Đề cương về văn hóa - ngọn đuốc soi đường cho sự phát triển nền văn hóa mới

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng chủ trì và điều hành hội thảo.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng chủ trì và điều hành hội thảo.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 80 năm ngày ra đời bản “Đề cương về văn hoá Việt Nam”, ngày 27/2/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia: “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam – Khởi nguồn và động lực phát triển” tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (Hà Nội), trực tuyến tới 63 điểm cầu ở các địa phương.

Khởi nguồn và động lực phát triển

Đến dự Hội thảo có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu, Hội thảo là hoạt động rất có ý nghĩa để chúng ta tôn vinh, nhận thức rõ hơn về giá trị lịch sử, chính trị, khoa học và tầm vóc thời đại về sự ra đời của “Đề cương về văn hóa Việt Nam” trong tiến trình phát triển của nền văn hóa và sự nghiệp cách mạng của dân tộc, góp phần triển khai thắng lợi quan điểm, định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển văn hoá, con người trong Nghị quyết đại hội lần thứ XIII của Đảng và kết luận của Hội nghị văn hoá toàn quốc năm 2021, quán triệt sâu sắc bài phát biểu quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị này.

“Đề cương về văn hóa Việt Nam” ra đời năm 1943, do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo, thể hiện tầm nhìn, tư duy chiến lược của Đảng ta về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Cùng với lập trường, lý luận khoa học mác-xít mới mẻ về văn hóa, bản Đề cương còn là sự kế thừa và bổ sung hết sức quan trọng tư tưởng Hồ Chí Minh, Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, những chủ trương, đường lối và sự tổng kết thực tiễn lãnh đạo trong lĩnh vực văn hoá của Đảng ta qua các cao trào đấu tranh cách mạng kể từ sau khi thành lập. Mang sứ mệnh khơi thông những mạch nguồn của văn hóa dân tộc trong bối cảnh đẩy mạnh cao trào phản đế, phản phong, tiến tới Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, bản Đề cương đã tạo ra sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng văn hoá cho nhân dân, nhất là tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ có tâm huyết, cổ vũ lòng tự hào dân tộc, khích lệ tinh thần dấn thân cho cách mạng, thật sự trở thành ngọn đuốc soi đường cho sự phát triển nền văn hóa mới.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cùng các đại biểu tham quan triển lãm ảnh trước khi khai mạc hội thảo. (Ảnh Thanh Tùng)

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cùng các đại biểu tham quan triển lãm ảnh trước khi khai mạc hội thảo. (Ảnh Thanh Tùng)

“Đề cương về văn hóa” đã khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa mới trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam, với nhận thức đúng đắn rằng: sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa vừa là một tất yếu chính trị, vừa là một tất yếu khách quan. Cách mạng muốn xây dựng thành công nền văn hoá mới dứt khoát phải do Đảng tiền phong lãnh đạo. Mặt khác, có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới lan tỏa được tư tưởng cách mạng, tạo nên ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội. Việc xây dựng nền văn hóa mới phải gắn liền với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Công cuộc cải tạo xã hội, loại bỏ những gì cũ kỹ lạc hậu, hướng tới xây dựng một chế độ xã hội mới ưu việt hơn chỉ hoàn thành khi hình thành được nền văn hóa mới: “nền văn hoá xã hội chủ nghĩa”.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu, trải qua 80 năm, các luận điểm của Đề cương xác định về vai trò, sứ mệnh của văn hóa như nguồn lực nội sinh cho phát triển; sự gắn kết của văn hóa với kinh tế, chính trị, xã hội; ý nghĩa trung tâm của con người trong phát triển văn hóa; và các nguyên tắc vận động của văn hóa đã được chứng minh là những giá trị nền tảng cốt lõi, định hình đường lối và chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trước những biến động không ngừng của bối cảnh lịch sử và các yêu cầu phát triển mới liên tục xuất hiện, các luận điểm của Đề cương vẫn còn nguyên giá trị, sức ảnh hưởng của mình và tiếp tục được vận dụng, kế thừa, bổ sung và hoàn thiện trong hệ thống các văn kiện của Đảng về văn hóa. Quá trình chuyển dịch từ ba nguyên tắc dân tộc, đại chúng, khoa học của nền văn hóa cách mạng cho đến các giá trị tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam trong giai đoạn phát triển đất nước và hội nhập quốc tế cho thấy vị thế và tầm ảnh hưởng của Đề cương về văn hóa Việt Nam như một cương lĩnh khởi nguồn cho việc xác lập và hoàn thiện tư duy lý luận về phát triển văn hóa, phát triển con người ở Việt Nam.

Tuy nhiên, xuyên suốt quá trình phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần của Đề cương về văn hóa Việt Nam, một số hạn chế trong vận dụng giá trị và nguyên tắc dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa vẫn đang tồn tại khiến cho các quan điểm xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp chưa được triển khai mạnh mẽ, chưa thực sự thấm sâu trong các tầng lớp nhân dân. Việc quán triệt và thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển văn hóa và con người có lúc, có nơi chưa đạt yêu cầu đề ra và còn thiếu khoa học, đồng bộ. Cơ chế phối hợp giữa các ban, ngành, cơ quan các cấp, giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân chưa chặt chẽ. Sự tham gia của các chủ thể cấp cơ sở, đặc biệt là những người chịu tác động trực tiếp của hệ thống thể chế, chính sách, còn mang tính hình thức.

