Đền Tranh: Điểm đến tâm linh vào dịp đầu xuân năm mới khi đến với Hải Dương

Đền Tranh ở Ninh Giang (Hải Dương).
Đền Tranh ở Ninh Giang (Hải Dương).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đền Tranh nằm cách trung tâm TP Hải Dương khoảng 30km về phía Nam thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang (Hải Dương). Đây không chỉ là một công trình kiến trúc mang đậm nét đặc trưng của văn hoá đền, chùa Việt mà còn là nơi có tín ngưỡng tâm linh độc đáo, nổi tiếng khắp vùng.

Đền Tranh hay còn gọi là đền Quan lớn Tuần Tranh nằm ở gần bến đò Tranh, tổng Bất Bế, huyện Vĩnh Lại thời Lê và Nguyễn. Nay đền thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

Gắn liền với đền Tranh có rất nhiều truyền thuyết thần kỳ. Nổi bật nhất là truyền thuyết về Quan lớn Tuần Tranh, là người được thờ tự trong đền.

Tương truyền, ngài Tuần Tranh vốn là một vị quan nhà Trần và nhậm chức ở huyện Ninh Giang rồi lên Lạng Sơn đánh giặc. Thời kỳ đó ở bến sông Tranh có hai con rắn dữ thường quấy phá dân lành. Một hôm chúng đã bắt mất người vợ xinh đẹp của quan Tuần Tranh khiến ông khởi kiện đến Long Vương. Hai con rắn bị thua nên phải mang cả dòng họ đi nơi khác, từ đó bến sông Tranh không còn bị hai con rắn quấy phá nữa. Người dân ghi nhớ công ơn của ngài nên đã lập đền thờ tôn quan Tuần Tranh là vị thần để bảo vệ khúc sông, phù hộ cho người dân buôn bán may mắn và qua sông bình an.

Một số hình ảnh ở đền Tranh.

Một số hình ảnh ở đền Tranh.

Hiện chưa có thông tin chính xác về thời gian xây dựng đền Tranh. Nhưng theo các cụ cao niên nơi đây truyền lại thì ngôi đền này vốn được dựng trên ngôi miếu Tranh Giang Đại Vương có từ thời vua Hùng. Đền toạ lạc trên khu đất đẹp có nhiều cây cổ thụ xum xuê và đặc biệt rất linh thiêng nếu cầu đảo khi đi sông nước.

Được biết, qua nhiều lần chuyển dời cùng nhiều lần trùng tu tôn tạo, đền Tranh hiện nay được đánh giá là công trình lớn và là địa điểm tâm linh linh thiêng của người dân Hải Dương nói riêng và du khách thập phương xa gần nói chung. Ngôi đền cổ này không những đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử mà còn là nơi tập trung phong phú, đa dạng về tín ngưỡng dân gian và tích hợp được nét đẹp của văn hoá Việt.

Rất đông người dân đến lễ bái, cầu may tại đền vào dịp đầu xuân năm mới.

Rất đông người dân đến lễ bái, cầu may tại đền vào dịp đầu xuân năm mới.

Căn cứ vào hệ thống bia ký tại đền cho thấy, vào năm 1852 (tức năm Tự Đức thứ 5), đền đã có nhiều người công đức để tôn tạo. Hiện, ngôi đền còn được biết đến là đền Tranh Ninh Giang, đền Ninh Giang hay đền Quan Tuần Tranh.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đền Tranh hiện nay được xây gồm 3 toà: tiền đường, trung từ và hậu cung. Mỗi công trình gồm 7 gian, tổng số là 21 gian. Kiến trúc phỏng theo thời Lê và Nguyễn. Đặc biệt, đền còn bảo lưu được một số cổ vật có giá trị nghệ thuật như tượng Quan lớn Tuần Tranh bằng đồng nặng 200 kg, 4 pho tượng Tứ Trụ bằng đá, bát hương, đỉnh đồng, hạc đồng, cuốn thư, choé sứ…

Ngoài lễ bái, cầu may, người dân có thể đến xin chữ đầu năm.

Ngoài lễ bái, cầu may, người dân có thể đến xin chữ đầu năm.

Trong dân gian vẫn truyền tụng là “đền thiêng lắm, linh ứng lắm, cầu gì được nấy” nên hoà cùng không khí giao thoa của đất trời vào những ngày đầu xuân năm mới, rất nhiều bà con địa phương, du khách thập phương xa gần đã về lễ bái, cầu may rất đông. Đặc biệt vào đúng dịp lễ hội của đền, du khách về trẩy hội nhộn nhịp, đông đúc. Những dịp này, nhiều hàng quán bán đồ lưu niệm, đặc sản của vùng quê Ninh Giang, vùng quê Hải Dương hay những điểm cho chữ đầu xuân cũng xuất hiện náo nhiệt...

Đền có hai lễ hội chính trong năm là hội tháng 2 (kéo dài từ ngày 10 đến ngày 20), trong đó chính là ngày 14/2 tức ngày sinh thần của Quan Tuần Tranh và hội tháng 5 (kéo dài từ ngày 20 đến ngày 26), trong đó hội chính là ngày 25/5 (Âm lịch), tức ngày ngài Quan Tuần Tranh hoá Thánh.

Những ngày này, đền Tranh rất đông du khách đến chiêm bái, thăm quan.

Những ngày này, đền Tranh rất đông du khách đến chiêm bái, thăm quan.

Lễ hội đền Tranh được coi là một trong những lễ hội lớn nhất tại Hải Dương, chính vì vậy có sức hút du khách thập phương về chiêm bái rất đông. Trong khuôn khổ của lễ hội, cũng diễn ra nhiều hoạt động như: hát văn (một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền), đồng thời là hình thức lễ nhạc trong nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng dân gian.

