Đầu năm tấp nập khách về đền Bia – Cẩm Giàng xin chữ, cầu may

Người dân đến đền Bia vào ngày đầu năm để cầu tài lộc, xin chữ, xin thuốc.
Người dân đến đền Bia vào ngày đầu năm để cầu tài lộc, xin chữ, xin thuốc.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mùng 1 Tết Nguyên đán 2023, du khách gần xa tấp nập về đền Bia ở thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) để dâng hương, xin lộc chữ và cầu mong một năm mới an lành, may mắn, dồi dào sức khoẻ.

Như thành thông lệ, hôm nay, khá đông người dân huyện Cẩm Giàng và các địa phương khác ở tỉnh Hải Dương lại về đền Bia đi lễ, xin chữ, xin thuốc dịp Tết. Nhiều người cho rằng xin chữ đầu năm ở đền Bia có thể mang lại may mắn, bình an cho bản thân và gia đình cả năm.

Vào ngày đầu năm, du khách đến đền Bia để cầu may, xin chữ, xin thuốc cũng khá đông.

Vào ngày đầu năm, du khách đến đền Bia để cầu may, xin chữ, xin thuốc cũng khá đông.

Đền Bia là một trong 3 di tích thuộc cụm di tích quốc gia đặc biệt gồm: đền Xưa – chùa Giám – đền Bia, thờ vị “Thánh thuốc Nam” là Đại danh y – Thiền sư Tuệ Tĩnh. Ngôi đền nằm trên cánh đồng phía Tây của thôn Văn Thai (xã Cẩm Văn). Đây cũng là một trong những di tích gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp ủa Đại danh y – Thiền sư Tuệ Tĩnh.

Theo sử sách, Thiền sư Tuệ Tĩnh là người đã xây dựng nền móng của Y học cổ truyền nước nhà với truyền thống chữa bệnh bằng thuốc Nam, theo phương châm “Nam Dược Trị Nam Nhân” (nghiên cứu thuốc Nam để chữa bệnh cho người Nam). Ông đã khởi xướng phong trào trồng thuốc ở gia đình, vườn chùa và thu giữ, dự trữ thuốc theo thời vụ để có sẵn thuốc chữa bệnh kịp thời.

Hơn 30 năm nghiên cứu y thuật ông đã tìm ra 580 vị thuốc Nam, hệ thống, tổng kết các phương pháp chữa bệnh, gồm 10 khoa, 2 môn, chữa 184 bệnh, bằng 3.873 phương thuốc. Ông là người nắm vững y lý Đông y, có công đầu trong việc nghiên cứu dược tính và chẩn trị bằng thuốc Nam. Truyền thống đó của Tuệ Tĩnh đã được đời sau thừa kế và phát huy rạng rỡ trong việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân và phát triển Y học dân tộc. Do vậy khi ông mất, với lòng biết ơn sâu sắc, nhân dân đã lập đền thờ ông.

Người dân thành tâm lễ tại đền Bia để mong một năm mới luôn an lành, may mắn, nhiều tài lộc.

Người dân thành tâm lễ tại đền Bia để mong một năm mới luôn an lành, may mắn, nhiều tài lộc.

Đền Bia nguyên được xây dựng từ thời Lê, trùng tu vào năm 1936, kiến trúc kiểu tiền nhất hậu đinh, mặt tiền quay hướng bắc, xung quanh cây cối xanh tươi và nằm giữa cánh đồng thuộc hai xã Cẩm Văn và Cẩm Vũ của huyện Cẩm Giàng, đền có vườn thuốc nam rộng lớn, phong phú các loại dược liệu. Hiện trong khu vườn ở đền Bia có trồng 9 thuốc nam kiểu mẫu đã được Bộ Y tế quy định để phục vụ người dân có nhu cầu xin thuốc.

Di tích còn nhiều cổ vật có giá trị từ các triều đại phong kiến như bệ đá thời Nguyễn chạm khắc tứ linh, tứ quý, cỗ khám sơn son thiếp vàng, tượng Tuệ Tĩnh, đặc biệt là tấm bia thời Lê là di vật kỷ niệm của Tuệ Tĩnh, được nhân dân địa phương coi như báu vật bảo quản tại hậu cung của đền. Ngôi đền được trùng tu tôn tạo năm 2005 với 12 hạng mục trên diện tích 12.790 m2. Từ năm 2013-2021, di tích đền Bia nhiều lần được mở rộng, nâng cấp.

Du khách đến đền Bia ngày mùng 1 Tết Quý Mão 2023 khá đông với tâm trạng hồ hởi, nhiều kỳ vọng vào năm mới. "Mùng 1 không mưa, không quá rét và cũng không quá hanh khô, rất thích hợp cho du xuân, vãn cảnh đền chùa. Ngày đầu năm mà thời tiết thuận hòa thế này hứa hẹn một năm mới tốt lành", bà Dương Thị Hồng (54 tuổi, ở huyện Cẩm Giàng) nói.

Bảng thông tin về đền Bia cũng là nơi các du khách dừng lại để đọc và tìm hiểu.

Bảng thông tin về đền Bia cũng là nơi các du khách dừng lại để đọc và tìm hiểu.

