Quán triệt nghiêm túc quan điểm văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu khắc phục tư tưởng thiên kinh tế, chỉ tập trung cho kinh tế, ít quan tâm đến văn hóa, phải quán triệt nghiêm túc quan điểm văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

Làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ, thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội

Vui mừng, phấn khởi và hào hứng về dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc tổ chức sáng 24/11 tại Hà Nội – nơi hội tụ, kết tinh, tỏa sáng nền văn minh, văn hóa của dân tộc; Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, việc tổ chức Hội nghị này là việc làm rất có ý nghĩa về nhiều phương diện mà trong đó là cùng với nhiều ngành quán triệt sâu sắc, triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng một cách đồng bộ theo tinh thần “tiền hô hậu ủng”, dọc ngang thông suốt, trên dưới đồng lòng.

Cho biết văn hóa là một phạm trù rất rộng, có khoảng 200 định nghĩa văn hóa trên thế giới, nhưng theo Tổng Bí thư, chung quy có thể hiểu theo 2 nghĩa rộng và nghĩa hẹp: nghĩa rộng là trình độ phát triển về tinh thần và vật chất của nhân loại trong mỗi một giai đoạn lịch sự nhất định; nghĩa hẹp là những hoạt động tinh thần của một xã hội gồm giáo dục, khoa học, văn học, nghệ thuật, đạo đức, lối sống, cách cư xử, cách ứng xử giữa người với người.

Còn văn hóa chúng ta bàn ở đây là theo nghĩa hẹp nhưng dù theo nghĩa rộng hay theo nghĩa hẹp thì khi nói đến văn hóa là nói đến những điều tinh hoa, tinh túy nhất, được trưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân tình, tiến bộ. Hạnh phúc của con người không phải chỉ nhiều tiền lắm của, ăn ngon mặc đẹp mà còn là sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng.

Lịch sử 4.000 năm thăng trầm của Việt Nam đã tích lũy, tạo ra, phát huy nhiều giá trị bản sắc riêng của dân tộc, làm nên hồn cốt của dân tộc, mất văn hóa là mất dân tộc. Đồng thời, tiếp thu, đóng góp vào nền văn hóa chung của nhân loại.

Nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hóa, ngay từ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng năm 1930, Đảng ta đã đề cập đến vấn đề phải phát triển văn hóa của dân tộc và năm 1943 đã có Đề cương văn hóa Việt Nam. Đề cương đã chỉ rõ mặt trận văn hóa là 1 trong 3 mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa và chủ trương phát triển văn hóa theo 3 hướng dân tộc, khoa học và đại chúng.

Những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo quan trọng trên đã tạo ra luồng sinh khí mới để tập hợp đội ngũ trí thức văn nghệ sỹ, tập hợp nhân dân phát huy vai trò của văn hóa, khơi dậy khát vọng của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, chuẩn bị tinh thần và lực lượng cho Cách mạng tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á năm 1945.

Tổng Bí thư cũng ôn lại nhiều chặng đường phát triển của văn hóa Việt Nam trong cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp; trong thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giành thống nhất nước nhà; trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; trong xây dựng, phát triển đất nước sau ngày thống nhất đến nay và những quan điểm, chủ trương của Đảng về văn hóa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người chiến sỹ lỗi lạc của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế mà còn là nhà văn hóa kiệt xuất, được phong tặng danh hiệu vẻ vang Danh nhân văn hóa thế giới (đến nay, chúng ta có 5 Danh nhân văn hóa thế giới khác là Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu và Hồ Xuân Hương).

Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra tại Hội trường Diên Hồng, Hà Nội.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra tại Hội trường Diên Hồng, Hà Nội.

Từ khi đất nước đổi mới năm 1986 đến nay, Đảng ta đã có nhiều chỉ thị, quyết định, nghị quyết quan trọng để tập trung xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ mới. Đảng ta đã ban hành Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 khóa XIII năm 1998 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đảng đã chọn 8 lĩnh vực để tập trung chỉ đạo, trong đó quan trọng nhất là xây dựng con người với trọng tâm là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.

Điểm lại nội dung của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và Cương lĩnh sửa đổi, bổ sung phát triển năm 2001 về văn hóa, Tổng Bí thư nhấn mạnh mục tiêu làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ, thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển.

Với Nghị quyết số 33 của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI năm 2014, về mục tiêu chung, Đảng ta chỉ rõ xây dựng nền văn hóa Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến Chân – Thiện – Mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, tính nhân văn, dân chủ và khoa học, làm cho văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững, bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đảng ta nhấn mạnh văn hóa phải đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội, đặc trưng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam là dân tộc, nhân văn và khoa học, nhấn mạnh trọng tâm của xây dựng văn hóa là xây dựng con người, con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, có năng lực.

Nhiệm vụ mới trong Nghị quyết là xây dựng văn hóa trong chính trị, kinh tế, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, hoàn thiện thị trường văn hóa…

Theo Tổng Bí thư, điểm lại như trên là để khẳng định từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn coi trọng vai trò của văn hóa, hết sức quan tâm xây dựng văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc nhất là trong thời kỳ quá độ, nhận thức của Đảng về văn hóa ngày càng toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn, mà sâu sắc, ngắn gọn như Bác Hồ đã nói là “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.

Phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể thụ hưởng văn hóa là nhân dân

Nêu bật yêu cầu nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Tổng Bí thư nhấn mạnh những nhiệm vụ cần triển khai thời gian tới với tầm nhìn đến năm 2045 trong bối cảnh thế giới và trong nước đều có những diễn biến phức tạp nhất định. Tuy nhiên, dù rất khiêm tốn nhưng có thể khẳng định đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như hiện nay, là lợi thế cực kỳ to lớn để chúng ta có niềm tự hào dân tộc, quyết tâm đổi mới và chấn hưng văn hóa Việt Nam.

Theo đó, để triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về văn hóa, cần khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc, phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến của mọi người Việt Nam, tạo nguồn lực nội sinh, động lực đột phá để phát triển đất nước đến năm 2045.

Đảng ủy Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị tại điểm cầu Bộ Tư pháp, gồm Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Mai Lương Khôi, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Nguyễn Kim Tinh và đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ

Đảng ủy Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị tại điểm cầu Bộ Tư pháp, gồm Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Mai Lương Khôi, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Nguyễn Kim Tinh và đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ

Xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển hội nhập với những giá trị phù hợp gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị của quốc gia, dân tộc, kết hợp nhuần nhuyễn giá trị truyền thống với giá trị thời đại, yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương và sáng tạo.

Phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh gắn liền với đấu tranh quyết liệt với cái xấu, cái ác, phi văn hóa, phản văn hóa, bảo vệ những giá trị Chân – Thiện – Mỹ, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, vui tươi, hạnh phúc.

Phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể thụ hưởng văn hóa là nhân dân, tôn trọng và bảo vệ sự biểu đạt đa dạng văn hóa của người dân tộc, các dân tộc, các vùng miền, phát triển các phong trào văn hóa sâu rộng, thực chất, cải thiện điều kiện, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Đề cao, phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ trí thức văn nghệ sỹ, của những người làm công tác văn hóa.

Chú trọng xây dựng đảng và hệ thống chính trị về văn hóa, về đạo đức, kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực để hệ thống chính trị nước ta thực sự văn minh, đạo đức, tiêu biểu cho lương tri, phẩm giá con người Việt Nam, xây dựng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý, phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu.

Xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số, công dân số làm cho văn hóa thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4, xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh

Về giải pháp, theo Tổng Bí thư trước hết là tiếp tục nâng cao nhận thức và năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, đáp ứng yêu cầu xây dựng văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp phải nhận thức sâu sắc, quán triệt đầy đủ các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng về văn hóa, trên cơ sở đó xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện, huy động tối đa các nguồn lực, khắc phục tư tưởng thiên kinh tế, chỉ tập trung cho kinh tế, ít quan tâm đến văn hóa, phải quán triệt nghiêm túc quan điểm văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

“Đây là quan điểm chỉ đạo rất cơ bản, cần phải được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, quyết liệt trong nhiệm vụ của các ngành, các cấp”, Tổng Bí thư lưu ý.

Về công tác quản lý nhà nước, cần sớm khắc phục tình trạng chậm thể chế hóa đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng thành luật pháp và các chính sách cụ thể, khả thi về phát triển văn hóa, xây dựng con người. Đẩy mạnh sắp xếp lại tổ chức bộ máy quản lý văn hóa từ Trung ương đến cơ sở, xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách phù hợp, chú ý đến đặc thù của hoạt động văn học nghệ thuật.

Nâng đầu tư hợp lý cho văn hóa. Trong đa dạng hóa các hoạt động văn hóa thì cần chú trọng dòng chủ lưu của văn hóa cách mạng làm nòng cốt dẫn dắt, truyền cảm hứng trong bồi dưỡng tư tưởng, tâm hồn, tình cảm trong sáng, lành mạnh, góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội...

Tự hào, biểu dương về những đóng góp to lớn của văn hóa vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, những thành tựu nổi bật của văn hóa trong đời sống xã hội, Tổng Bí thư cũng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, tồn tại, bất cập, yếu kém của lĩnh vực văn hóa và phân tích của nguyên nhân để tìm cách khắc phục.

Trong đó, nổi bật là văn hóa chưa được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc, chưa được quan tâm một cách đầy đủ, tương xứng với kinh tế, chính trị, chưa thực sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước, vai trò của văn hóa mới nặng về chức năng giải trí, chưa nhận ra đây là kênh giáo dục con người, nâng cao phẩm chất, đạo đức, lối sống.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa còn lúng túng, chậm trễ; đầu tư cho văn hóa chưa đúng mức, còn dàn trải, chất lượng chưa cao, thiếu tác phẩm văn hóa tầm cỡ. Sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền còn lớn, nhiều di sản văn hóa xuống chấp, mai một, thậm chí có thể bị tiêu vong…

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.