Dĩ An với khát vọng xây dựng thành phố loại I

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau 4 năm được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là thành phố loại II, Dĩ An xuất phát điểm từ một huyện đô thị loại III của tỉnh Bình Dương, đã chuyển mình đi lên mạnh mẽ. Với lợi thế nằm ở cửa ngõ TP HCM, Dĩ An đang nỗ lực xây dựng để trở thành thành phố là đô thị loại I xứng tầm vị thế.

Mốc son tự hào

Ông Phạm Văn Bảy - Phó Chủ tịch UBND TP Dĩ An cho biết, ngày 23/7/1999 huyện Dĩ An (nay là TP Dĩ An) được tái lập theo Nghị định số 58 của Chính phủ trên cơ sở tách ra từ huyện Thuận An.

Qua từng giai đoạn, từng thời kỳ, dưới sự quan tâm tạo điều kiện của tỉnh Bình Dương, sự đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Dĩ An đi cùng các quyết sách đúng đắn, kịp thời, định hướng mang tính tầm nhìn, chiến lược, Dĩ An đã không ngừng phát triển mạnh mẽ: từ một địa bàn thuần nông, Dĩ An hôm nay đã là đô thị loại 2 và đang từng bước hoàn thiện để thực hiện mục tiêu trở thành đô thị loại 1.

TP Dĩ An đang nỗ lực xây dựng để trở thành thành phố là đô thị loại I

TP Dĩ An đang nỗ lực xây dựng để trở thành thành phố là đô thị loại I

Dù chỉ là một thành phố trẻ trực thuộc tỉnh, nhưng sau ¼ thế kỷ chung sức, đồng lòng, Dĩ An đang có nhiều lợi thế để phát triển về phía trước. TP Dĩ An có diện tích tự nhiên 6.010ha với 7 phường, dân số hiện tại hơn 500 nghìn người.

Là thành phố có vị trí nằm ở Trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh với hệ thống hạ tầng phát triển, là cửa ngõ quan trọng để đi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía bắc và khu vực Đông Nam Bộ. TP Dĩ An hiện có 6 khu và 1 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 829 ha, thu hút 245.000 lao động.

Hoạt động thương mại-dịch vụ của Dĩ An những năm gần đây liên tục phát triển và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ hàng hóa của thành phố đạt hơn 132 nghìn tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 136 nghìn tỷ đồng; thu ngân sách hơn 3.700 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người gấp 1,66 lần so với mức bình quân cả nước...

Chủ tịch UBND TP Dĩ An - Võ Văn Hồng cho biết, sự phát triển của Dĩ An qua các thời kỳ với những thành tựu nổi bật, cũng là mốc son đáng tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố.

Đặc biệt, hạ tầng đô thị của thành phố ngày càng khang trang, hiện đại, 100% các tuyến đường do thành phố quản lý được nhựa hóa, có hệ thống thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, vỉa hè. Hệ thống hạ tầng xã hội của thành phố luôn được chú trọng, chất lượng giáo dục đào tạo trên địa bàn luôn quan tâm ưu tiên đầu tư, các thiết chế văn hóa luôn được cải thiện...

Định hướng phát triển đô thị theo chiều sâu

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, Dĩ An nằm ở khu vực trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp ranh với TP Thuận An, TP Biên Hòa (Đồng Nai) và TP Thủ Đức (TP HCM). Dĩ An có vị trí thuận lợi tại giao điểm các trục hành lang kinh tế quan trọng như: hành lang kinh tế động lực Bắc - Nam (gắn với Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam), hành lang kinh tế động lực Đông Tây kết nối cửa khẩu quốc tế Mộc Bài - Quốc lộ 22; đường vành đai qua TP HCM đến nhóm cảng hàng hóa đường thủy Hồ Chí Minh.

Do đó, Dĩ An cần phát triển đô thị theo chiều sâu, để giảm tải cho TP HCM và trở thành vùng đô thị quan trọng cho cả vùng. Tại Dĩ An, công nghiệp là ngành đóng góp phần lớn vào ngân sách hàng năm. Chỉ tính trong năm 2022, giá trị sản xuất công nghiệp thành phố đạt 136 nghìn tỷ đồng, trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng gần 52%, khu vực ngoài quốc doanh chiếm hơn 48,3%, khu vực quốc doanh chiếm 0,17%.

Tầm nhìn đến 2050, Dĩ An nằm trong cụm đô thị động lực số 1 của Bình Dương (gồm TP Thuận An và TP Dĩ An)

Tầm nhìn đến 2050, Dĩ An nằm trong cụm đô thị động lực số 1 của Bình Dương (gồm TP Thuận An và TP Dĩ An)

Trong chương trình phát triển Dĩ An theo chiều sâu, lãnh đạo TP Dĩ An đã xem xét các thách thức, thời cơ và cơ hội phát triển thành phố trong bối cảnh phát triển của tỉnh Bình Dương, vùng TP HCM, vùng Đông Nam Bộ, triển khai xây dựng, kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và không gian đô thị đồng bộ.

Ưu tiên đầu tư các công trình trọng điểm trên các lĩnh vực cảnh quan đô thị, nhà ở công nhân, nhà ở xã hội, nâng cấp bổ sung các công trình công cộng đô thị, xử lý môi trường rác thải, nước thải... thực hiện tốt công tác quản lý xây dựng theo quy định quản lý theo quy hoạch và quy chế quản lý kiến trúc đô thị trên địa bàn hướng tới một đô thị văn minh, hiện đại.