Môi trường văn hóa có lúc, có nơi chưa lành mạnh, có mặt xuống cấp. Nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế còn chưa được quan tâm đúng mức. Cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, chưa cải thiện hiệu quả tình trạng bất bình đẳng giữa khu vực công lập và tư nhân trong việc tiếp cận nguồn hỗ trợ từ Nhà nước.

Cần tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển văn hóa

Với sự khởi nguồn từ bản “Đề cương về văn hóa Việt Nam” về xây dựng một nền văn hóa mới và khát vọng chấn hưng, phát triển nền văn hóa Việt Nam, tại Hội thảo này, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đề nghị các nhà khoa học, quý vị đại biểu tập trung thảo luận, làm sâu sắc hơn các vấn đề chủ yếu: Khẳng định ý nghĩa khoa học, tầm vóc lịch sử và những giá trị trường tồn của bản Đề cương về văn hóa Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; Tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về vai trò của văn hoá đối với phát triển; Hoàn thiện thể chế, pháp luật và chính sách tạo môi trường cho các hoạt động văn hoá và huy động nguồn lực cho phát triển văn hoá, con người; Chăm lo xây dựng đội ngũ những người làm công tác văn hoá có phẩm chất, năng lực chuyên môn xứng tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới; Thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hoá và thị trường văn hoá phát triển.

Hội thảo trực tuyến tới 63 điểm cầu ở các địa phương (ảnh Thanh Tùng).

Hội thảo trực tuyến tới 63 điểm cầu ở các địa phương (ảnh Thanh Tùng).

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, trong thời gian tới, chúng ta cần phải nỗ lực vận dụng các nguyên tắc của Đề cương nhằm khơi thông, tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển văn hóa, xây dựng toàn diện con người Việt Nam thông qua hệ thống các giải pháp cải thiện khung khổ thể chế, hoàn thiện chính sách hiện hành, bao gồm: Hoàn thiện Luật đầu tư, Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư, bổ sung lĩnh vực văn hóa vào nhóm ngành nghề ưu đãi đầu tư, vào nhóm lĩnh vực được áp dụng đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng bổ sung các khoản chi tài trợ cho văn hóa, thể thao được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; Có chính sách phù hợp tại Luật quản lý, sử dụng tài sản công, nhằm phát huy, sử dụng có hiệu quả tài sản kết cấu hạ tầng, thiết chế văn hóa, tài sản đặc thù của văn hóa.

Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa nhằm chấn hưng văn hóa; Hoàn thiện hệ thống chính sách, điều chỉnh xây dựng Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong đó đặt trọng tâm nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập của thị trường văn hóa; Xây dựng Bộ chỉ số quốc gia về phát triển văn hóa; Hoàn thiện các chính sách văn hóa đối ngoại có khả năng phát huy tính chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về văn hóa nhằm tạo sự lan tỏa mạnh mẽ của giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới; Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ, chú trọng phát triển công cụ đo lường, giám sát việc hoạch định, triển khai chính sách và hiệu quả đầu tư. Đồng thời, tiếp tục phát triển hệ thống thông tin, dữ liệu văn hóa và tăng cường chia sẻ thông tin phối hợp liên ngành, liên khu vực, liên chủ thể.

Tin cùng chuyên mục

Festival Huế đã khẳng định thương hiệu. (Ảnh: Tổ Quốc)

Huế - Thành phố của những Festival

(PLVN) - Từng được xem là lễ hội hoàng gia của triều đình Nguyễn, Festival Huế ngày nay vẫn giữ được nét truyền thống đặc sắc. Festival Huế là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động, thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước.

Đọc thêm

Về làng Yên Thái xem nghề làm giấy cổ xưa

Đãi, lọc bột dó. (Ảnh: tư liệu)
(PLVN) - Làng Yên Thái từ thế kỷ 15 đã vang danh khắp chốn với nghề làm giấy dó truyền thống như một niềm tự hào của người dân Kẻ Bưởi. Trải qua nhiều công đoạn chế tác thủ công cầu kỳ, phức tạp, đôi tay tài hoa của người thợ Việt đã làm ra thành những tờ giấy nhẹ như bấc, mềm như lụa, óng như tơ, mảnh mai, tinh tế. Người xưa đã dùng giấy dó để in kinh sách, viết chữ, in tranh dân gian, các triều đại phong kiến Việt Nam dùng nó cho việc viết sắc phong. Đặc biệt, bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được in trên giấy dó vùng Bưởi.

