Để vận tải không là trở lực của logistics: Hệ thống đường sắt, đường thủy kém phát triển

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Một thực tế hiện nay là dịch vụ vận tải đường bộ dù đắt đỏ hơn so với đường sắt, đường thủy nhưng DN vẫn yêu thích chọn phương thức vận tải đường bộ. Tìm hiểu về hệ thống đường sắt, đường thủy mới thấy rằng nếu không cải tổ thì dù giá rẻ, hai phương thức vận tải này sẽ vẫn bị DN “quay lưng”.

Đường sắt cũ kỹ, “ít quan hệ”

Theo TCty Đường sắt Việt Nam (VNR), đầu máy của hệ thống đường sắt Việt Nam có nhiều chủng loại, công suất khác nhau, trong đó loại đầu máy có công suất thấp, cũ, lạc hậu vẫn còn nhiều (chiếm gần 60%). Điều này hạn chế tốc độ và tiêu hao nhiều nhiên liệu, ngoài ra còn gặp khó khăn trong vận dụng, bảo trì, sửa chữa. VNR hiện có 296 đầu máy có thời hạn sử dụng đã lâu, trong đó có 44 chiếc đã sử dụng trên 40 năm (chiếm 14,8%); 86 chiếc đã sử dụng trên 30 năm (chiếm 29%)…

Cũng theo VNR, nước ta có 3.106 km đường sắt, trong đó có 2.600 km đường chính tuyến đường đơn, 506 km đường ga và đường nhánh. Tuyến thống nhất có năng lực thông quan là 18 đôi/ngày đêm. Đoạn từ ga Đà Nẵng trở ra phía Bắc có tải trọng 4,2 T/m; đoạn từ ga Đà Nẵng - ga Sài Gòn có tải trọng 3,6 T/m.

Hiện nay hệ thống đường sắt có 259 ga, trong đó hầu hết các ga đủ điều kiện phục vụ hành khách ở mức trung bình trở lên; hệ thống kho, bãi đa số đều xuống cấp, nhỏ lẻ, không đáp ứng nhu cầu xếp dỡ cơ giới đặc biệt là xếp dỡ container. Về kho ga, hiện có tổng cộng 47.681 m2, chủ yếu đã đầu tư từ nhiều năm trước, phần lớn là kho hàng tổng hợp đã xuống cấp, không có kho đạt tiêu chuẩn để lưu trữ , bảo quản các mặt hàng tươi sống, hàng có giá trị cao. Hầu hết công tác xếp dỡ tại các kho hàng được thực hiện bằng thủ công.

Ngoài hệ thống cơ sở vật chất đã xuống cấp, đường sắt Việt Nam còn “ít quan hệ” với các phương thức vận tải khác. Theo VNR, trước năm 1990 hệ thống đường sắt quốc gia có nhiều đường nhánh nối với các Cảng như Cảng Quy Nhơn, Đà Nẵng, Bến Thuỷ, Cửa Lò, Đò Chè Nam Định và một số đường dùng riêng như K2 ga Vinh; Bãi Than, Sông Hồng, đường Quang Trung, Bãi gỗ, bãi than, bãi đá ga Giáp Bát; Sao Vàng ga Thanh Hoá.. Nhưng đến nay đã bị tháo dỡ. Hiện chỉ còn 20 đường chuyên dùng. 

Việc kết nối với đường biển, đường bộ, đường thủy nội bộ cũng rất yếu ớt. Theo báo cáo của VNR, một số đô thị lớn tốc độ đô thị hóa quá nhanh, đất đai và hạ tầng đường sắt bị xâm hại, lấn chiếm, khả năng kết nối của đường sắt với các loại hình giao thông khác kém, ách tắc giao thông đô thị nên tìm cách hạn chế giờ chạy tàu. Những việc đó, làm cho các tuyến đường sắt kết nối với nhau rất khó khăn, bất tiện cho khách đi tàu, giá thành vận tải đường sắt cao. “Đường sắt không được quan tâm tương xứng với sự phát triển của xã hội”, VNR nhấn mạnh.

Vận tải đường biển giá rẻ nhưng kết nối kém

Theo thống kê năm 2016, sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của Việt Nam đạt 132,63 tỷ tấn, gấp 2,5 lần đường bộ, gấp 3,1 lần đường sông. Tính đến cuối 2017, Việt Nam có khoảng 1.594 tàu biển các loại với tổng trọng tải khoảng 7,7 triệu dwt, bình quân 4.830 dwt/tàu. 

Theo đánh giá, vận tải đường biển hiện đang có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với đường bộ, đường sắt. Theo thống kê, trên tuyến vận chuyển Hải Phòng-TP.HCM, chi phí vận chuyển 1 teu bằng đường biển khoảng 4,3 triệu đồng, đường sắt là 12,4 triệu đồng và đường bộ là 34 triệu đồng. Theo Vinalines, các bến cảng hiện nay do nhiều nhà đầu tư vận hành khai thác dẫn đến tình trạng khó quản lý, cạnh tranh gay gắt, và dẫn đến giá bốc xếp cũng đang ở mức khá rẻ so với các nước khác trong khu vực.

Tuy nhiên, do thời gian vận chuyển lâu, khả năng kết nối với các phương thức vận tải khác còn yếu, nhất là với đường bộ, đường thủy nội địa nên DN không yêu thích phương thức vận chuyển này. 

Theo Vinalines, để thu hút DN sử dụng vận tải biển, cần tập trung vào tính kinh tế theo quy mô và tính kết nối giữa các phương thức vận tải. Theo đó, cần lấy các cảng biển nước sâu làm đầu mối kết nối các phương thức vận tải tại các vùng trọng điểm kinh tế, là khởi điểm cho công tác quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống logistics toàn quốc. Các đầu mối này cần được quản lý, phát triển với quy mô đủ lớn để tối ưu hóa hiệu quả theo tính kinh tế của quy mô, có khả năng kết nối các phương thức vận tải một cách thuận lợi, nhanh chóng.

Ngoài ra, cần ưu tiên phát triển các cảng nước sâu có quy mô đủ lớn tại các vùng trọng điểm kinh tế. Chú trọng các cảng Lạch Huyện, Đà Nẵng, Cái Mép, Hiệp Phước, nghiên cứu một vị trí thích hợp tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long có thể phát triển cảng nước sâu nhằm tạo ra cửa ngõ cho hàng hóa của khu vực này. Các trung tâm này sẽ tạo thành các điểm nút logistics kết nối các phương thức vận tải, đồng thời cũng là các đầu mối kết nối với các tuyến hàng hải quốc tế… 

DN quan tâm đến thời gian di chuyển

Theo tìm hiểu của PLVN, một số DN cho rằng lý do họ chọn phương thức vận tải đường bộ hơn là đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa là do thời gian di chuyển nhanh hơn dù giá cả có đắt hơn. Ngoài ra, vận chuyển bằng đường sắt, đường biển nhiều thủ tục lườm là, chậm trễ, khó khăn cho DN.

Theo nhận định của các chuyên gia, trong thời buổi thời gian là vàng, DN cần di chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng và an toàn nhất, Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam hoàn thành sẽ  góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành đường sắt.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.