Đi đến cùng ý nghĩa của câu nói “văn hóa còn thì dân tộc còn”

Các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham quan triển lãm trong khuôn khổ Hội nghị.
Các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham quan triển lãm trong khuôn khổ Hội nghị.
(PLVN) - Đây là Hội nghị để nhìn thẳng vào những thiết sót để thống nhất nhận thức, quan điểm, hành động để “chấn hưng văn hóa” như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ khi phát biểu kết luận phiên thảo luận Hội nghị Văn hóa toàn quốc chiều 24/11.

Theo Phó Thủ tướng, đây là Hội nghị mà nhiều năm nay người làm công tác quản lý văn hóa, giới văn nghệ sĩ cũng như đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân trông đợi để nhìn nhận lại vai trò của văn hóa, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng những gì chúng ta đã đạt được trong những năm qua.

Phó Thủ tướng mong rằng sau Hội nghị này, tất cả mọi người, không chỉ những người làm công tác văn hóa mà toàn xã hội, tất cả người dân Việt Nam dù làm gì, ở đâu, tín ngưỡng tôn giáo ở trong nước và nước ngoài đều được truyền cảm hứng, trách nhiệm và niềm tin để cho văn hóa nước nhà phát triển rực rỡ hơn; để đất nước phát triển nhanh, bền vững hơn.

"Chúng ta phải tiếp tục nhận thức về văn hóa. Suy cho cùng, văn hóa còn thì dân tộc còn và từ xưa chúng ta đã nói với nhau, nhưng ít khi nói đến cùng ý nghĩa của điều đó", Phó Thủ tướng đề nghị.

Đề cập đến Chiến lược văn hóa, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đưa ra một số ý kiến mang tính gợi mở. Theo đó, chúng ta cần thực hiện Chiến lược này để góp phần khơi dậy khát vọng trong toàn Nhân dân như Văn kiện Đại hội Đảng và Tổng Bí thư đã nói.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kết luận phiên thảo luận Hội nghị Văn hóa toàn quốc.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kết luận phiên thảo luận Hội nghị Văn hóa toàn quốc.

Bên cạnh đó, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên mới khoa học công nghệ, đã hội nhập trên tinh thần cầu thị như Bác Hồ nói: “Tây phương hay Đông phương cứ cái gì tốt thì ta học”. Nhưng học không phải sao chép nguyên mà học để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam để trau dồi cho nền văn hóa của Việt Nam.

Đồng thời, chúng ta nói rất nhiều về kiến tạo môi trường, ở đây cần nhấn mạnh đến môi trường văn nghệ sĩ không chỉ riêng với văn nghệ sĩ mà là với cả toàn dân, toàn xã hội - đó là môi trường đảm bảo cổ vũ cho sáng tạo.

Đối với xây dựng con người, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ, đã nói đến văn hóa là con người, mà đã nói đến con người thì đầu tiên phải giáo dục, chúng ta đã và đang thực hiện đổi mới giáo dục, giáo dục tương tự như văn hóa, đang gặp những khó khăn đã được nêu lên.

Chúng ta cần cùng ngành Giáo dục thực hiện được bằng được đổi mới căn bản và toàn điện giáo dục trên tinh thần cầu thị và kiên trì. Song song với đó, nói đến xây dựng con người cũng cần nói đến là văn hóa làm gương mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo thường xuyên.

“Lúc đầu tôi vẫn nghĩ, Bác Hồ nói “Cần - Kiệm - Liêm Chính” là cho Đảng viên nhưng thực chất là cho tất cả mọi người. Với cán bộ cần phải thêm chí công vô tư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói làm gương phải từ trên xuống, nhưng với các cán bộ văn hóa là từ trong ra, đầu tiên là cần phải cố gắng phấn đấu thành tấm gương. Tôi mong muốn tất cả cấp các ngành phải bằng hành động cụ thể để chú trọng hơn đến văn hóa”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh./.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.