Đẩy mạnh hợp tác pháp luật Việt - Pháp xứng tầm quan hệ đối tác chiến lược

Đẩy mạnh hợp tác pháp luật Việt  - Pháp xứng tầm quan hệ đối tác chiến lược
(PLO) -  Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ ngày 25-27/3/2018 theo lời mời của Tổng thống Emmanuel Macron, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc thay mặt Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã tiến hành ký/trao một số văn kiện hợp tác về pháp luật và tư pháp với Bạn, đồng thời có các cuộc gặp song phương với Bộ Tư pháp, Hội đồng công chứng tối cao, Hội đồng thừa phát lại quốc gia của Bạn.

Chuyến thăm CH Pháp lần này của Tổng Bí thư Đảng ta diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 5 năm quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước. Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến khu vực Tây Âu kể từ thành công của Đại hội Đảng XII trong bối cảnh quan hệ thương mại Việt Nam - EU bước vào thời kỳ then chốt trong năm 2018 với việc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đang được hai Bên tích cực phê chuẩn để đảm bảo có hiệu lực trong thời gian sớm nhất. Hiện nay, Pháp là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2017 đạt 4,62 tỷ USD đã đưa CH Pháp trở thành một trong số thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Về đầu tư, Pháp hiện đứng thứ 16/125 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.


Trong khuôn khổ chuyến thăm, vào chiều ngày 27/3/2018 tại Trụ sở Hạ nghị viện Pháp đã diễn ra Lễ kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Pháp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Hạ nghị viện Pháp Francois De Rugy với sự tham gia đông đảo của giới quan chức, doanh nghiệp và người dân Pháp.

Tại buổi Lễ trọng thể này, hai Bên đã ký kết 06 văn kiện hợp tác song phương, trong đó có Chương trình hợp tác năm 2018, Phụ lục Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Hội đồng công chứng tối cao Pháp do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Chủ tịch Hội đồng công chứng tối cao Pháp Didier COIFFARD tiến hành ký.

Nội dung chính của Chương trình hợp tác này bao gồm các hoạt động do Bạn hỗ trợ ta như: i) Hoàn thiện pháp luật về công chứng phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật đất đai năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan; ii) Tiếp tục triển khai Bộ luật dân sự năm 2015 thông qua việc tổ chức tập huấn chuyên sâu về chế định hôn nhân và gia đình; Hoàn thiện các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lĩnh vực pháp luật về công chứng, giao dịch bảo đảm, hợp đồng, giao dịch bất động sản; Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý chuẩn bị tổ chức Đại hội thành lập Hiệp hội công chứng viên Việt Nam dự kiến vào năm 2018 theo quy định của Luật Công chứng và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng.


Ngoài ra, về các hoạt động hợp tác kết nghĩa, hai Bên thống nhất tiếp tục thúc đẩy hoạt động kết nghĩa giữa Hội Công chứng Lạng Sơn và Đồng Nai của Việt Nam với Hội Công chứng của một số địa phương của Pháp, đồng thời đánh giá nhu cầu kết nghĩa công chứng của các địa phương khác của hai nước để chuẩn bị cho các hoạt động kết nghĩa tiếp theo.

Tiếp đó, vào chiều ngày 28/3/2018, trong khuôn khổ buổi hội đàm chính thức giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Emmanuel Macron tại Phủ Tổng thống (Điện ELysée), hai Bên đã ký kết 07 văn kiện hợp tác song phương, trong đó có Chương trình hợp tác giai đoạn 2018-2019 giữa Bộ Tư pháp hai nước do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Tổng Thư ký Bộ Tư pháp Pháp Stéphane VERCLYTTE ký.

Nội dung chính của Chương trình hợp tác này bao gồm các hoạt động trao đổi thông tin và kinh nghiệm, có thể được thực hiện dưới hình thức tổ chức các đoàn khảo sát, hội thảo, chương trình tập huấn hoặc các hoạt động đào tạo về các chủ đề như: Bộ luật dân sự, công tác thi hành án dân sự, Luật tiếp cận thông tin, Luật bán đấu giá tài sản, Luật bảo vệ dữ liệu cá nhân, thực thi Công ước ngày 18/3/1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự và thương mại, các nghề luật và tư pháp


Ngoài Bộ Tư pháp hai nước, các cơ quan khác cũng có thể tham gia vào quá trình thực hiện Chương trình hợp tác này, cụ thể bao gồm về phía Việt Nam là Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Liên  đoàn luật sư Việt Nam, các Đoàn luật sư địa phương và về phía Pháp là Trường đào tạo thẩm phán quốc gia, Tòa Tư pháp tối cao, Hội đồng Luật sư quốc gia, các Đoàn Luật sư địa phương, Hội đồng Công chứng tối cao, Hội đồng Thừa phát lại quốc gia.

