Đại biểu Quốc hội "truy" trách nhiệm “tư lệnh ngành”

"Chính phủ phải đánh giá thực chất những tồn tại, yếu kém trong điều hành nền kinh tế, làm rõ trách nhiệm của từng ngành và “Tư lệnh” ngành đó" là ý kiến của nhiều Đại biểu Quốc hội khi thảo luận tại Tổ về báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, hôm qua.

"Chính phủ phải đánh giá thực chất những tồn tại, yếu kém trong điều hành nền kinh tế, làm rõ trách nhiệm của từng ngành và “Tư lệnh” ngành đó" là ý kiến của nhiều Đại biểu Quốc hội, hôm qua, khi thảo luận tại Tổ về báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2013.

Hôm qua, thảo luận tại tổ, nhiều đại biểu “truy” vấn đề trách nhiệm của các “tư lệnh ngành”
Hôm qua, thảo luận tại tổ, nhiều đại biểu “truy” vấn đề trách nhiệm của các “tư lệnh ngành”.

Kết quả không tích cực

“Các khó khăn ngày càng đi sâu vào nền kinh tế. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách tích cực, nhưng kết quả mới là bước đầu và trong nhiều vấn đề như giải quyết nợ xấu, thị trường bất động sản, ô nhiễm môi trường, quá tải bệnh viện, an toàn thực phẩm… lại chưa đạt được, kết quả không tích cực”, nhiều ĐBQH đánh giá như vậy về nỗ lực của Chính phủ trong việc khắc phục khó khăn của nền kinh tế.

ĐB Trần Du Lịch (TP HCM) đã cảnh báo và chỉ ra những “lỗi” gây ra tình trạng “nền kinh tế rơi vào trì trệ, suy giảm” là kinh tế duy trì tăng trưởng chỉ dựa trên đầu tư nước ngoài (FDI), mất sức cạnh tranh của cả tư nhân và DN trong nước, tái cấu trúc còn dây dưa, chưa dứt khoát, chưa có kết quả…

Đồng tình, ĐB Trương Thị Ánh (TP HCM) đề cập đến vấn đề nợ công và cho rằng: “Quốc hội chưa có đánh giá, biểu quyết mức nào là an toàn nên chưa khẳng định được nợ công là an toàn”. Bên cạnh đó, nhiều ĐBQH nhận thấy, cơ chế, chính sách được ban hành nhưng “DN vẫn thua trên sân nhà”, tái cấu trúc nền kinh tế vẫn chỉ là “hô hào khẩu hiệu”…

Dẫn ví dụ về tình trạng nhiều công trình xây dựng gần xong nhưng do có Nghị quyết 11 đã tạm dừng chứ không tiếp tục đầu tư để hoàn công, ĐB Đinh Xuân Thảo (TP Hà Nội) đánh giá, việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ vẫn “cứng nhắc, không linh hoạt dẫn tới lãng phí” cho thấy đầu tư công chưa đúng trọng tâm, trọng điểm.

Cũng liên quan đến vấn đề này, ĐB Nguyễn Hữu Quang (tỉnh Thanh Hóa) phản ánh, chi ngân sách cho xây dựng cơ bản là lớn nhưng sai phạm chủ yếu là ở lĩnh vực này mà việc xử lý kiến nghị của kiểm toán thấp cần phải khắc phục trong thời gian tới.

Còn ĐB Bùi Sỹ Lợi (tỉnh Thanh Hóa) cho thấy, tình trạng bố trí đầu tư dàn trải. Phân bổ vốn từ TƯ đến địa phương, địa phương phân bổ sai nguồn vốn nên vốn thiếu, công trình dở dang rất nhiều, nợ đọng lớn (theo Kiểm toán, 63 tỉnh nợ đến hơn 90.000 tỷ đồng), nợ thuế vẫn cao và phổ biến…

“Vực dậy” nền kinh tế: cần biện pháp đặc biệt

Tập trung vào giải pháp “vực dậy nền kinh tế”, nhiều ĐBQH tỏ ra không mấy kỳ vọng trước báo cáo của Chính phủ khi “đó chỉ là những con số tròn trịa, nhưng lại “vênh” với báo cáo của Bộ, ngành”. ĐB Lê Thanh Vân (TP.Hải Phòng) đánh giá, trong 8 nhóm giải pháp của Chính phủ đưa ra có những giải pháp không mới, đã đưa ra nhiều năm trước, “trong khi chúng ta cần những giải pháp cụ thể hơn có thể tác động đến nền kinh tế thì lại chưa có”. Còn ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) cũng bức xúc vì thấy chỉ “loay hoay những giải pháp năm nào cũng thế, chưa có đột phá, lại thiếu phân tích về nguyên nhân và địa chỉ trách nhiệm cụ thể”.

