Dấu ấn Việt Nam trong vai trò thành viên Hội đồng nhân quyền

Hội nghị cung cấp thông tin về công tác nhân quyền cho báo chí.
Hội nghị cung cấp thông tin về công tác nhân quyền cho báo chí.
Trong ba năm trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp quốc (2014-2016), Việt Nam đã để lại những dấu ấn rõ nét.

Phát biểu tại Hội nghị cung cấp thông tin về công tác nhân quyền cho báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tại Hà Nội vào sáng 28/9, bà Hoàng Thị Thanh Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức Quốc tế (Bộ Ngoại giao) cho hay, Việt Nam trở thành thành viên hội đồng này nhiệm kỳ 2014-2016 với số phiếu cao nhất trong các nước tham gia bầu cử vào thời điểm đó (184/192).

Từ đó tới nay, Việt Nam luôn tham gia Hội đồng Nhân quyền một cách nghiêm túc, có trách nhiệm, chủ động và tích cực xây dựng.

Có thể lấy ví dụ như việc Việt Nam luôn có trách nhiệm trong tham gia phát biểu, thảo luận tài hàng trăm cuộc họp, xây dựng và thương lượng các nghị quyết, quyết định của Hội đồng nhân quyền, đóng góp vào việc bảo đảm các giá trị chung về quyền con người.

Việt Nam cũng nghiêm túc trong thực hiện cơ chế UPR (Rà soát định kỳ phổ quát), đối thoại thẳng thắn với các nước tại phiên bảo vệ UPR; thực hiện nghiêm túc các khuyến nghị đã chấp thuận…

Dù lần đầu tham gia hội đồng, song Việt Nam cũng chủ động đưa ra các sáng kiến như cùng Bangladesh và Philippines là đồng tác giả về Nghị quyết tác động của Biến đổi khí hậu với quyền trẻ em (được thông qua bằng đồng thuận với hơn 110 nước đồng bảo trợ); tổ chức tọa đàm quốc tế thu hút hàng trăm người tham dự tại Hội đồng nhân quyền…

Cũng theo bà Nga, Việt Nam luôn đề cao phương châm đối thoại và hợp tác trong vấn đề quyền con người. Trong nhiều trường hợp, Việt Nam làm trung gian trong các cuộc thương lượng; ý kiến của Việt Nam được lắng nghe. 

Việc tham gia Hội đồng nhân quyền, theo bà Nga, đã đóng góp thiết thực vào việc thúc đẩy đối thoại và hợp tác, tăng cường tính hiệu quả, minh bạch và cân bằng trong công việc của hội đồng. Bên cạnh đó, tăng cường tiếng nói, nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; phản bác những luận điệu, thông tin sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam; thúc đẩy các vấn đề như kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền của nhóm dễ bị tổn thương, biến đổi khí hậu…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.