Dạy ca trù “siêu tốc” để nổi danh và nhanh... kiếm tiền

“Hiện nay, một số Câu lạc bộ, nhóm mang tính kinh doanh, chạy theo thị trường để làm sao vừa có danh vừa có lợi. Số khác thì chớp được thời vụ nếu nhận được hợp đồng biểu diễn sẽ gọi người đến đàn hát”, TS.Lê Thị Minh Lý - Phó Cục trưởng Cục Di sản và Viện Âm nhạc bức xúc, nói.

Từ năm 2009, nghệ thuật Ca trù đã  trở thành di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO công nhận. Nhưng cũng từ đó, nhiều khi công chúng phải thưởng thức một ca trù… lai căng nếu không muốn nói nặng nề hơn là biến dạng và méo mó    nhiều ca sĩ, nghệ sỹ chèo, cải lương coi Ca trù là một “món ăn” lạ, là một “mốt” để theo họ theo học với thời gian “siêu tốc”... 1 tháng.

Nghệ thuật Ca trù rất cần nghệ sĩ có tâm với nghề.
Nghệ thuật Ca trù rất cần nghệ sĩ có tâm với nghề.

Ca nương “đi tắt đón đầu”

Một nghệ nhân ca trù ở Câu lạc bộ Hà Nội từng “choáng váng” khi được một ca sĩ hát nhạc trẻ đề nghị dạy hát ca trù với thời gian “siêu tốc”... 1 tháng!. Nghệ nhân đó đã giải thích,  việc học ca trù phải rất quy củ và mất nhiều thời gian, thường đào kép phải học từ sáu, bảy tuổi, sau chừng bốn, năm năm may ra mới học được dăm ba chục điệu làm lưng vốn hành nghề.

Phớt lờ việc giải thích ấy, cô ca sĩ nói rằng, cô chẳng cần phải học dăm ba chục điệu, bài cổ mà chỉ cần học 1-2 bài “dắt lưng” để kiếm cơm. Theo cô ca sĩ này thì việc cô muốn học 2 bài vì cô muốn mình sớm trở thành... ca nương để khẳng định “tài năng” của mình với đồng nghiệp. Cô cũng bật mí một khát khao rằng, trong một chương trình nghệ thuật, cô - sẽ từ một ca sĩ hát “Trống vắng”, ngay lập tức biến thành ca nương với bài “Gặp đào hồng ”. Nếu được vậy, đồng nghiệp, khán giả có thể khâm phục “tài biến hóa” của cô.

Ý tưởng của cô ca sĩ trẻ này không chỉ có một. Từ năm 2009, nghệ thuật Ca trù đã trở thành di sản văn hóa thứ tư của Việt Nam được UNESCO công nhận, thì nhiều ca sĩ, nghệ sỹ chèo, cải lương coi Ca trù là một “món ăn” lạ, là một “mốt” để theo họ theo học và trình diễn.

Khi yêu cầu có thể kể một số không gian hát ca trù, một “ca nương” lắc đầu, phẩy tay: “Chúng tôi chẳng cần quan tâm đến không gian hát ca trù, nguồn gốc xuất xứ, ý nghĩa nội dung bài hát, cách lấy hơi nhả chữ sao cho đúng…mà chỉ quan tâm mỗi chuyện phải làm thể nào để nhanh thuộc lời và giai điệu. Thuộc càng nhanh càng tốt, để chúng tôi có thể có cơ hội có những hợp đồng…chạy sô béo bở ở một vài nhà hàng, tiệc cưới hay ở chương trình nghệ thuật tạp kỹ. Bây giờ thời đại @, chúng tôi bỏ ra vài năm học ca trù để... chết già à?”.

NSND Quốc Chiêm - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội buồn rầu nói: “Hiện nay, thầy ca trù giỏi và thực tâm với nghề không còn nhiều. Trò thì không đủ kiên nhẫn học theo bài bản theo cách dạy truyền thống. Vì thế, cũng không quá ngạc nhiên khi có người tự xưng là đào nương, ca nương, kép đàn cũng chỉ biết một hai bài hoặc một hai thể cách. Nếu trước đây, việc tuyển chọn người truyền nghề được đặc biệt coi trọng, khắt khe thì nay, do ảnh hưởng bởi tâm lý “đi tắt đón đầu” mà lượng đào nương, kép đàn xuất hiện ồ ạt”.

Về đâu một loại hình nghệ thuật?

Cái sự học “siêu tốc” như vậy đã khiến loại hình nghệ thuật Ca trù bị biến dạng và méo mó. Công chúng phải thưởng thực một ca trù lai căng. Không chỉ có các ca nương, mà các câu lạc bộ ca trù cũng chạy sô thời... “siêu tốc”. Do vậy, trên chiếu chầu - nơi được coi là thánh đường của Ca trù - còn xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, cư xử không văn hóa, ích kỷ, bá chủ độc quyền, lôi kéo, bè phái.

TS.Lê Thị Minh Lý - Phó Cục trưởng Cục Di sản và Viện Âm nhạc bức xúc: “Hiện nay, một số Câu lạc bộ, nhóm mang tính kinh doanh, chạy theo thị trường để làm sao vừa có danh vừa có lợi. Số khác thì chớp được thời vụ nếu nhận được hợp đồng biểu diễn sẽ gọi người đến đàn hát”.

Mới đây, Viện Âm nhạc Việt Nam đã có bản báo cáo gửi Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về kế hoạch thực hiện dự án “Nghiên cứu, truyền dạy, phát huy ca trù vào đời sống và kiểm kê di sản ca trù năm 2012” với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng. Dự án sẽ tập trung vào công tác nghiên cứu, truyền dạy, kiểm kê và trình diễn ca trù. Đây có thể coi là khâu trọng yếu để kịp thời bảo vệ và từng bước phục hồi, phát huy giá trị của di sản ca trù.

Đây thực sự là một tin tốt lành cho những người nặng lòng với lại hình nghệ thuật này. Thế nhưng, với những ai đang chạy theo bề nổi, chạy theo hợp đồng biểu diễn thì “di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp” này sẽ đi về đâu?.

Thùy Dương

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.