Theo nhiều ĐBQH, Chính phủ cần phải có giải pháp thiết thực, cụ thể, quyết liệt hơn, chọn ra những giải pháp trực diện như “không nên lưu luyến kế hoạch 5 năm mà phải xây dựng chương trình đặc biệt 3 năm 2013-2015 để phục hồi kinh tế, lựa chọn một số lĩnh vực để xử lý, ưu tiên cho khu vực Nhà nước” (ĐB Trần Du Lịch), “phấn đấu giữ bội chi” (ĐB Lê Thanh Vân), “xử lý” chất lượng công chức để thực hiện cải cách tiền lương (ĐB tỉnh Nghệ An Phan Đình Trạc); đánh giá lại các quan hệ thương mại để Chính phủ có hướng điều hành trước mắt và lâu dài, tránh tình trạng lệ thuộc (ĐB TP.HCM Huỳnh Minh Thiện)…

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển phản ánh, hiện trong tổng số 500.000 DN có khoảng 280.000 DN thường xuyên hoạt động có nộp ngân sách nhưng vừa qua số DN này bắt đầu có biểu hiện thua lỗ, dừng sản xuất. DN khó khăn đầu tiên là vốn, hai là thị trường, ba là môi trường kinh doanh nhưng “không thể cứu tất cả DN,  mà phải cứu người nghèo bởi không phải cứ cứu doanh nghiệp thì thu được ngân sách”, ông Hiển nhấn mạnh.

Đặc biệt, giải pháp được nhiều ĐBQH kiến nghị mạnh mẽ là Chính phủ phải đánh giá thực chất những tồn tại, yếu kém trong điều hành nền kinh tế, làm rõ trách nhiệm của từng ngành và “Tư lệnh” ngành đó. ĐB Võ Thị Dung (TP.HCM) đã phải trăn trở nhiều khi thấy “dư luận có nhiều vấn đề nhưng qua báo cáo của Chính phủ thì thấy “bình yên quá” nên kiến nghị Chính phủ “thẳng thắn, cầu thị hơn trong việc đánh giá niềm tin của nhân dân với cách điều hành của Chính phủ”…

Đánh giá về các lĩnh vực xã hội, các ĐBQH cũng bày tỏ nhiều lo lắng. ĐB Phạm Ngọc Thạch (TP.Hà Nội) không yên tâm khi trong lĩnh vực giáo dục còn nhiều vấn đề bất cập. Lo ngại về chủ trương xã hội hóa giáo dục khiến “các trường thành lập ồ ạt nhưng không có qui hoạch”.

ĐB Trần Ngọc Vinh (TP.Hải Phòng) bức xúc khi trường công thừa giáo viên bởi “xu hướng đưa 20-30% học sinh ra ngoài công lập để “cứu” các trường này vì không tuyển sinh được”.

ĐB Phan Đình Trạc đặt vấn đề về chất lượng đào tạo và hiệu lực quản lý của ngành trước thực trạng học thêm “thanh tra đi kiểm tra suốt mà không xử lý được vì nể nhau, hơn nữa liên quan đến “túi tiền”.

Còn ĐB Huỳnh Thành Đạt (TP.HCM) phản ánh: “nếu cứ đọc báo cáo thấy “tích cực triển khai phát triển giáo dục” thì nghĩ rằng giáo dục không có vấn đề gì phải lo lắng, nhưng thực tế lại khác”….

Một số ý kiến của ĐBQH bày tỏ lo ngại trước tình trạng “bảo hiểm y tế ngân sách trung ương không hết, trong khi địa phương thì thiếu”, tình hình nông nghiệp gần đây khó khăn, tăng trưởng thấp, đầu vào lệ thuộc thị trường ngoài nước, ô nhiễm môi trường…

Hương Giang

Tin cùng chuyên mục

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

Đọc thêm

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Hội thảo khoa học quốc gia 'Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn'

Ảnh minh họa. Nguồn: VOV
Ngày mai - 15/11, Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức.

Việt Nam - Peru hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường tại Sân bay Quốc tế Jorge Chávez ở Lima, Peru. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Peru của Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ là dấu mốc lịch sử, góp phần củng cố nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Từ ngày 11 đến ngày 13/11/2024,tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 50. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Giao địa phương cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu kinh nghiệm, cơ chế giải quyết những dự án trước; đồng thời mạnh dạn giao địa phương có cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng để dự án có thể bảo đảm tiến độ đề ra.