Đề xuất cụ thể về thẩm quyền, trình tự Thanh tra chuyên ngành của lực lượng CAND

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bộ Công an vừa trình dự thảo Thông tư quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân để lấy ý kiến nhân dân.

Thẩm quyền ra quyết định thanh tra

Theo dự thảo của Bộ Công an, Thông tư này quy định về nguyên tắc, hình thức, thẩm quyền, trình tự tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân (CAND).

Về thẩm quyền ra quyết định thanh tra theo kế hoạch, theo dự thảo Thông tư, Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định thanh tra trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là UBND tỉnh) và những cuộc thanh tra liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước về an ninh, trật tự của Bộ Công an.

Chánh Thanh tra Bộ Công an ra quyết định thanh tra các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước về an ninh, trật tự của Bộ Công an đối với cơ quan thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi cả nước hoặc liên quan đến nhiều địa phương; cơ quan, tổ chức ở Trung ương; cơ quan, tổ chức ở địa phương. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ra quyết định thanh tra đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền được giao trong lĩnh vực quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.

Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thanh tra những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý khi cần thiết hoặc thanh tra các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh quản lý và UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo đề nghị của Chánh Thanh tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chánh Thanh tra Công an tỉnh ra quyết định thanh tra những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước về an ninh, trật tự của Công an tỉnh đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý.

Dự thảo Thông tư cũng nêu rõ, hoạt động của Đoàn thanh tra phải được thể hiện trong nhật ký Đoàn thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm trực tiếp ghi nhật ký hoặc giao cho thành viên Đoàn thanh tra ghi nhật ký bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, rõ ràng, phản ánh đầy đủ công việc diễn ra trong quá trình thanh tra.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải tổ chức công bố quyết định thanh tra. Sau khi công bố quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra tiến hành thanh tra theo lịch đã thống nhất tại buổi công bố quyết định thanh tra. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra (trừ trường hợp phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền), người ra quyết định thanh tra phải ban hành kết luận thanh tra.

Thời hạn công khai kết luận thanh tra

Về công khai kết luận thanh tra, trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản thông báo cho đối tượng thanh tra về việc tổ chức công khai kết luận thanh tra theo sự chỉ đạo của người ban hành kết luận thanh tra. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành, kết luận thanh tra phải được công khai, trừ kết luận thanh tra có nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước.

Theo dự thảo Thông tư, việc công khai kết luận thanh tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Thanh tra, Điều 46 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và quy định sau: Công bố kết luận thanh tra tại cuộc họp với thành phần bao gồm người ra kết luận thanh tra hoặc người được ủy quyền, đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức họp báo. Việc công bố kết luận thanh tra tại cuộc họp phải được lập thành biên bản để lưu hồ sơ cuộc thanh tra và giao cho đối tượng thanh tra. Trường hợp đã lấy ý kiến vào dự thảo thì gửi kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra biết và tổ chức thực hiện các kiến nghị nêu trong kết luận.

Ngoài việc công khai kết luận thanh tra theo quy định tại điểm a khoản này, người ký kết luận thanh tra phải thực hiện ít nhất một trong các hình thức sau đây nếu kết luận thanh tra không có nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước: thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, gồm: báo nói, báo hình, báo viết, báo điện tử. Thời gian thông báo trên báo nói, báo điện tử ít nhất 2 lần; trên báo hình ít nhất 2 lần phát sóng; trên báo viết ít nhất 1 số phát hành; thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiến hành thanh tra hoặc cơ quan Công an cùng cấp ít nhất 5 ngày liên tục; giao cho đối tượng thanh tra tự niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc; thời gian niêm yết ít nhất 15 ngày liên tục.

Cuối cùng, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành, người ra kết luận thanh tra có trách nhiệm cung cấp một phần hoặc toàn bộ kết luận thanh tra cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra.

Đọc thêm

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.

Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Theo quy định mới tại Thông tư số 73/2024/TT-BCA của Bộ Công an về quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, kể từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát.

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024

Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) -  Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai; tài khoản mạng xã hội phải xác thực mới được đăng thông tin; áp dụng nhiều quy định về khuyến mại; hướng dẫn định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024.

Miễn thu phí đi phà loạt đối tượng từ 1/1/2025

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Theo thông tư số 33/2024/TT-BGTVT do Bộ Giao thông vận tải mới ban hành, kể từ 1/1/2025, có 12 đối tượng sẽ được miễn phí tiền sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.