Đắk Lắk: 28 năm “đói” điện bên nhà máy thủy điện

Cụ Liêu bên chiếc quạt máy mini chạy bằng bình ắc quy.
Cụ Liêu bên chiếc quạt máy mini chạy bằng bình ắc quy.
(PLO) -Thôn Nà Ven (xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) cách TP.Buôn Ma Thuột khoảng 50km, cách thị trấn Buôn Đôn khoảng 10km, nằm gần 2 nhà máy thủy điện “tầm cỡ” trên khu vực Tây Nguyên. Thế nhưng, đã 28 năm trôi qua, người dân thôn này vẫn chưa thấy được ánh sáng của điện lưới quốc gia. 

Vùng đất khó

Theo lời kể của ông Nguyễn Thế Liêu (73 tuổi, thôn Nà Ven), vào ngày 20/3/1988, ông dẫn theo vợ con cùng 73 hộ dân khác rời huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình) vào Đắk Lắk lập nghiệp theo chủ trương của huyện.

Đợt di cư đó có gần 200 người, đủ cả già trẻ lớn bé, họ gói gém tất tần tật những đồ đạc có giá trị trong nhà, dắt díu nhau lên đường đến vùng đất hứa với ước vọng đổi đời. 

Khi đến Tây Nguyên, những con người ấy được đưa đến một cánh rừng nghèo gần suối Đục (xã Krông Na, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk) định cư (sau này đổi tên thành thôn Nà Ven, xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn). Lúc đó, nơi bà con ở chỉ có một bãi đất trống mới được san ủi, bao quanh là điệp trùng rừng núi, khung cảnh rất hoang vu. 

Thời điểm đó, người dân phải đốn cây, cắt cỏ tranh và dùng giấy dầu để dựng chòi che mưa che nắng. Đồng thời, chính quyền cũng hỗ trợ cho họ hơn 10 xe rơm để làm mái lợp, cấp cho mỗi khẩu 13kg gạo nhằm chống lại cái đói trước mắt. 

Khi đã ổn định nơi ăn chốn ở, người dân bắt tay vào việc khai hoang, trồng trọt. Thế nhưng, vùng đất bao quanh thôn Nà Ven rất cằn cỗi, chẳng loại cây trồng nào phát triển, tươi tốt được. 

“Dân Thái Bình chúng tôi quen với việc canh tác lúa nước. Tuy nhiên, thời tiết nơi đây quá khắc nghiệt, mùa hạn thì đồng cạn, lúa khô; mùa mưa phèn nổi lềnh bềnh… Thấy trồng lúa kém hiệu quả, chúng tôi quay sang tỉa bắp, đậu… nhưng rút cuộc chẳng thể nào khấm khá nổi”, ông Liêu chia sẻ. 

Do cuộc sống quá khó khăn nên người dân lũ lượt bỏ đi. Sau vài tháng, thôn Nà Ven chỉ còn sót lại 17 hộ. Thời gian thấm thoắt trôi qua, đến nay thôn Nà Ven đã bước sang “tuổi” 28. Chừng ấy thời gian có thể làm nhiều vùng quê khác “thay da đổi thịt” nhưng Nà Ven vẫn vậy. 

Hiện nay, những ngôi nhà tạm bợ được lợp bằng cỏ tranh ngày xưa đã được thay màu ngói mới. Thế nhưng, người dân nơi đây vẫn phải đối mặt với cái nghèo, với cuộc sống thiếu thốn trăm bề và gần như tách biệt với nền văn minh bên ngoài vì… không có điện. 

Anh Nguyễn Văn Sự (37 tuổi, thôn Nà Ven) cho biết: “Tôi theo gia đình vào Nà Ven từ khi còn nhỏ. Thuở còn trẻ thơ, tôi nghe cha mẹ nói vài năm nữa thôn mình sẽ có điện. Vậy mà đã gần 30 năm trôi qua vẫn chẳng thấy điện đâu”. 

Theo anh Sự: “Việc thiếu điện kéo theo rất nhiều trở ngại trong sản xuất, sinh hoạt. Vì không có điện, chúng tôi chẳng thể nào bơm đủ nước để tưới tiêu cho cây trồng. Hiện tại, cả thôn chỉ có vài chiếc vô tuyến đen trắng cũ kĩ, dăm ba chiếc ra-đi-ô ọp ẹp chạy bằng pin hoặc bình ắc quy để nghe ngóng thông tin. Ở đây, các em nhỏ cũng không có điều kiện tốt để học hành vì kinh tế cha mẹ eo hẹp, đường sá đi lại bất tiện”. 

Không có điện, người dân Nà Ven phải tự bơm nước thủ công.
Không có điện, người dân Nà Ven phải tự bơm nước thủ công. 

“Khát” nước, “khát” luôn cả điện

Chia sẻ về những khó khăn chung của người dân, ông Nguyễn Đức Giang, Trưởng thôn Nà Ven cho biết, toàn thôn có gần 200ha đất nông nghiệp, tính bình quân mỗi hộ có đến gần 4ha để canh tác. Thế nhưng, bà con chẳng thể làm gì khác trên vùng đất rộng thênh thang ấy ngoài việc tỉa đậu, tỉa bắp, trồng mì. Mùa màng năm được năm mất, kinh tế bết bát nên trong số 41 hộ hiện tại của thôn có tới 36 hộ nghèo. 