Bên lề các hoạt động chính thức của Đoàn công tác cấp cao, Thứ trưởng Bộ Tư pháp đã có các cuộc làm việc song phương với Bộ Tư pháp, Hội đồng công chứng tối cao, Hội đồng thừa phát lại quốc gia của Bạn.

 

Tại buổi làm việc với bà Aurélia SCHAFF, cố vấn đối ngoại của Bộ trưởng Tư pháp Pháp, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc thông tin sơ bộ về tình hình hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam; chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp Việt Nam theo Nghị định mới. Bà Aurélia SCHAFF cũng giới thiệu về tình hình cải cách Hiến pháp của CH Pháp đang bước vào giai đoạn sôi động cũng như vai trò chủ lực của Bộ Tư pháp Bạn trong công việc này.

 

Hai Bên nhất trí tiếp tục đưa các hoạt động hợp tác giữa 2 Bộ ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả trên cơ sở nhu cầu của phía Việt Nam. Kết thúc buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc đã chuyển lời mời của Bộ trưởng Lê Thành Long  tới bà Nicole BELLOUBET, Chưởng ấn, Bộ trưởng Tư pháp CH Pháp sang thăm Việt Nam trong năm 2018. Phía Bạn cho biết sẽ tích cực thu xếp chuyến thăm này vào năm 2018 (nhân dịp kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ hợp tác song phương về pháp luật và tư pháp) hoặc có thể trong năm 2019.

 

Tại buổi làm viêc giữa Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc với Chủ tịch Hội đồng công chứng tối cao Pháp Didier COIFFARD, hai Bên nhất trí sẽ triển khai tích cực bản Chương trình hợp tác vừa ký kết. Bạn cam kết tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong việc phát triển nghề công chứng, đặc biệt trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với công nghệ số hóa, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu, lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Bạn cũng nhắc lại việc sớm thành lập Hiệp hội công chứng viên toàn quốc của Việt Nam đúng như cam kết khi Việt Nam gia nhập liên minh công chứng quốc tế vào tháng 10/2013.

Tại buổi làm việc giữa Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc với ông Pierre-Jean SIBRAN, Tổng thư ký Hội đồng thừa phát lại quốc gia Pháp, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc đã chuyển cho phía Bạn bản Chương trình hợp tác năm 2018 giữa Bộ Tư pháp Việt Nam với Hội đồng thừa phát lại quốc gia Pháp do Bộ trưởng Lê Thành Long đã ký.

 

Nội dung chính của Chương trình hợp tác bao gồm các hoạt động trao đổi kinh nghiệm dưới hình thức các chuyến khảo sát học tập, tọa đàm hoặc gửi góp ý qua thư điện tử, về các chủ đề: i) Kinh nghiệm hoạt động của nghề Thừa phát lại và kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng Thừa phát lại tại Pháp; ii) Xây dựng Bộ quy tắc đạo đức hành nghề thừa phát lại (qua thư điện tử hoặc cầu truyền hình). Phía Bạn cũng nhắc lại cam kết sẽ tiếp tục triển khai một cách bền vững các hoạt động hợp tác với Việt Nam từ trước đến nay với mong muốn hỗ trợ nghề thừa phát lại – một nghề còn khá non trẻ tại Việt Nam – ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân và doanh nghiệp trong quá trình đổi mới nền kinh tế của đất nước.

Quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa hai nước đã trải qua một chặng đường dài (25 năm) hình thành và phát triển. Hiệp định hợp tác song phương về pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Cộng hòa Pháp được ký năm 1993 là một trong số các Hiệp định đầu tiên mà Pháp ký với Việt Nam kể từ sau ngày thống nhất đất nước (1975) nhân chuyến thăm Việt Nam mang tính lịch sử của Tổng thống Pháp François Mitterrand (Tổng thống phương tây đầu tiên thăm Việt Nam kể từ sau năm 1975).

Với việc ký kết các văn kiện hợp tác nói trên trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức CH Pháp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chắc chắn quan hệ hợp tác song phương về pháp luật và tư pháp giữa hai nước sẽ tiếp tục đi vào chiều sâu, vươn lên một tầm cao mới, xứng tầm với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện mà Lãnh đạo hai nước đã quyết định nâng cấp vào năm 2013.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Đọc thêm

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.