Trò chuyện với người viết quyển sách 'Lòng nhân ái của Bác Hồ'

Tác giả Trần Đình Việt giao lưu với Viện Khoa học hình sự miền Trung về tác phẩm “Lòng nhân ái của Bác Hồ”. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) -  Với tác giả Trần Đình Việt, “Lòng nhân ái của Bác Hồ” là tác phẩm tâm đắc nhất của ông trong suốt cuộc đời làm công tác xuất bản. Một tập hợp những câu chuyện nhỏ mà tác giả dày công nghiên cứu, tìm hiểu đã lay động biết bao trái tim độc giả, cho thấy một khía cạnh rất đời thường mà cũng rất vĩ đại của vị cha già kính yêu.

'Bác ơi, tim Bác mênh mông thế'…

Chủ tịch Hồ Chí Minh trò chuyện với đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2 năm 1951).
(PLVN) - “Bác ơi, tim Bác mênh mông thế/Ôm cả non sông, mọi kiếp người”… Nhà thơ Tố Hữu đã thốt lên trong những câu thơ chan chứa về lòng nhân ái bao la của Bác như thế… Năm 1990, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) đã vinh danh Người là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất. Trong rất nhiều điều vĩ đại làm nên nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh, là tình yêu bao la của Bác dành cho nhân loại, cho mỗi kiếp người…

Thế giới ngợi ca Người - Danh nhân Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh được đón chào khi đến thăm thành phố Novosibirsk, mở đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức Liên Xô (nay là Liên bang Nga), ngày 10 tháng 7 năm 1955. (Ảnh: tư liệu)
(PLVN) - Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhân vật vĩ đại không chỉ đối với Nhân dân Việt Nam mà còn đối với bạn bè yêu chuộng tự do và hòa bình trên thế giới. Người là một nhân vật lịch sử được yêu thích khắp năm châu không chỉ bởi tài năng lỗi lạc mà còn bởi phẩm chất đạo đức trong sáng, đẹp đẽ, kết tinh những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc Việt trải qua hàng ngàn năm lịch sử.

Theo dấu hành trình cách mạng của Bác Hồ qua bưu ảnh và tem

Người dân đến tham quan triển lãm “Hành trình theo chân Bác Hồ qua bưu ảnh”.
(PLVN) - Thông qua bưu ảnh và những con tem quý giá của nhà sưu tập Nguyễn Đại Hùng Lộc, người xem dường như bước vào một cuộc hành trình theo dấu chân Bác từ những ngày Bác còn niên thiếu cho đến trưởng thành, ra hải ngoại, làm cách mạng, lãnh đạo đất nước. Dường như những trang sử hào hùng cũng được mở ra từ những bức ảnh và con tem bé nhỏ.

Mùa tỏi cô đơn

Mùa tỏi cô đơn
(PLVN) - Mỗi khi tàu nhả khói chạm vào vòm cây xà cừ cổ thụ chỗ nền ga Điềm cũ sẽ rúc những hồi còi dài dằng dặc, tiếng bánh sắt lăn rình rùng trên đường ray. Đường gạch chật chưỡng dưới chân Miên.

Hãy níu nhau thêm một chút…

Hãy níu nhau thêm một chút…
(PLVN) - Cuộc sống thời số hóa, mọi buồn vui, hạnh phúc, hỉ nộ ái ố với nhiều người đều ăm ắp trên mạng xã hội… Nhưng có một cô gái đã chết khô trên sofa đã hơn một năm trong căn hộ tại một chung cư ở Hà Nội lại không có - dù chỉ là một kết nối thực...

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm: Hướng tâm về Đức Phật, vì mọi người mà phục vụ

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp T.Ư, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP Hà Nội. (Ảnh: giacngo.vn).
(PLVN) -  Nhân dịp Đại lễ Phật đản, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp T.Ư, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP Hà Nội mong muốn tất cả mọi người hãy hướng tâm về Đức Phật, lấy đạo hạnh của Ngài để soi rọi bản thân, sống vô ngã vị tha, vì mọi người mà phục vụ.

Ra mắt làng du lịch cộng đồng Đăk Răng

Tiết mục biểu diễn Cồng chiêng tại buổi Lễ công nhận làng du lịch cộng đồng Đăk Răng.
(PLVN) - Tại làng Đăk Răng, xã Đăk Dục, sáng 17/5, UBND huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) tổ chức Lễ công bố Quyết định của UBND tỉnh công nhận Làng Du lịch Cộng đồng Đăk Răng và Ngày hội Văn hóa-Thể thao các dân tộc xã Đăk Dục năm 2024.

Xúc động những bộ phim khắc họa chân dung Bác Hồ

Bộ phim “Vầng trăng thơ ấu” tái hiện cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi còn nhỏ. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Những ngày tháng 5 này, người dân Việt Nam lại bồi hồi xúc động nhớ về vị Cha già của dân tộc - lãnh tụ vĩ đại của Nhân dân Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hình tượng kinh điển, nguồn cảm hứng bất tận cho những người làm nghệ thuật nói chung, điện ảnh nói riêng. Trong đó, những bộ phim khắc họa chân dung Bác Hồ luôn để lại niềm xúc động sâu sắc trong lòng khán giả.