Cũng theo lời vị trưởng thôn, xét về vị trí địa lý, Nà Ven nằm gần suối Đục (khoảng 1km), cách nhà máy thủy điện Sêrêpốk 4A khoảng 2km (tính theo đường chim bay), cách nhà máy thủy điện Sêrêpốk 4B khoảng 10km. Suối nước Đục quanh năm có nước, hai nhà máy thủy điện này đều đã đi vào hoạt động.

Thế nhưng, hơn 40 hộ dân trong thôn Nà Ven vẫn sống trong cảnh “khát nước”, “khát” luôn cả điện. Gia đình nào “sang” lắm mới xây được chiếc bể bằng xi măng để cất nước trời, sắm được chiếc bình ắc quy và bộ máy phát điện năng lượng mặt trời để thắp sáng. Ngoài ra, đa phần bà con vẫn thắp đèn dầu, bơm nước thủ công…

Trong năm 2012, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có chuyến thăm Nà Ven. Tại đây, Chủ tịch nước yêu cầu chính quyền địa phương phải nhanh chóng kéo điện lưới cho bà con. Thời điểm đó, lãnh đạo huyện Buôn Đôn cũng hứa sẽ triển khai khảo sát... Thế nhưng đến nay, Nà Ven còn rất tù mù giữa đại ngàn hoang vắng. 

Ông Trương Văn Hải (60 tuổi, người dân) kể: “Điện và nước uống của bà con nơi đây đều lấy từ…trời. Những ngày mưa dầm, cả thôn đều phải thắp đèn dầu vì không tích được điện từ sức nóng của mặt trời”. 

Theo tìm hiểu của XLPL, cách đây mấy năm, có kênh thủy điện cắt ngang đường vào Nà Ven. Sau đó, phía thủy điện chịu trách nhiệm xây cầu cho dân đi lại. Nhưng chiếc cầu được thiết kế xây thấp hơn mặt đường khoảng 5-6m khiến ai qua lại cũng run cầm cập vì sợ rơi xuống dòng kênh sâu. 

Vì quá bức xúc, bà con thôn Nà Ven lên tiếng phản đối về chiếc “cầu lạ”. Một thời gian sau, phía chủ đầu tư tới gặp gỡ bà con, ra điều kiện muốn tiếp tục xây cầu và hứa sẽ kéo điện cho Nà Ven. Thế rồi, một hàng cột điện “mọc” lên ven đường, nhưng lòng dân không thuận, phía thủy điện buộc phải làm lại cầu mới. Rút cuộc, thủy điện “bỏ rơi” hàng cột điện, Nà Ven vẫn chìm trong bóng tối cho đến nay. 

Trao đổi với XLPL, một lãnh đạo huyện Buôn Đôn chia sẻ, huyện này có 4 nhà máy Thủy điện đang hoạt động. Những năm qua, huyện cũng đã báo cáo về vấn đề điện lưới tại thôn Nà Ven nhưng chưa thể giải quyết được.

Bởi lẽ, Buôn Đôn là huyện nghèo, ít doanh nghiệp đầu tư, tiềm lực tài chính hạn hẹp nên chưa có vốn để triển khai. Bên cạnh đó, dân cư tại Nà Ven thưa thớt (41 hộ) nên việc kéo điện gặp nhiều khó khăn. 

Ở góc độ khác, ông Nguyễn Văn Duyệt, Phó trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Buôn Đôn cho hay, hiện tỉnh Đắk Lắk đã giao cho Sở Công thương làm chủ đầu tư, ký hợp đồng thi công với Ban quản lý dự án điện nông thôn Miền Trung tiến hành rà soát và lên kế hoạch thi công, kéo điện lưới cho những thôn buôn chưa có điện trên toàn tỉnh. 

Theo kế hoạch, đến trước tết âm lịch 2017, một số thôn buôn tại các xã Ea Nuôl. Krông Na, Ea Wer (huyện Buôn Đôn) sẽ được kéo điện. Tuy nhiên, thôn Nà Ven chưa có trong danh sách thi công năm nay. Có thể sang cuối năm 2017, thôn Nà Ven mới được kéo điện lưới quốc gia. 

Tin cùng chuyên mục

Quản lý nước là một trong những dự án được ưu tiên cho vay để bảo vệ môi trường. (Ảnh minh họa/Vneconomy)

Tiềm năng huy động vốn tư nhân cho phát triển xanh

(PLVN) - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh để cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và dự án mang lại lợi ích về môi trường. Điều này cho thấy nhu cầu về trái phiếu xanh là rất lớn và là tín hiệu tích cực về tiềm năng trong việc huy động dòng vốn từ khối tư nhân cho quá trình chuyển đổi hướng đến phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam.

Đọc thêm

VNPT giới thiệu hệ sinh thái số toàn diện tại Diễn đàn quốc gia Phát triển Kinh tế số & Xã hội số lần thứ II

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tham khu trình diễn các giải pháp số của VNPT tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II. (Ảnh: Chi Tưởng)
(PLVN) - Những “lát cắt” của các thành tựu bước đầu trên hành trình làm chủ công nghệ số và cung cấp hệ sinh thái số trong mọi lĩnh vực đời sống KTXH đã được Tập đoàn VNPT giới thiệu tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức.

Sẽ sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Diễn đàn thu hút gần 400 khách mời trong nước và quốc tế tham dự. (Ảnh trong bài: Vũ Vân Anh)
(PLVN) - Đà Nẵng đang hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2024, sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do (Free Trade Zone - FTZ) Đà Nẵng. Thông tin này vừa được công bố tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP Đà Nẵng”, tổ chức hôm qua (14/11).

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.