Đẩy mạnh số hóa, OCB đạt lợi nhuận hơn 5.500 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước

Đẩy mạnh số hóa, OCB đạt lợi nhuận hơn 5.500 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tiếp tục là một năm đặc biệt, khó khăn của ngành ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế,song với Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), năm 2021 vừa qua là một năm gặt hái được nhiều thành công khi hoạt động ngân hàng số có sự tăng trưởng nổi bật, đóng góp vào con số lợi nhuận 5.519 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2020…

Năm 2021 là một năm có bước tiến rất nhanh của toàn ngành trong hoạt động số hóa. Dù đây là năm Việt Nam chịu sự tác động nặng nề của COVID-19, nhưng mặt khác đã tạo ra lực đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ, đi từ nhu cầu phía khách hàng trong giai đoạn giãn cách xã hội, yêu cầu về hạn chế tiếp xúc và thanh toán không tiền mặt lên ngôi. Các ngân hàng cũng “chạy đua” chuyển đổi ngân hàng số nhằm gia tăng giá trị cho khách hàng và lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Và OCB luôn tìm được những hướng đi riêng “lấy lòng” khách hàng.

Chỉ tính riêng ứng dụng ngân hàng số OCB OMNI đã được ngân hàng liên tục cải tiến với nhiều tính năng, dịch vụ mới, với trọng tâm cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.

Năm 2021, ngân hàng có sự tăng trưởng ngân hàng số nổi bật và tính bằng lần. Cụ thể, số lượng người dùng OCB OMNI tăng gấp 3 lần, lượng giao dịch tăng hơn 60% và eKYC (định danh khách hàng điện tử) tăng 15 lần so với 2020.

Với sự đồng hành của Công ty tư vấn hàng đầu thế giới BCG vào đầu năm vừa qua, OCB đã tiếp tục bổ sung thêm cho chiến lược đó và đặt ra mục tiêu số hóa sẽ là kênh chính để phát triển hoạt động của ngân hàng, qua đó giúp tăng trưởng khách hàng mới, mở rộng quy mô, tăng độ phủ tốt hơn và hướng đến kinh doanh ngày càng hiệu quả.

OCB cũng tập trung đẩy mạnh số hóa các hoạt động nội bộ, trong năm 2021 hầu hết quy trình, văn bản đều được thực hiện, phê duyệt online đến gần 80% từ đó tối ưu được năng suất lao động, tiết giảm chi phí hoạt động. Đưa ngân hàng tiếp tục thành công trong việc quản trị chi phí hiệu quả với CIR năm 2021 ở mức 26,9%, nằm trong top 3 thấp nhất ngành ngân hàng.

Với viêc số hóa toàn diện, kiểm soát tốt chi phí hoạt động, OCB đã duy trì hiệu quả kinh doanh xuất sắc, hoàn thành kế hoạch 2021 được Đại hội đồng cổ đông giao.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV của OCB vừa công bố cho thấy: Tổng tài sản của ngân hàng đến 31/12/2021 đạt 184.491 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Huy động vốn trên thị trường 1 (bao gồm ủy thác đầu tư) đạt 126.430 tỷ đồng tăng 17%. Dư nợ cho vay trên thị trường 1 (bao gồm trái phiếu doanh nghiệp) đạt 103.595 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2020.

Lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 5.519 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước. Duy trì tỷ suất lợi nhuận ROE, ROA cao, lần lượt là 2,59% và 22%. An toàn với CAR theo Basel II nằm trong top đầu ngành; Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát giảm xuống 0,97%, giảm 0,45 điểm % so với cuối năm 2020.

Kế hoạch kinh doanh trong năm 2022 của OCB dự kiến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận ở mức 25% - 30%, ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) trên 20%; duy trì mức cổ tức từ 20% - 25% cho cổ đông. Tuy nhiên, các mục tiêu này vẫn đang được Hội đồng quản trị cân nhắc trước khi trình cổ đông trong kỳ trong kỳ đại hội cổ đông thường niên thời gian tới.

“Những kết quả mà ngân hàng đạt được trong năm 2021 vừa qua chính là tiền đề vững chắc chuẩn bị cho OCB bước vào một năm mới 2022 tiếp tục đạt những dấu ấn bứt phá mới…”- Lãnh đạo OCB chia sẻ.

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…