Đất nước, nhân dân biết ơn những người hy sinh cho Tổ quốc sống mãi

Thượng tướng Lương Cường - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
Thượng tướng Lương Cường - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
(PLO) - LTS: Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2017), Báo PLVN trân trọng trích đăng bài viết của Thượng tướng Lương Cường - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam về công tác “Đền ơn đáp nghĩa”. 

Trải qua các cuộc chiến tranh giải phóng, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc ta đã hiến dâng tuổi thanh xuân và cả cuộc sống của mình cho đất nước. Họ đã ngã xuống trên chiến trường, hoặc khi trở về mang trên mình đầy thương tích. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chính họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi..., tinh thần của họ luôn sống với non sông Việt Nam”. Đảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội mãi mãi ghi tạc và đời đời biết ơn sự hy sinh cống hiến to lớn đó.

… 70 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác chính sách và Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” luôn được các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội quan tâm thực hiện ngày càng tốt hơn thể hiện tình cảm, trách nhiệm và lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã cống hiến, hy sinh xương máu vì độc lập, tự do của Tổ quốc và sự trường tồn của dân tộc.

Đợt hoạt động cao điểm kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017), toàn quân đã xây mới 1.123 nhà tình nghĩa, 935 nhà đồng đội, “Ngôi nhà 100 đồng”, “Nhà mái ấm công đoàn, nghĩa tình đồng đội”, “Nhà mái ấm tình thương”; trao 589 sổ tiết kiệm, với số tiền hơn 1 tỷ đồng tặng các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng. Cùng với đó, các đơn vị còn tích cực tham gia xây dựng các công trình tình nghĩa ở địa phương nơi đóng quân; tổ chức khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người có công, đối tượng chính sách và nhân dân; đỡ đầu, kết nghĩa và hỗ trợ thiết thực các đoàn an, điều dưỡng thương, bệnh binh, Trung tâm Nuôi dưỡng người bị nhiễm chất độc hóa học (Làng Hữu Nghị Việt Nam) và tổ chức các hoạt động về nguồn, thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách...

Chủ động đề xuất và tổ chức thực hiện chu đáo chính sách đối với người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế. Đến nay, cả nước có hơn 12.700 đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng, hơn 969.000 đối tượng hưởng trợ cấp một lần với số tiền hơn 4.215 tỷ đồng (theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg); hơn 1.300 đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng, hơn 1 triệu đối tượng hưởng chế độ trợ cấp 1 lần, với số tiền hơn 4.832 tỷ đồng (theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg). Các đơn vị, địa phương trong cả nước đang tích cực đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg về một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; phấn đấu đến hết năm 2017, cơ bản hoàn thành việc giải quyết chế độ đối với đối tượng trên địa bàn cả nước.

Trong tình hình mới, công tác chính sách và Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” cần tiếp tục được phát huy, góp phần nâng cao đời sống của các đối tượng chính sách, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng, Nhà nước về chính sách xã hội; đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5, Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chính sách xã hội đến năm 2020 và những năm tiếp theo, Chỉ thị số 368-CT/QUTW ngày 12/4/2016 của Quân ủy Trung ương “Về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội giai đoạn 2016-2020”; đồng thời, phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Hiếu nghĩa, bác ái” của dân tộc để thực hiện ngày càng tốt hơn công tác chính sách và Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Thời gian tới, cấp ủy, cán bộ chủ trì các cơ quan, đơn vị trong toàn quân cần tập trung quán triệt và thực hiện tốt một số nội dung, giải pháp sau:

Một là, cấp ủy, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác chính sách và Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Thực tiễn chỉ ra rằng, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và cán bộ chủ trì có ý nghĩa quyết định đến kết quả thực hiện công tác chính sách và Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Do đó, cấp ủy, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên các cấp lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị thực hiện tốt hơn nữa công tác chính sách và Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; bám sát tình hình đất nước, quân đội, điều kiện, khả năng của cơ quan, đơn vị mình và nhu cầu, quyền lợi thiết thực của các đối tượng chính sách để đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo phù hợp.

Lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ nhận thức sâu sắc mục đích, ý nghĩa nhân văn của công tác thương binh, liệt sĩ, hậu phương quân đội và Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; coi đây không chỉ là trách nhiệm, mà còn là đạo lý để mỗi người tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời kỳ mới. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời biểu dương người tốt, việc tốt; phát hiện, chấn chỉnh những nơi làm chưa tốt để khắc phục, tạo sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình thực hiện.

Hai là, chủ động nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật ưu đãi người có công, người tham gia kháng chiến; cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ nơi khó khăn gian khổ. Tập trung nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước hoàn thiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; triển khai thực hiện kết luận của Ban Bí thư về chế độ chính sách đối với người có công ở nước ngoài; giải quyết các chế độ, chính sách đối với người tham gia các thời kỳ kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Ưu tiên, bổ sung chế độ, chính sách đối với các đối tượng làm nhiệm vụ đặc thù, nhiệm vụ mới, cán bộ, chiến sĩ, nhân viên đang công tác ở những địa bàn chiến lược, biên giới, biển đảo; chính sách bảo đảm cho các đề án tinh giản biên chế, thu hút, khuyến khích người tài và nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ trong quân đội. Chủ động đề xuất chính sách tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, chính sách bảo hiểm xã hội phù hợp với tiến trình cải cách chính sách xã hội của Nhà nước và đặc thù quân đội… 

Ba là, đẩy mạnh Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” sâu rộng trong toàn quân, cùng toàn dân chăm sóc chu đáo, thiết thực đời sống người có công. Trước mắt, toàn quân triển khai thực hiện tốt đợt thi đua cao điểm “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa” nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa phong trào chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng thông qua các chương trình tình nghĩa, huy động nguồn lực từ cộng đồng, xã hội cùng chăm lo các đối tượng chính sách.

Tuyên truyền sâu rộng, tôn vinh, khen thưởng xứng đáng các đơn vị, địa phương làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ; những tấm gương thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công tiêu biểu; các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích, đóng góp trong Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, góp phần tôn vinh, tạo sự lan tỏa, chung tay góp sức của cả cộng đồng trong giữ gìn, phát huy truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Bốn là, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể địa phương nơi đóng quân thường xuyên quan tâm chăm lo tốt hơn nữa công tác chính sách và Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Trước hết, cần phối hợp trong triển khai thực hiện các chế độ, chính sách, bảo đảm đúng, đủ, chu đáo, không để xảy ra tiêu cực. Triển khai đồng bộ các chủ trương, giải pháp công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính liệt sĩ; làm tốt hơn công tác tu bổ, tôn tạo các nghĩa trang liệt sĩ; đồng thời, tạo môi trường thuận lợi để thương binh, bệnh binh, người có công, gia đình người có công phát huy ý chí tự lực tự cường, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và tham gia các hoạt động xã hội.

Thường xuyên quan tâm công tác giáo dục-đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm cho những người có công và con em của các đối tượng chính sách, nhất là vợ (hoặc chồng), con của liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công. Phát huy sức mạnh tổng hợp mọi nguồn lực trong chăm lo, giúp đỡ các gia đình chính sách cả về vật chất, tinh thần, đặc biệt là đối với các trường hợp còn nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Năm là, phát huy vai trò của ngành chính sách quân đội thực hiện tốt công tác tham mưu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác chính sách và Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa ”. Thời gian tới, ngành chính sách quân đội cần tiếp tục thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, tập trung nghiên cứu đề xuất với Đảng, Nhà nước bảo đảm tốt hơn chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng tại ngũ phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đề xuất và thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, đẩy mạnh Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, cần chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ chính sách, cơ quan chính sách các cấp vững mạnh, luôn vững vàng về chính trị, tư tưởng, có đạo đức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, tận tụy, trách nhiệm trong công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao…

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.