Để khoáng sản là nguồn lực của phát triển

Ngành Địa chất đã xác định được nhiều mỏ đá vôi làm nguyên liệu ổn định, lâu dài cho ngành công nghiệp xi măng Việt Nam.
Ngành Địa chất đã xác định được nhiều mỏ đá vôi làm nguyên liệu ổn định, lâu dài cho ngành công nghiệp xi măng Việt Nam.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Hàng chục khu dự trữ khoáng sản quốc gia, với nhiều loại kim loại và phi kim có trữ lượng lớn đã được điều tra, đánh giá và xác định là tiền đề quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, luyện kim và vật liệu xây dựng…

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã có văn bản gửi 23 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về đề nghị rà soát khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đã được phê duyệt trên địa bàn. Việc rà soát này nhằm xác định diện tích chồng lấn giữa khu vực dự trữ khoáng sản với các dự án phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, sau đó sẽ đề xuất điều chỉnh, khoanh định khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.

Ông Trần Mỹ Dũng, Vụ trưởng Vụ Địa chất, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản (ĐC&KS) cho biết, Bộ TN&MT đã khoanh định và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 6/5/2014 về việc phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.

Theo đó, đã khoanh định 48 khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia cho 10 loại khoáng sản, gồm: 23 khu vực dự trữ khoáng sản titan; 4 khu vực dự trữ khoáng sản cát trắng; 4 khu vực dự trữ khoáng sản quặng sắt - laterit; 3 khu vực dự trữ khoáng sản bauxit; 6 khu vực dự trữ than....

Quặng titan sa khoáng bờ biển phân bố chủ yếu ở vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó tập trung ở các tỉnh: Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Bình Thuận với trữ lượng đã xác định khoảng 9,2 triệu tấn.

Tổng trữ lượng titan đã xác định khoảng 14 triệu tấn (chiếm 41%) và tài nguyên dự báo khoảng 20,5 triệu tấn (chiếm 59%). Xét về quy mô tài nguyên titan, Việt Nam hiện nay đứng vào hàng thứ 11 các nước có trữ lượng titan lớn nhất của thế giới.

Đối với titan, Tổng cục ĐC&KS Việt Nam đề xuất bổ sung vào khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia 88ha thuộc khu vực Mũi Dinh (Ninh Thuận); điều chỉnh khu vực Khao Quế ra khỏi khu vực dự trữ khoáng sản titan do kết quả mới công tác đánh giá khoáng sản đã xác định khu vực này chưa đủ cơ sở để xác định tài nguyên; đưa ra khỏi khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia một số khu vực tại tỉnh Bình Định gồm: các khu vực thuộc Quy hoạch đô thị mới Cát Khánh; Khu kinh tế Nhơn Hội; đưa ra khỏi khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia khu vực sân bay Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục ĐC&KS Việt Nam Nguyễn Văn Nguyên cho biết, thời gian qua, ngành Địa chất Việt Nam đã đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản quan trọng, chiến lược, có quy mô lớn trên toàn quốc, khẳng định Việt Nam là nước có tiềm năng lớn như titan, bauxit, than, urani, đất hiếm, apatit, đá hoa trắng và cát trắng.

Qua điều tra, đánh giá nhóm khoáng sản kim loại đã phát hiện nhiều vùng mỏ quy mô lớn như quặng đồng Sin Quyền (Lào Cai); quặng chì - kẽm Chợ Đồn - Chợ Điền (Bắc Kạn); quặng sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh); quặng đất hiếm tại Lai Châu, Lào Cai; quặng wolfram đa kim Núi Pháo (Thái Nguyên).

Sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) được đánh giá là mỏ lớn ở Đông Nam Á

Sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) được đánh giá là mỏ lớn ở Đông Nam Á

Những năm gần đây, Tổng cục ĐC&KS Việt Nam đã tập trung tiến hành điều tra, đánh giá tiềm năng than nâu phần đất liền bể sông Hồng và đã xác định được tài nguyên dự báo cho toàn bể than là hơn 212 tỷ tấn, trong đó đã xác định được tài nguyên dự tính trên diện tích 265km2 tại khu vực Đông Hưng - Tiền Hải (Thái Bình) là 6,7 tỷ tấn; đã xác định được tổng thể tài nguyên dự tính cho bauxit Tây Nguyên là 1,8 tỷ tấn quặng tinh; đã điều tra, đánh giá tài nguyên urani và thăm dò xác định trữ lượng urani ở khu vực bồn trũng Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Tổng cục cũng đã có những phát hiện mới về nguồn gốc và dự báo được triển vọng quặng wolfram (sheelit) quy mô lớn trên đới sông Chảy, bước đầu đã xác định được tài nguyên quặng wolfram và thiếc tại khu vực suối Ngần, huyện Vị Xuyên, Hà Giang là 61 ngàn tấn và hàng loạt các mỏ, điểm mỏ đang tiếp tục được điều tra, đánh giá tiềm năng.

Ngành Địa chất cũng đã tập trung điều tra, đánh giá, thăm dò các loại khoáng sản phi kim. Cụ thể, đã xác định được tổng trữ lượng apatit là 2,6 tỷ tấn quặng, phân bố tại Lào Cai; đánh giá tiềm năng của đá vôi, đá sét làm nguyên liệu xi măng được thực hiện tại các khu vực thuộc tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình, Hải Dương… đã xác định được tổng tài nguyên dự tính trên 40 tỷ tấn đá vôi và trên 7 tỷ tấn đá sét làm nguyên liệu cho công nghiệp xi măng.

Ngoài ra, còn hàng trăm mỏ kaolin, đất sét trắng, felspat, cát trắng, đôlômit, đá ốp lát trên cả nước đảm bảo cung cấp nguyên liệu lâu dài cho công nghiệp gốm sứ và vật liệu xây dựng.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Đọc thêm

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.