Đảm bảo nhà ở cho bà con người H’Mông theo chuẩn “3 cứng”

Đảm bảo nhà ở cho bà con người H’Mông theo chuẩn “3 cứng”.
Đảm bảo nhà ở cho bà con người H’Mông theo chuẩn “3 cứng”.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cử tri kiến nghị nghiên cứu, hướng dẫn việc lựa chọn vật liệu thay thế phù hợp, đảm bảo chất lượng với chi phí hợp lý, đồng thời ban hành thiết kế điển hình, thiết kế mẫu phù hợp với phong tục, tập quán sinh hoạt, điều kiện sống, giúp cho bà con người H’Mông.

Gửi thắc mắc đến Bộ Xây dựng, cử tri tỉnh Yên Bái cho biết: Theo thói quen và phong tục tập quán của người H’Mông, việc làm nhà chủ yếu bằng vật liệu gỗ. Với chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên của Chính phủ, người dân sống tại các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng tự nhiên phòng hộ, rừng tự nhiên đặc dụng không còn được khai thác vật liệu gỗ để làm nhà; trong khi việc vận chuyển vật liệu xi măng, gạch xây, cát, đá, sỏi, đến nơi ở rất khó khăn, giá thành cao, dẫn đến chi phí làm nhà xây rất lớn, vượt quá khả năng chi trả của người dân.

Do vậy, cử tri kiến nghị nghiên cứu, hướng dẫn việc lựa chọn vật liệu thay thế phù hợp, đảm bảo chất lượng với chi phí hợp lý, đồng thời ban hành thiết kế điển hình, thiết kế mẫu phù hợp với phong tục, tập quán sinh hoạt, điều kiện sống, giúp cho bà con người H’Mông làm nhà ở an toàn chắc chắn, định cư ổn định, góp phần vào việc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội tại các địa bàn vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Giải đáp thắc mắc của cử tri, Bộ Xây dựng cho hay, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm giải quyết vấn đề nhà ở và ban hành nhiều chính sách nhằm nâng cao đời sống, hỗ trợ các hộ nghèo có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững của các hộ dân nghèo có khó khăn về nhà ở.

Đặc biệt là các hộ dân sinh sống tại các vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn 2012-2020, các hộ gia đình nghèo có khó khăn về nhà ở đã được Nhà nước hỗ trợ theo các Quyết định của Thủ tướng, với tổng số nhà hỗ trợ khoảng 650.000 căn. Riêng tỉnh Yên Bái hỗ trợ được hơn 10.000 căn nhà.

Nhà ở được hỗ trợ theo các chương trình, phải đảm bảo diện tích tối thiểu 24m2; tuổi thọ căn nhà tối thiểu đạt 10 năm; đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn “3 cứng” gồm: “Nền cứng” là nền nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng - cát, bê tông, gạch lát; “khung - tường cứng” gồm hệ thống khung, cột, tường kể cả móng đỡ.

Theo Bộ Xây dựng, do mức hỗ trợ để xây nhà ở theo các chính sách còn thấp, nên các chính sách trên đều cho phép xây dựng nhà ở bằng vật liệu sẵn có của địa phương nhưng đảm bảo tiêu chuẩn “3 cứng” nêu trên.

Liên quan đến việc đóng cửa rừng tự nhiên, dẫn đến khó khăn trong tìm kiếm vật liệu thay thế, vận chuyển, chi phí làm nhà vượt quá khả năng chi trả của người dân nghèo, Bộ Xây dựng cho biết, đã tham gia phối hợp cùng Ủy ban Dân tộc xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 để triển khai Nghị quyết 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội. Trong đó, có nội dung về hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo là người dân tộc thiểu số. Tổng mức hỗ trợ nhà ở đã được nâng lên để đảm bảo cho các hộ gia đình vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thể thay thế vật liệu làm nhà theo truyền thống (chủ yếu bằng gỗ) sang vật liệu xây dựng hiện nay (xi măng, gạch, cát, đá, sỏi...).

Dự kiến suất đầu tư cho căn nhà có diện tích tối thiểu 30m2, có tuổi thọ tối thiểu 20 năm và đạt chuẩn 3 “cứng” (phù hợp với Chương trình nông thôn mới) là 80 triệu đồng/căn (trong đó: ngân sách trung ương hỗ trợ trực tiếp là 40 triệu đồng; Nhà nước cho vay ưu đãi lãi suất 3%/năm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội là 25 triệu đồng; số vốn còn lại 15 triệu đồng được huy động từ gia đình, dòng họ và cộng đồng). Báo cáo nghiên cứu khả thi về Chương trình này đã được Hội đồng thẩm định Nhà nước thông qua, hiện đang trình Chính phủ phê duyệt.

Bộ Xây dựng cũng đang phối hợp các bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách mới triển khai thực hiện việc hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo trên các huyện nghèo của cả nước theo Nghị quyết 24/2021/QH15 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách mới để triển khai thực hiện việc hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo tại các vùng còn lại trình Thủ tướng xem xét, ban hành.

Đọc thêm

Vụ người dân tố cáo hành vi nâng khống hóa đơn tại Hà Tĩnh: Công an mời người tố cáo đến cung cấp thông tin, tài liệu

Ảnh minh họa
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Công văn 325/CAT- VPĐT của Công an tỉnh Hà Tĩnh trả lời đơn của bà Cao Thị Huê (ngụ xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) tố cáo hành vi nâng khống và sử dụng trái phép hóa đơn tài chính trong thanh lý hợp đồng xây dựng một công trình. Đơn do Báo PLVN chuyển đến.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký cư trú

Đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký cư trú. (Ảnh minh họa: Hồng Thương)
(PLVN) - Bộ Công an đang lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung quy định về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký cư trú được quy định tại Luật Cư trú 2020.

Có được xây 2 căn nhà trên cùng một thửa đất không?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) - Bạn Quang Huy (Ba vì, Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi có một mảnh đất rộng 500m2. Trước đó bố tôi đã xây nhà một phần trên mảnh đất đó. Nay tôi lấy vợ muốn xây thêm một căn nhà bên cạnh để ở riêng. Vậy cho tôi hỏi, có thể xây 2 căn nhà trên 1 thửa đất của bố tôi hay không? Nếu không được xây thì tôi phải làm gì để được xây thêm nhà trên thửa đất đó?

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024
- Giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần; Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước; Điều kiện thành lập cụm công nghiệp; Thành lập hai thành phố thuộc tỉnh Bình Dương và Tiền Giang... là chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Từ ngày 15/5, giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần; quy định về xét tặng các danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Nói xấu, bôi nhọ người khác bị xử lý như thế nào?

Luật sư Trần Thị Loan
(PLVN) - Bạn Nguyễn Tùng (Bắc Ninh) hỏi: Vừa qua trên các trang mạng xã hội đang lùm xùm về vụ việc của Tiktoker “Vua quạt”. Anh này có hành vi nói xấu và bôi nhọ người khác. Vậy Tiktoker “Vua quạt” có thể bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Vụ công dân tố bị xâm phạm chỗ ở tại Hưng Yên: Công an huyện Yên Mỹ phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm

Vị trí quây bạt bị cho là có dấu hiệu xâm phạm chỗ ở. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Mỹ vừa ra Quyết định phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm số 537/QĐ-ĐCSHS-KTMT ngày 16/4/2024 về vụ việc xâm phạm chỗ ở của người khác. Căn cứ phục hồi là Kết luận giám định 215/KL-KTHS(KTS) ngày 7/12/2023 của Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Hưng Yên.