Công an huyện Cẩm Giàng cho biết, lực lượng Công an huyện đã cùng Công an các xã tham mưu cho chính quyền các cấp xây dựng kế hoạch chi tiết tạo thuận lợi, an toàn cho mọi người du xuân vào đầu năm mới. Các lực lượng luôn ứng trực bảo đảm quân số và sẵn sàng các phương án để chủ động nắm bắt, xử lý kịp thời các tình huống ùn ứ xe cộ, bảo đảm phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự...

Trước đó 1 tuần, các tổ công tác phục vụ Tết Quý Mão 2023, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tại các di tích trong huyện Cẩm Giàng đã triển khai thực hiện các phần việc theo kế hoạch đề ra. Mỗi di tích có 2 tổ để thay ca, mỗi tổ từ 5-7 người bảo đảm cả khu vực bên trong và xung quanh di tích, từ tổ chức các hoạt động đến tiếp khách, hậu cần - dịch vụ, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường. Riêng khu vực đền Bia có tới 8 tổ với khoảng 40 người bảo đảm mọi hoạt động từ chiều cuối cùng của năm Nhâm Dần.

Tin cùng chuyên mục

Hàng không tăng hơn 3.000 chuyến bay phục vụ Tết

Hàng không tăng hơn 3.000 chuyến bay phục vụ Tết

(PLVN) - Vietnam Airlines Group (gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ ngày 13/1 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Đọc thêm

Xôn xao bức ảnh hành lang một lớp ngoại ngữ, làm gì để 'gỡ' gánh nặng cho người già?

Không nên để việc trông cháu thành gánh nặng cho người cao tuổi. (Nguồn: LAP)
(PLVN) - Mới đây, mạng xã hội lan truyền bức ảnh chụp cảnh hành lang chờ tại một lớp học của trung tâm ngoại ngữ, cho thấy không ít trong số những người đang ngồi chờ là các ông, bà cụ cao tuổi với gương mặt khá mệt mỏi. Bức ảnh đã gây ra một số tranh luận liên quan đến câu chuyện trách nhiệm, tình thương hay “gánh nặng” chăm cháu của một bộ phận không nhỏ người cao tuổi nước ta.

Người phụ nữ cho Jeans cũ một cuộc đời mới

Doanh nhân Bùi Thị Kim Ngân chia sẻ tại chương trình "Phụ nữ làm chủ cuộc đời - She Leads Her Life"
(PLVN) - Không chỉ tái chế quần jeans cũ thành những sản phẩm thời trang độc đáo, doanh nhân Bùi Thị Kim Ngân còn "tái chế" cả những quan niệm cũ kỹ về phụ nữ. Quán quân chương trình "Khi phụ nữ làm chủ" năm 2023 khẳng định: Phụ nữ chính là nước, mềm mại nhưng uyển chuyển, có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh và làm chủ cuộc đời mình.

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử
(PLVN) - Giận chồng, người phụ nữ ở huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam) ăn 6 lá ngón để tự tử. Chị này may mắn được các bác sĩ Phòng khám quân dân y Axan cứu sống.

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thầm lặng cống hiến trên vùng sâu Tu Mơ Rông

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thường xuyên kiểm tra kiến thức học sinh.
(PLVN) - Nhiệt huyết, sáng tạo trong giảng dạy; truyền ngọn lửa say nghề đến đội ngũ giáo viên; thương yêu, miệt mài truyền thụ tri thức cho bao thế hệ học sinh, thầy giáo Phạm Quốc Việt, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học -Trung học cơ sở (PTDTBT TH-THCS) xã Đăk Sao đã và đang góp sức vào sự nghiệp giáo dục ở huyện vùng sâu Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Tìm kiếm 2 nạn nhân rơi theo xe rác xuống sông

Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực tìm kiếm 2 người trên xe chở rác mất tích khi rơi xuống sông.
(PLVN) - Chiều 21/11, lực lượng chức năng huy động tối đa lực lượng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn vụ ô tô chở rác đâm lan can cầu treo Bình Thành (Thừa Thiên Huế) rồi lao xuống sông khiến hai người mất tích.

Dựng barie chắn ngõ nhỏ tại Hà Nội: Cần xử lý hợp tình, hợp lý

Barie chắn đầu ngõ 126 Thượng Đình giờ cao điểm. (Nguồn: MXH)

(PLVN) - Trong giờ cao điểm, nhiều người tận dụng những ngõ nhỏ giao cắt làm đường tắt để rút ngắn thời gian di chuyển nhưng chính hành động này không chỉ gây phiền toái cho người dân sống trong các ngõ nhỏ mà còn trực tiếp gây ùn tắc giao thông, gia tăng khó khăn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết.

Đề xuất nhân văn của TP Hồ Chí Minh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong một báo cáo mới đây gửi Thủ tướng Chính phủ, TP HCM đề xuất muốn dùng ngân sách để xử lý một số khoản vay với người nghèo, là khoản vay tín dụng ưu đãi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; nhưng quá hạn, khó thu hồi. Trong bối cảnh cả nước đang thực hiện các phong trào hỗ trợ người nghèo như xóa nhà tạm, nhà dột nát (dự kiến hoàn thành trong năm 2025); “Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”… thì đây là một động thái được dư luận rất quan tâm.