Đề xuất trao quyền thẩm định kết quả phòng chống tham nhũng cho Thanh tra Chính phủ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đề xuất tăng quyền thẩm định kết quả phòng chống tham nhũng của các bộ, ngành, địa phương cho Thanh tra Chính phủ là một trong nội dung đáng chú ý trong dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng chống tham nhũng mà cơ quan này đang xây dựng để lấy ý kiến.

Theo Thanh tra Chính phủ (TTCP), việc xây dựng và ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2019/NĐ-CP là cần thiết và được thực hiện theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Dự thảo đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 21 như sau: “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả đánh giá của ngành, cấp mình và gửi kết quả đánh giá để TTCP thẩm định, tổng hợp”.

Trước đó, tại Nghị định 59/2019/NĐ-CP không quy định Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh gửi kết quả đánh giá cho TTCP để thẩm định. Như vậy, so với quy định cũ, dự thảo đã đề xuất tăng thêm quyền “thẩm định” cho TTCP với việc đánh giá báo cáo kết quả phòng chống tham nhũng (PCTN) của bộ ngành, địa phương.

Giải thích về đề xuất trên, TTCP cho rằng, quy định này xuất phát từ thực tiễn, từ 2016 đến nay, được sự đồng ý của Thủ tướng, TTCP đã phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành thí điểm đánh giá công tác PCTN của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh.

Theo đó, TTCP đã ban hành Bộ chỉ số đánh giá, tài liệu hướng dẫn. Các địa phương đều đã triển khai thực hiện, xây dựng hồ sơ và có báo cáo tự đánh giá. Thực tế triển khai những năm qua cho thấy, tình trạng tự đánh giá của các địa phương còn thiếu chính xác, thiếu căn cứ, vượt quá kết quả đạt được thực tế diễn ra khá phổ biến. Hàng năm, TTCP đều phải thẩm định lại kết quả đánh giá của các địa phương, rà soát hồ sơ, đối chiếu những căn cứ, bằng chứng cụ thể để bảo đảm tính chính xác, khách quan, thực chất của kết quả công tác PCTN của các địa phương.

Cách làm này, theo TTCP, vừa đề cao trách nhiệm của các địa phương, vừa đề cao vai trò, trách nhiệm của TTCP trong công quản lý nhà nước về công tác PCTN. “Kết quả công tác PCTN cấp tỉnh hàng năm đã được báo cáo Thủ tướng và thông báo cho các địa phương, có tác dụng tốt với công tác PCTN. Sau khi được TTCP thẩm định lại kết quả đánh giá, chỉ ra những sai sót trong việc đánh giá, các địa phương đều tiếp thu và chấp thuận kết quả đánh giá của TTCP kể cả những trường hợp có sự thay đổi lớn so với kết quả tự đánh giá của địa phương”, TTCP đánh giá.

Ngoài ra, Điều 21 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định các bộ, ngành, địa phương gửi kết quả đánh giá cho Thanh tra để tổng hợp mà không quy định việc Thanh tra thẩm định kết quả đánh giá sẽ dẫn đến việc chấm điểm mang tính hình thức. Ngoài ra, sẽ có những địa phương vì thành tích mà tự đánh giá không chính xác, khách quan, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác PCTN nói chung.

Cũng theo TTCP, để khắc phục vấn đề này, năm 2020 và 2021, TTCP báo cáo đề xuất Thủ tướng chỉ đạo việc thẩm định nêu trên. Nhưng việc chỉ đạo công tác thẩm định của Thủ tướng trong năm 2020 và 2021 chỉ mang tính cá biệt, chưa thống nhất với quy định của Chính phủ và chưa bảo đảm đầy đủ yếu tố pháp lý để TTCP thực hiện thường xuyên, lâu dài.

Do vậy, để có cơ sở cho việc đánh giá công tác PCTN được chính xác, khách quan và thực chất, TTCP đề xuất sửa đổi quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 59/2019/NĐ-CP theo hướng quy định rõ trách nhiệm của TTCP trong việc thẩm định lại kết quả tự đánh giá công tác PCTN của các bộ, ngành, địa phương trước khi tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Quốc hội nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, phù hợp với thực tiễn và đề cao trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong việc tự đánh giá công tác PCTN.

Trước đó, ngày 01/7/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN. Qua rà soát, đã phát hiện một số sai sót về kỹ thuật nên TTCP đã báo cáo và được Thủ tướng ủy quyền thay mặt Chính phủ ký văn bản đính chính 5 nội dung của Nghị định. Trong quá trình thực hiện, Đoàn Đại biểu Quốc hội Yên Bái tiếp tục phản ánh ý kiến của cử tri và đề nghị cần phải sửa đổi, bổ sung bằng một văn bản quy phạm pháp luật khác.

Sau đó, TTCP đã có Văn bản 87/TTCP-PC ngày 11/1/2021, kiến nghị Thủ tướng cho phép xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 59/2019/NĐ-CP theo trình tự, thủ tục rút gọn. Ngày 22/1/2021, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản 536/VPCP-V.I thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực nhất trí với kiến nghị của TTCP.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Quy mô của trường mầm non được nâng lên tối đa 30 nhóm, lớp

Từ 31/01/2025, quy mô của trường mầm non được nâng lên tối đa 30 nhóm, lớp. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 23/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT.

Bộ Tài chính đề xuất tăng mức chi công tác phí

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị.

6 thủ tục hành chính mới trong quản lý phương tiện giao thông

Ảnh minh hoạ.

Theo Quyết định về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đăng ký, quản lý phương tiện giao thông do Bộ Công an vừa ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, có 6 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới, xe máy chuyên dùng.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.