Dệt May “đua nước rút” cán đích 15 tỷ USD

Mục tiêu của ngành Dệt May VN năm 2012 là 15 tỷ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu Dệt May Việt Nam đã đạt 11,14 tỷ USD. Do đó, chỉ còn 1 quý nữa để DN “đua nước rút” “cán đích” như dự kiến.

Mục tiêu của ngành Dệt May VN năm 2012 là 15 tỷ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu Dệt May Việt Nam đã đạt 11,14 tỷ USD. Do đó, chỉ còn 1 quý nữa để DN “đua nước rút” “cán đích” như dự kiến.

Nhận diện những cơ hội và thách thức của ngành Dệt May VN qua 9 tháng đầu năm 2012, bà Đặng Phương Dung, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VITAS cho rằng, cả cơ hội và thách thức cho ngành đều ngang nhau. Cơ hội rộng mở nhưng thách thức cũng vô cùng nghiệt ngã.

cc
Cơ hội rộng mở nhưng thách thức cũng vô cùng nghiệt ngã.
Cơ hội và thách thức

Theo bà Dung, những cơ hội thấy được của ngành được thể hiện qua các số liệu phát triển của ngành trong những tháng vừa qua của năm 2012. Theo đó, mặc dù kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, bất ổn và các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, khối Eurozones và Trung Quốc đều có tốc độ tăng trưởng chậm lại, mặt khác ở trong nước thì nền kinh tế VN cũng không nằm ngoài vòng xoáy khó khăn của kinh tế thế giới, thế nhưng trong 9 tháng đầu năm 2012, các giải pháp vĩ mô đều đã phát huy hiệu quả, kinh tế có chuyển biến tích cực. Khả quan nhất là trong bối cảnh đó, các thị trường nhập khẩu chính sản phẩm Dệt May của VN đều có tăng trưởng và không hề thụt lùi.

Thống kê các thị trường nhập khẩu dệt may chính của Hoa Kỳ thì VN vẫn nằm trong top 3 xuất khẩu dệt may, chỉ sau thế giới và Trung Quốc với kết quả ước 8 tháng đầu năm 2012 đạt 4,97 tỷ USD, thay đổi 4,85% so với cùng kỳ năm trước. Tại thị trường nhập khẩu Dệt May chính tại Nhật Bản, Việt Nam đứng thứ 4 với 1.068 triệu USD đã xuất trong 7 tháng đầu năm 2012, tăng gần 200 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam cũng tiếp tục có mặt trong top 4 thị trường nhập khẩu Dệt May chính tại Hàn Quốc với 895 triệu USD trong 8 tháng đầu năm 2012, nhích tăng 6 triệu USD so với cùng kỳ của 2011. 

Như vậy, VN chỉ không có mặt trong top 5 các thị trường đứng đầu nhập khẩu Dệt May vào EU và chưa sánh được với Trung Quốc, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỹ hay Ấn Độ. Trong trường hợp VN “đánh” được vào thị trường khó tính này và nắm giữ thị phần lớn, đây vẫn sẽ là một thị trường rất tiềm năng cho ngành Dệt May của VN.

Bên cạnh những cơ hội thấy được của ngành là khá nhiều thách thức. Đáng chú là ngoài các thách thức thường trực trong giai đoạn hiện nay và đe dọa chung các DN xuất khẩu với mấu chốt là sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến các đơn hàng và giá cả của đơn hàng từ các thị trường xuất khẩu chính của ngành như Mỹ, EU, Nhật Bản đều giảm thấp, còn có những thách thức về đầu vào nguyên phụ liệu không ổn định, giá nhiên liệu xăng dầu liên tục biến động khiến cước vận chuyển hàng hóa tăng nhanh. Ngoài ra, ngành Dệt May còn chịu những cạnh tranh gay gắt từ những “con hổ mới” như Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh…

Mặt khác, những thách thức về nội tại của ngành như cạnh tranh quốc gia còn yếu, quy tắc xuất xứ nghiêm ngặt, lạm phát, lãi suất ngân hàng cao và các chi phí khác của DN đang trên đà tăng theo mức lương tối thiểu và giá cả sinh hoạt của công nhân khiến các lợi thế về lao động giá rẻ không còn là ưu thế nổi trội của Việt Nam.

Ngoài ra, hạn chế về năng lực làm, thiết kế trong ngành khiến giá trị gia tăng và lợi nhuận của DN Dệt May thấp, toàn ngành chưa phát triển đáp ứng nhu cầu cao cho may xuất khẩu, đặc biệt là khâu nhuộm và hoàn tất cũng như DN VN kém thích ứng linh hoạt…Tất cả những khó khăn và thách thức này đều hạn chế năng lực cạnh tranh và “kìm chân” DN Dệt May Việt Nam. 

Đi tìm giải pháp

Trên cơ sở phân tích những khó khăn, bà Dung khẳng định, VITAS đã có các kiến nghị lên Chính Phủ và định hướng hướng đi cho ngành theo các ý chính: 1, Về phía Chính Phủ cần có chiến lược phát triển ngành Dệt May rõ ràng. 2, Tăng cường tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, bao gồm các yếu tố pháp lý, chính sách, hạ tầng, năng lượng, thủ tục hành chính…3, Hỗ trợ mở rộng và đa dạng hóa thị trường thông qua đàm phán ký kết các FTA, TTP, các chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia.

