Đề nghị truy tố bảo mẫu "tắm trẻ bằng bạo lực"

Cơ quan Công an huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương vừa kết luận điều tra về vụ bà Trần Thị Phụng (52 tuổi, ngụ ấp Bình Thuận I, xã Thuận Giao, Thuận An) hành hạ bé Hồ Thị Thúy Ngân, 3 tuổi, đề nghị VKSND cùng cấp truy tố bảo mẫu này về hành vi “hành hạ người khác”.

Cơ quan Công an huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương vừa kết luận điều tra về vụ bà Trần Thị Phụng (52 tuổi, ngụ ấp Bình Thuận I, xã Thuận Giao, Thuận An) hành hạ bé Hồ Thị Thúy Ngân, 3 tuổi, đề nghị VKSND cùng cấp truy tố bảo mẫu này về hành vi “hành hạ người khác”.

Theo kết luận điều tra, vào tháng 5/2009, bà Phụng nhận giữ bé Ngân, con một cặp vợ chồng công nhân, với chi phí 300.000 đồng/tháng. Khoảng 15h ngày 20/11, bà Phụng tắm rửa cho bé Ngân ở sau nhà. Trong khi tắm, bà Phụng dùng chân đạp lên lưng, dùng thau nhôm múc nước trong lu tạt mạnh vào đầu, mặt, miệng bé Ngân. Do bị ngạt nước, bé Ngân định bỏ chạy thì bà Phụng dùng tay giật tóc nạn nhân để tắm.

Bảo mẫu Trần Thị Phụng.
Bảo mẫu Trần Thị Phụng.

Trước hành vi nhẫn tâm của bảo mẫu Phụng, một người dân đã lén quay lại cảnh tắm kinh hoàng trên rồi đưa lên mạng vào đêm 22/11. Qua điều tra, bà Phụng thừa nhận toàn bộ hình ảnh ghi lại trong đoạn clip là sự thật. T rước đó, UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo kiểm điểm huyện Thuận An và xã Thuận Giao quản lý “lỏng lẻo” để xảy ra vụ bảo mẫu hành hạ trẻ em gây phẫn nộ dư luận.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa có công văn yêu cầu chấn chỉnh tình trạng không đảm bảo an toàn cho trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non. Cụ thể, Bộ yêu cầu các Sở GDĐT rà soát, nắm tình hình thực hiện việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt là các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập; phối hợp với chính quyền địa phương xử lý dứt điểm các cơ sở trông giữ trẻ tư nhân hoạt động không có giấy phép, không đảm bảo an toàn cho trẻ.

Bên cạnh đó, cần thanh kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, đảm bảo an toàn cho trẻ cả về thể chất và tinh thần. Các Sở GDĐT cần tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, tình thương và trách nhiệm đối với trẻ cho cán bộ quản lý, giáo viên, người chăm sóc trẻ; tổ chức các lớp chuyên đề về chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt trẻ trong độ tuổi đi nhà trẻ.

Bộ cũng yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến kiến thức và trách nhiệm trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc phụ huynh và cộng đồng; phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội để có biện pháp chăm sóc, giáo dục đảm bảo an toàn cho trẻ; kịp thời nêu gương những điển hình tốt trong thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục mầm non, nhất là của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, đồng thời phê phán, xử lý nghiêm những hành vi bạo hành đối với trẻ.

Chí Tưởng

Đọc thêm

Kỷ luật 2 lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp

Kỷ luật 2 lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với Phó Chủ tịch và nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.

Bắt đối tượng vận chuyển gần 12.000 viên ma túy tổng hợp

Tang vật vụ án.

(PLVN) - Ngày 13/1, thông tin từ Công an huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) thuộc đơn vị đang tiếp tục mở rộng điều tra về hành vi “Mua bán trái phép chất ma túy” đối với Lê Văn Q (SN 1980, trú tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ).

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.