từ biên đạo, âm nhạc, trang phục.

Du khách ra đảo Lý Sơn dịp lễ 30/4 và 1/5 tăng cao

Rất đông du khách ra đảo Lý Sơn dịp lễ 30/4 và 1/5.
(PLVN) - Ngày 29/4, bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, từ ngày 22/4 đến 29/4, Lý Sơn đã đón 16 nghìn lượt du khách tham quan. Dự kiến ngày 30/4 và 1/5 thì lượt du khách ra đảo Lý Sơn sẽ tăng cao.