Dệt may Việt Nam trên đà trở lại thời hoàng kim

Dệt may Việt Nam trên đà trở lại thời hoàng kim
(PLO) - Với kỳ vọng mới vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ngành dệt may Việt Nam đang quyết tâm trở lại thời hoàng kim - khi mà tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mỗi năm đều ở mức 2 con số.

Lấy lại mức tăng trưởng 2 con số

Khoảng 10 năm về trước, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng từ 12-15% mỗi năm, nhưng sau đó là một giai đoạn giảm tốc kéo dài. Đến năm 2017, chỉ dấu tích cực đã quay lại khi kim ngạch xuất khẩu tiến dần tới mức tăng trưởng 2 con số (9,8%).

Theo dự báo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), năm 2018 tình hình xuất khẩu toàn ngành rất khả quan, dự kiến tăng trưởng ít nhất là 10% so với năm 2017. Đơn hàng tại nhiều doanh nghiệp (DN) hiện đã kín lịch sản xuất cho cả năm.

Không thể phủ nhận rằng hiện tượng này phần nào xuất phát từ sự hồi phục của nhu cầu thế giới, nhưng có thể thấy chính sự cải tổ và đầu tư của DN toàn ngành lẫn động thái hỗ trợ của Chính phủ trên các phương diện xúc tiến thương mại, ngoại giao và là lực đẩy quan trọng để hàng dệt may Việt Nam mở rộng thị trường.

“Các chuyến thăm và làm việc suốt thời gian qua của Thủ tướng Chính phủ đến các đối tác thương mại lớn của Việt Nam, trong đó có Australia đã thực sự tạo động lực và điều kiện tốt hơn cho giao thương nói chung, và giao thương của ngành dệt may nói riêng”, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) nhận định.

Tỉ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu dệt may từ mức chỉ 30-40% trong giai đoạn trước đây, nay đã lên đến 50-60%. Một trong những gương mặt đại diện của dệt may Việt Nam - Tập đoàn Vinatex - đang dần khép kín chuỗi cung ứng với nhiều nhà máy sợi, vải, may mặc. Đây cũng là nơi được cho là đang có tỷ lệ nội địa hóa dẫn đầu toàn ngành. Cuộc “hồi sinh” của Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ dù mới chỉ bắt đầu sau một giai đoạn sản xuất kinh doanh đình đốn, nhưng sự tái khởi động ấy được kỳ vọng sẽ giải quyết phần nào nhu cầu nguyên liệu xơ sợi cho toàn ngành.

Mở rộng thị trường mới

Cùng với Hiệp định CPTPP, cuộc chinh phục và mở rộng thị trường của hàng dệt may Việt Nam đã đặt ra nhiều đòi hỏi khiến DN phải thay đổi để tồn tại và phát triển. Đặc biệt, quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” đang là động lực chuyển mình đối với ngành sợi Việt Nam. Nhiều nhà máy lớn của cả DN nội địa lẫn FDI lần lượt “ra lò” với quy mô hàng triệu cọc sợi.

Không chỉ thế, CPTPP còn là động lực thúc đẩy cải cách thể chế cho DN nói chung và DN dệt may nói riêng. Người đại diện VITAS tin rằng với sự tham vấn từ các Hội nghề nghiệp, nhiều quy định pháp lý gây cản trở cho hoạt động xuất nhập khẩu sẽ được điều chỉnh. Trong đó có các chính sách về thương mại, lao động, môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính.

“Vừa rồi Bộ Công Thương ra quy định yêu cầu công bố hợp quy cho vải sử dụng trong nước liên quan đến hàm lượng formaldehyde, dự kiến đầu tháng 5/2018 có hiệu lực. Tuy nhiên, sau khi tham vấn tình hình thực tế của ngành dệt may, Bộ đã đồng ý hoãn thời gian có hiệu lực của quy định trên đến đầu năm 2019 để DN có thêm thời gian chuẩn bị quy trình và hồ sơ công bố cho các sản phẩm của mình”, Phó Tổng Thư ký VITAS Nguyễn Thị Tuyết Mai cho hay.

Hiện Việt Nam đã tạo thuận lợi thương mại cho DN nói chung thông qua chương trình cho phép DN tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, trước tiên là trong ASEAN - nơi đang thực thi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Sau đó là tới các hiệp định thương mại tự do khác, trong đó có CPTPP.

“Đầu tháng 6 tới, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cùng VITAS và Trường Đại học Nguyễn Tất Thành sẽ mở lớp đào tạo quy trình tự chứng nhận xuất xứ cho các DN”, bà Mai thông tin thêm.

Vươn tới thị trường Australia

Cuộc chiếm lĩnh thị trường Australia của VITAS đã khởi động khi Hiệp hội liên tục đưa nhiều đoàn DN dệt may Việt Nam tham gia các hội chợ chuyên ngành tại Australia để phô diễn năng lực sản xuất. Ở chiều ngược lại, thương nhân Australia cũng được mời tới các sự kiện giao thương với DN Việt Nam - nơi nhiều DN Việt đang tìm kiếm nguồn cung nguyên phụ liệu dệt may.

Bà Nguyễn Thị Hoa, Giám đốc Kinh doanh Công ty Đà Lạt Apex tin tưởng: “Dù không thể tự xây dựng nhà máy có thể đảm đương mọi khâu để tuân thủ quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” nhưng tôi tự tin Apex có thể tìm được các nhà cung cấp từ những thành viên trong CPTPP. Chúng tôi cũng đã có ISO 9001-2015, sẵn sàng đáp ứng các tiêu chí kiểm tra của đối tác nhập khẩu”.

Những “liên minh” lập thành chuỗi cung ứng cũng đang dần hình thành ngay trong lòng VITAS. Trong đó, đáng chú ý là “Ủy ban Denim” với hệ thống các nhà cung cấp liên kết chặt chẽ với nhau trong chuỗi giá trị xuyên suốt “từ sợi cho đến hàng dệt may denim thành phẩm”. Và cũng có những nhà máy ở phía bắc - ví dụ như Tập đoàn May mặc TAL chuyên sản xuất đồng phục - đã trang bị công nghệ quét hiện đại, có thể lấy số đo của từng khách hàng trong tích tắc nhằm tối ưu hóa năng suất lao động; Hay nhờ áp dụng quy trình sản xuất tinh gọn (LEAN Manufacturing), hiện nay Việt Tiến đã có thể rút ngắn thời gian sản xuất một chiếc áo sơ mi, từ lúc bán thành phẩm đến lúc hoàn thành chỉ còn mất vài phút.

Thay cho những tài liệu của Tham tán thương mại Việt Nam tại Australia từ năm 2014, VITAS cũng cho hay sẽ biên soạn các hướng dẫn cập nhật nhất cho DN để thâm nhập sâu hơn vào thị trường này. Cùng với đó là động thái “bắt tay” với Hiệp hội Logistics Việt Nam để rút ngắn khâu vận chuyển hàng hóa nhằm đáp ứng xu thế “thời trang nhanh” (fast fashion) đang nở rộ trên khắp thế giới với chủ trương hàng may mặc chỉ nằm trên kệ không quá 2-3 tuần.

Dù đã vào TOP 3 các nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Australia (sau Trung Quốc và Bangladesh) nhưng Việt Nam hoàn toàn có thể giành được vị trí thứ 2 từ Bangladesh nếu các DN biết triệt để tận dụng ưu đãi từ các hiệp định tự do thương mại và thực sự chịu “chuyển mình”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc

Toàn cảnh diễn đàn.
(PLVN) - Chiều 6/12, Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình và các đơn vị liên quan phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc”.