Đề xuất giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp

Thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về ban hành một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ thị trường năm 2012 hôm qua, 12/6, nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nhất trí với đề xuất giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp (DN). Các đại biểu cũng đề nghị cần mở rộng đối tượng để chính sách này thực sự có tác dụng với DN khó khăn.

Thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về ban hành một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ thị trường năm 2012 hôm qua, 12/6, nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nhất trí với đề xuất giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp (DN). Các đại biểu cũng đề nghị cần mở rộng đối tượng để chính sách này thực sự có tác dụng với DN khó khăn.

Nhiều Đại biểu Quốc hội đồng tình giảm thuế cho doanh nghiệp
Nhiều Đại biểu Quốc hội đồng tình giảm thuế cho doanh nghiệp

Đề nghị mở rộng phạm vi hỗ trợ

Theo Tờ trình do Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ trình bày trước Quốc hội, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về việc giảm 30% thuế thu nhập DN phải nộp cho một số đối tượng như DN vừa và nhỏ (không bao gồm DN nhỏ và vừa kinh doanh trong các lĩnh vực xổ số, bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, DN được xếp hạng 1, hạng đặc biệt thuộc Tập đoàn kinh tế, TCty) và DN sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội.

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết nói trên, đại đa số ĐBQH đồng tình trong điều kiện khó khăn hiện nay thì việc miễn, giảm thuế là rất cần thiết, vừa giúp DN “phục hồi” vừa tạo việc làm cho người lao động. Đồng tình việc giảm 30% thuế thu nhập DN cho DN nhỏ và vừa tuy nhiên, ĐB Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) phạm vi như tờ trình của Chính phủ là quá hẹp, chưa đảm bảo công bằng giữa các DN, giữa các ngành, nghề khác nhau.

Vì thực tế, theo ĐB này hiện tại một số DN nằm ở lĩnh vực ngành, nghề khác cũng đang gặp nhiều khó khăn cần sự trợ giúp của Chính phủ. Do đó, Chính phủ nên mở rộng phạm vi hỗ trợ đối tượng DN nhỏ và vừa từ nhiều các ngành, nghề khác.

Phân tích thêm về những khó khăn của DN, ĐB Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) cho rằng việc giảm 30% thuế thu nhập DN trên thực tế cũng chỉ có tác động đối với các DN có lãi mà không có tác động đối với đại bộ phận các DN đang khó khăn.

“Nếu coi thuế là một công cụ để hỗ trợ DN thì Chính phủ cần có một chính sách thuế sao cho có thể làm giảm chi phí đầu vào đối với các DN. Đi kèm với chính sách thuế phải là việc kiểm soát chặt chẽ những ngành này và tiếp theo là miễn, giảm hoặc giãn nộp thuế đối với DN có nhiều hàng tồn kho, đối với hàng hóa xuất trong nước và hàng hóa dành trong xuất khẩu” - ĐB Hải đề nghị.

Mong chính sách sớm đến doanh nghiệp

Chính phủ cũng đề nghị Quốc hội xem xét miễn thuế khoán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập DN trong năm 2012 đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện giữ ổn định mức giá cho thuê phòng trọ, nhà trọ, giá trông giữ trẻ và giá cung ứng suất ăn ca như cuối năm 2011.

ĐB Trương Thị Ánh (TP. Hồ Chí Minh) ủng hộ chủ trương miễn thuế khoán như năm 2011 cho đối tượng trực tiếp tham gia góp phần thực hiện an sinh xã hội. Vì theo ĐB Ánh, “mặc dù số tiền giảm không lớn nhưng có ý nghĩa tích cực ảnh hưởng sâu rộng đến chủ trương chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và nhà nước”.

ĐB này cũng đồng tình với một số ý kiến của Ủy ban Tài chính, ngân sách đề nghị xem xét miễn thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 như Nghị quyết số 08 của Quốc hội năm 2011.

Khẳng định số thuế được giảm tính bình quân trên đầu mỗi hộ là không lớn, song theo ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) thì việc giảm thuế này đã thể hiện sự chia sẻ, quan tâm của Nhà nước với đời sống khó khăn của nhân dân. ĐB Hường cũng nhấn mạnh đề xuất giảm thuế chỉ thực sự có hiệu quả, ưu đãi thực sự đến được với đối tượng được hưởng lợi khi ngành thuế tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đồng thời có chế tài cụ thể xử lý những trường hợp vi phạm.

Nhắc lại lời của ĐBQH Dương Trung Quốc (Đồng Nai) rằng “Chính phủ hãy lắng nghe dân”, ĐB Nguyễn Bá Thuyền thẳng thắn, “khuyết điểm của Chính phủ là gói cứu trợ của chúng ta chậm. Tuy nhiên, chậm còn hơn không”. Nói như vậy để thấy rằng, người dân rất trông đợi vào các giải pháp tháo gỡ khó khăn của Chính phủ tuy nhiên, mọi việc phải làm kịp thời mới có tác dụng như mong muốn.

Hôm nay, Quốc hội bắt đầu chất vấn và trả lời chất vấn

Hôm nay (13/6), theo chương trình, Quốc hội sẽ dành thời gian hai ngày rưỡi để chất vấn và trả lời chất vấn. Theo danh sách,  bốn vị Bộ trưởng sẽ tham gia trả lời chất vấn gồm các bộ: TN&MT, KH&ĐT, Công Thương và Công an. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng sẽ đăng đàn tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp cuối cùng vào sáng thứ Sáu - 15/6

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an sẽ trả lời về các giải pháp chấn chỉnh, khắc phục tình trạng tội phạm, trật tự an toàn xã hội, việc sử dụng lực lượng, phương tiện khi thực hiện cưỡng chế, thu hồi đất trong giải phóng mặt bằng…Bộ trưởng Bộ TN&MT trả lời về các nhóm vấn đề như giải pháp khắc phục việc đền bù giải phóng mặt bằng; trách nhiệm của ngành trong việc quản lý đất đai…

Bộ trưởng KH&ĐT sẽ trả lời về cơ cấu đầu tư công, việc chậm trễ trong bố trí vốn đầu tư năm 2012, vốn chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 – 2015. Riêng Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trả lời các nhóm vấn đề về giải pháp chung của ngành và Chính phủ để tháo gỡ khó khăn tăng trưởng thấp, hàng hóa tồn kho lớn, sản xuất phải cầm chừng, người lao động ít việc làm, nhiều DN bị phá sản...

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ khép lại phần chất vấn với các vấn đề về việc chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ được nêu tại Nghị quyết số 42/2009/QH12 về nâng cao hiệu lực, hiệu quả sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại tập đoàn, TCty nhà nước và việc giải quyết các kiến nghị có liên quan…

                                                                                                          B.An

Thu Hằng

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...