Kèm theo đó là 9 hướng đi cho ngành Dệt May VN, bao gồm: 1, Định hướng đầu tư vào dệt, nhuộm và hoàn tất. 2, Các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của toàn ngành và của từng doanh nghiệp. 3,Phát triển cụm công nghiệp hướng theo chuỗi giá trị. 4, Phát triển ngành và thiết kế thời trang. 5,Phát triển thương mại điện tử. 6, Đẩy mạnh nghiên cứu – Phát triển. 7, Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực. 8, Thúc đẩy hợp tác khu vực, quốc tế và 9, Nâng cao vai trò của Hiệp hội.

Về phía Ngân hàng BIDV, gánh vác sứ mệnh chia sẻ khó khăn, kinh nghiệm và cơ hội kinh doanh cùng khách hàng, BDV đã thiết kế gói giải pháp “Tài trợ DN ngành Dệt May”, theo hướng cho vay đầu tư dự án và cho vay vốn lưu động làm sản phẩm gốc, từ đó, tạo điều kiện mở rộng cung cấp giải pháp tài chính toàn diện, trọn gói không chỉ cho DN mà còn cho cả người lao động và các đối tác phân phối của DN, với cơ chế giá, điều kiện cung cấp tín dụng và điều khoản sử dụng dịch vụ thông thoáng, dựa trên 6 nhóm sản phẩm chính là bảo hiểm, bảo lãnh tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại hối và phái sinh, tiền gửi và quản lý dòng tiền, chứng khoán và tài chính dịch vụ cá nhân. 

Ông Đậu Trí Dũng, Phó Giám đốc phụ trách Ban Phát triển sản phẩm và Tài trợ Thương mại BIDV cho biết, hiện BIDV và Tập đoàn Dệt may Vinatex đã có hợp đồng hợp tác toàn diện với các nội dung: 1, Về ngoại tệ, BIDV hỗ trợ nguồn thanh toán nhập khẩu thiết bị, tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài. 2, Về tín dụng, BIDV đáp ứng 30% nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các dự án trong và ngoài nước giai đoạn 2012-2015. Hạn mức của gói hỗ trợ cho vay ngắn hạn đạt trị giá 3.000 tỷ đồng và cho vay dài hạn là 2.000 tỷ đồng. 3, Về dịch vụ, BIDV cung cấp dịch vụ lãi suất tiền gửi hấp dẫn, lãi suất cho vay ưu đãi, giảm 20% phí dịch vụ ngân hàng và tư vấn quản lý dòng tiền hiệu quả. 

Nhiều DN Dệt May cũng bày tỏ sự quan tâm tới công cụ tìm kiếm Hoover mà Công ty Dun&Bradstreet đưa ra. Hoover là cơ sở dữ liệu thông tin toàn diện về các công ty với hơn 89 triệu hồ sơ mà chỉ cần quyền truy cập, DN có thể tìm kiếm, kiểm tra được thông tin của 1 công ty bất kỳ để hiểu rõ đối tác hoặc có thể tạo ra danh sách đối tác khách hàng tiềm năng với 45 tiêu chí tìm kiếm như vị trí địa lý, ngành hoạt động, quy mô doanh số, xuất nhập khẩu, lợi nhuận… 

“Thông tin tài chính và uy tín trong tín dụng từ nguồn do Công ty Dun&Bradstreet cung cấp, thuộc cơ sở dữ liệu của D&B, sẽ là một trong yếu tố quan trọng để quyết định thành bại của DN khi xúc tiến thương mại vào thị trường Hoa Kỳ”, ông Herb Cochran, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại TP.HCM bày tỏ.

Theo bà Đặng Phương Dung, dự báo thị trường Hoa Kỳ có khả năng sẽ khởi sắc hơn trong khi thị trường EU vẫn chững lại. Đây là một dự báo có cơ sở khi mà gói nới lỏng định lượng QE3 tại Hoa Kỳ đang tạo niềm tin cho hầu hết cho các nhà đầu tư quốc tế. Thêm nữa, một tín hiệu về việc các quốc gia, tổ chức đầu tư tiếp tục đổ tiền nắm giữ trái phiếu Chính Phủ Mỹ cho thấy đây vẫn là đất nước có nền kinh tế an toàn. Trong khi đó, tại khu vực châu Á, thị trường nhập khẩu Dệt May Hàn Quốc cũng được dự báo là sẽ khởi sắc hơn Nhật Bản vì những căng thẳng giữa Nhật Bản với Trung Quốc sẽ khiến cho thị trường Dệt May sẽ chịu một phần tác động.

Xem ra, cơ hội “cán đích” của DN Dệt May VN đang phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố khách quan và tác động bên ngoài, ở những thị trường nhập khẩu truyền thống.

P.Nam - T.Như

Tin cùng chuyên mục

Bàn giải pháp nâng tầm chất lượng, sức cạnh tranh của thương hiệu hàng hóa Việt Nam

Bàn giải pháp nâng tầm chất lượng, sức cạnh tranh của thương hiệu hàng hóa Việt Nam

(PLVN) -  Sáng 13/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam cùng các hiệp hội ngành hàng tổ chức Hội thảo “Một số tồn tại, bất cập trong triển khai thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm”.

Đọc thêm

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.