Cùng với quy hoạch kiến trúc cảnh quan đô thị, thành phố tập trung cải tạo, xây dựng các trục giao thông chính, các công trình dịch vụ, nhà ở công nhân, nhà ở xã hội, chung cư cao tầng, đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng đô thị: thoát nước điện chiếu sáng, cây xanh, xử lý ngập úng...

Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, chương trình phát triển Dĩ An từ nay đến 2030, tầm nhìn đến 2050, Dĩ An nằm trong cụm đô thị động lực số 1 của Bình Dương (gồm TP Thuận An và TP Dĩ An), thực hiện tái thiết, cải tạo đô thị; di dời các cơ sở sản xuất, công nghiệp lạc hậu, ô nhiễm môi trường lên phía Bắc của tỉnh. Sử dụng các dư địa không gian cho mô hình đô thị mới theo định hướng TOD và bổ sung các hạ tầng xã hội để đưa Dĩ An trở thành đô thị hiện đại, chất lượng sống cao.

Trong đó, kết hợp với TP Tân Uyên, TP Thủ Dầu Một, TP Thuận An để trở thành cụm động lực là dịch vụ mới, tạo dư địa để từng bước tái phát triển khu vực đô thị hiện hữu, dịch chuyển các hoạt động logistics Vùng lên khu vực dọc Vành đai 4 - vùng TP HCM. Về phương án quy hoạch hệ thống đô thị, đến năm 2030, có 3 đô thị đạt tiêu chí đô thị loại I (TP Thủ Dầu Một, TP Dĩ An, TP Thuận An).

Phát triển các không gian động lực

Theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ, quy hoạch TP Dĩ An sẽ theo nhịp phát triển không gian đô thị Bình Dương gắn với vùng đô thị trung tâm TP HCM theo mô hình vùng đô thị với khung cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, chuyển đổi thành các trung tâm dịch vụ cấp Vùng về thương mại và dịch vụ logistics.

Giai đoạn 2031-2050, hoàn thiện đầu tư hạ tầng, lấp đầy các khu công nghiệp (KCN) đã được thành lập, bổ sung 5-6 KCN mới, nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi toàn bộ hoặc chuyển đổi một phần 7 KCN (Bình An, Tân Đông Hiệp A, Tân Đông Hiệp B, Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Đồng An, Việt Hương) tại 2 TP Dĩ An và Thuận An nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Vùng đô thị phía Nam (gồm TP Dĩ An và TP Thuận An; quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 1,45-1,73 triệu người; diện tích tự nhiên khoảng 143,76km2), khu vực tái phát triển đô thị gắn với TP HCM, là trung tâm động lực tổng hợp đa ngành của tỉnh Bình Dương, tập trung phát triển dịch vụ, công nghiệp, công nghệ cao, đào tạo...

Tin cùng chuyên mục

Tín dụng chính sách - Động lực giúp người dân cao nguyên Gia Lai thoát nghèo bền vững

Tín dụng chính sách - Động lực giúp người dân cao nguyên Gia Lai thoát nghèo bền vững

(PLVN) -  Sau 22 năm ròng rã, đến ngày 30/11 vừa qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Gia Lai đã đạt dư nợ gần 7.500 tỷ đồng, đưa dòng vốn ưu đãi của Nhà nước về khắp thôn làng, đến từng hộ nghèo, từng gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn trên một địa bàn rộng lớn hơn 15 nghìn km2 ở phía Bắc cao nguyên miền Trung.

Đọc thêm

Bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân ở Bình Định

Đại tá Nguyễn Văn Thành trao bảng biểu trưng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho vợ chồng ông Bản.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Quảng Ninh hội thảo thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản

Quang cảnh buổi hội thảo
(PLVN) - Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

Bài học từ quan điểm "trọng tâm, trọng điểm" trong đầu tư công

 Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung kiểm tra tiến độ dự án đường giao thông trọng điểm
(PLVN) - Quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc bố trí vốn có trọng tâm, trọng điểm, việc triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Nghệ An đã khắc phục triệt để tình trạng bố trí vốn dàn trải, manh mún. Nhờ những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, đến nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Nghệ An đạt khá cao, phấn đấu hết năm 2024 đạt trên 97%.

Nghệ An: Hiện thực hóa kỳ vọng từ chiến lược đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư

Đại lộ Vinh – Cửa Lò được hoàn thành đưa vào sử dụng thành một biểu tượng mới cho thành phố Vinh.
(PLVN) - Trong bối cảnh nhu cầu nguồn lực để đầu tư phát triển là rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng lại hữu hạn, Nghệ An đang áp dụng cách tiếp cận mới để khai thông các điểm nghẽn. Phương châm “Trọng tâm, trọng điểm” lấy nội lực làm căn bản, ngoại lực là quan trọng, kết hợp chặt chẽ nội lực với ngoại lực, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, đã giúp tối ưu nguồn lực và đạt được những kết quả ấn tượng.

Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại tại Hải Dương

: Các đại biểu tham dự Đại hội
(PLVN) - Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương đề nghị Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh cần phát huy tinh thần “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả" trong triển khai các hoạt động đối ngoại nhân dân. Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại...

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể
(PLVN) -  Ngày 20/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (Nghị quyết 02), tổng kết hoạt động công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng nêu gương, dẫn dắt xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Đồng chí Nguyễn Văn Dưỡng (thứ 2 từ phải sang) trao đổi công việc, giao nhiệm vụ cho cán bộ.
(PLVN) - Trên cương vị Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Lắk , tỉnh Đắk Lắk, Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng không chỉ tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ mọi mặt mà luôn sâu sát, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ huy, hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS, QP) với nhiều thành tích nổi bật, được cấp ủy, chính quyền, đồng đội tín nhiệm, đánh giá cao.