Đề xuất quy định về xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt

Ảnh minh họa: Môi trường và Đô thị
Ảnh minh họa: Môi trường và Đô thị
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước. Trong đó, Bộ đề xuất quy định về xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.

Theo dự thảo, việc xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt phải đảm bảo 3 nguyên tắc. Bao gồm: Đảm bảo ngăn ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến chất lượng nguồn nước của công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt và các chức năng khác của nguồn nước. Phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất, địa chất thủy văn, chế độ dòng chảy, đặc điểm nguồn nước, quy mô khai thác, sơ đồ bố trí công trình và các đặc điểm khác liên quan đến việc bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt. Phù hợp với hiện trạng sử dụng đất và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của khu vực có công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt.

Theo dự thảo, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước mặt trên sông, suối, kênh, mương, rạch để cấp cho sinh hoạt bao gồm phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, mương, rạch mà công trình đó khai thác và vùng thượng lưu, hạ lưu tính từ vị trí khai thác nước của công trình được quy định như sau:

Trường hợp công trình khai thác nước với quy mô trên 100 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn: 1.000 m về phía thượng lưu và 100 m về phía hạ lưu đối với khu vực miền núi; 800 m về phía thượng lưu và 200 m về phía hạ lưu đối với khu vực đồng bằng, trung du có vị trí khai thác nước của công trình không bị ảnh hưởng triều; 800 về phía hạ lưu đối với khu vực đồng bằng, trung du có vị trí khai thác nước của công trình bị ảnh hưởng triều.

Trường hợp công trình khai thác nước với quy mô từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn: 1.500 m về phía thượng lưu và 100 m về phía hạ lưu đối với khu vực miền núi; 1.000 m về phía thượng lưu và 200 m về phía hạ lưu đối với khu vực đồng bằng, trung du có vị trí khai thác nước của công trình không bị ảnh hưởng triều;1000 m về phía hạ lưu đối với khu vực đồng bằng, trung du có vị trí khai thác nước của công trình bị ảnh hưởng triều.

Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước mặt từ hồ chứa để cấp cho sinh hoạt được tính từ vị trí khai thác nước của công trình và quy định như sau: Không nhỏ hơn 1.500 m đối với trường hợp công trình khai thác nước từ hồ chứa trên sông, suối và không vượt quá chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước của hồ chứa; toàn bộ khu vực lòng hồ đối với trường hợp công trình khai thác nước từ hồ chứa khác.

Về phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt đối với công trình khai thác nước dưới đất được xác định cho từng giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất và Dự thảo đề xuất quy định như sau: Đối với giếng khoan khai thác nước dưới đất trong tầng chứa nước có áp, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn 3m tính từ miệng giếng. Đối với giếng khoan khai thác nước dưới đất trong tầng chứa nước không áp và giếng đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất thì phạm vi được xác định theo quy mô khai thác.

Dự thảo nêu rõ, đối với hộ gia đình khai thác nước dưới đất để sử dụng cho sinh hoạt của mình thì vị trí công trình được lựa chọn đảm bảo có khoảng cách từ 5m trở lên đến chuồng, trại chăn nuôi, nhà vệ sinh, hố rác và các nguồn có khả năng gây ô nhiễm khác.

Dự thảo đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến rộng rãi.

Đọc thêm

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.