Ngoài ra, còn có nhiều hoạt động khác như, các trò chơi dân gian của phần hội cũng được khôi phục. Các nghi thức lễ rước bộ và nghi thức tế mẫu (nghi lễ tế cung đình) cũng được diễn ra trang trọng bên cạnh như trò chơi dân gian đặc sắc. Trước những giá trị về di tích, văn hoá… vào năm 2009, đền Tranh cũng đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia và ngày càng trở nên nổi tiếng, thu hút hơn.

Tin cùng chuyên mục

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình

(PLVN) - Nếu “Chia sẻ từ trái tim” như một tấm bản đồ giúp ta hiểu được những điều căn bản của đạo Phật, thì “Con đường chuyển hóa” lại giống như một phương tiện giúp mọi người chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, đi đến mục đích cuối cùng là tự do và giải thoát.

Đọc thêm

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Biết từ bỏ là khi tìm thấy sự bình an

Biết từ bỏ là khi tìm thấy sự bình an
(PLVN) - Thay vì mãi chạy theo những điều xa vời, chúng ta nên học cách hài lòng với những gì mình đang có. Biết từ bỏ là khi chúng ta thật sự tìm thấy sự tự do, sự bình an...

Đừng chờ đến ngày mai để nói lời yêu thương

Đừng chờ đến ngày mai để nói lời yêu thương
(PLVN) -  Đừng chờ đến ngày mai để nói lời yêu thương, bởi đôi khi, một phút ngập ngừng cũng có thể là một cơ hội đã vụt mất. Hãy sống như hôm nay là ngày cuối cùng, trân trọng từng khoảnh khắc...

Độc lạ những đám cưới trang trí bằng rau củ quả

Trang trí lễ cưới bằng rau quả tạo nên sự độc đáo, mới lạ.
(PLVN) - Dùng cà chua, ớt chuông, súp lơ, vải thiều để trang trí đám cưới hoặc làm hoa cưới cầm tay... là những cách làm độc đáo mà nhiều cặp đôi lựa chọn áp dụng trong ngày trọng đại của mình. Vừa sáng tạo lại tiết kiệm, những đám cưới độc lạ này nhận được vô vàn lời khen từ cư dân mạng.

Khi vẻ ngoài không thể 'chữa lành' khoảng trống tâm hồn

Giá trị bền vững để giữ gìn hạnh phúc lâu dài lại không nằm ở vẻ bề ngoài mà xuất phát từ chính phẩm chất, lối sống, sự thấu hiểu và lòng kiên nhẫn. (Nguồn: Lovepik)
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, ngoại hình dần trở thành chuẩn mực quan trọng trong việc đánh giá giá trị bản thân, đặc biệt đối với nhiều chị em phụ nữ, khiến họ lao vào cuộc đua làm đẹp, sửa sang nhan sắc. Tuy nhiên, cuộc săn tìm vẻ đẹp bề ngoài lại không thể lấp đầy những khoảng trống về tinh thần, không thể "chữa lành" tâm hồn bên trong cho nhiều người.

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển
Trong suốt bốn mươi lăm năm hoằng hoá suốt lưu vực sông Hằng (Ganges) và vùng chân núi Hy Mã Lạp Sơn, Đức Phật đã sống rất nhiều trong rừng. Cây thường được nhắc đến trong Kinh điển, và nhiều loại cây khác cũng gắn bó cuộc đời Đức Phật. 

Hòa thượng Lý Sa Mouth góp sức điểm tô phum sóc ở Bạc Liêu

Hòa thượng Lý Sa Mouth góp sức điểm tô phum sóc ở Bạc Liêu
(PLVN) - Khi mới 16 tuổi, Lý Sa Mouth đã vào chùa quy y để báo hiếu cha mẹ, vừa học phổ thông vừa học lớp Phật học để cống hiến lâu dài cho nhà chùa. Đây cũng là một tiền đề quan trọng để ông nắm bắt tốt hơn chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và vận dụng linh hoạt trong quá trình tu tập của mình.

Các ngày tốt trong tháng cần lưu ý

Các ngày tốt trong tháng cần lưu ý
(PLVN) - Lịch âm của tháng 10 tương đương với tháng 11 dương lịch. Vào thời điểm này trong năm, thời tiết bắt đầu có sự chuyển giao giữa mùa thu và mùa đông nên trời bắt đầu có những cơn rét đầu mùa.

Chùa Thiên Mụ: Điểm tâm linh không thể bỏ qua khi đến Huế

Chùa Thiên Mụ: Điểm tâm linh không thể bỏ qua khi đến Huế
(PLVN) - Chùa Thiên Mụ (còn được gọi là Chùa Linh Mụ) không chỉ là ngôi chùa cổ kính nằm bên dòng sông Hương, mà còn là ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam hiện lên giữa bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng đất cố đô Huế. Ngay từ khoảnh khắc bước chân lên con đường dẫn vào chùa, một cảm giác yên bình và tĩnh lặng len lỏi vào tâm hồn.

Những việc nên làm trong ngày vía Đức Phật Dược Sư

Những việc nên làm trong ngày vía Đức Phật Dược Sư
(PLVN) - Ngày 31/10 (tức 29/9 âm lịch) là ngày Vía Phật Dược Sư - vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của Phật quả ngự cõi phía Đông (là cõi Tịnh Lưu ly), Ngài có thể giúp dân chúng tăng phước, tăng thọ, tiêu trừ tai nạn.