Đại biểu dân cử thực hiện nhiệm vụ: Lợi ích cử tri là yếu tố quan trọng nhất

Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước chụp ảnh, giao lưu cùng nhóm nữ ĐBQH khóa XIV.
Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước chụp ảnh, giao lưu cùng nhóm nữ ĐBQH khóa XIV.
(PLVN) - Mặc dù có mối quan tâm và thế mạnh ở các lĩnh vực khác nhau nhưng cả nam và nữ đại biểu dân cử đều quan tâm đến lợi ích cử tri, coi lợi ích cử tri là yếu tố quan trọng nhất trong thực hiện nhiệm vụ. 

Đây là kết quả nghiên cứu về “Vai trò, hoạt động và đóng góp của nữ đại biểu dân cử Việt Nam giai đoạn 2016-2021” được công bố tại buổi báo cáo chuyên đề trực tuyến diễn ra hôm qua (19/5), do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cùng các đối tác thực hiện.  

Lắng nghe, có chính kiến, có khả năng theo đuổi vấn đề

Nghiên cứu được thực hiện với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT), Đại sứ quán Ai-len tại Việt Nam và UNDP Việt Nam, trong khuôn khổ chương trình Chỉ số hiệu quả Quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI). Kết quả nghiên cứu cung cấp dẫn chứng thực tiễn về đóng góp của nữ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và nữ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) vào sự phát triển kinh tế, xã hội và chính trị của đất nước trong suốt 5 năm qua. 

Nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia trả lời phiếu hỏi của 248 ĐBQH khóa XIV (50% số ĐBQH) và 136 đại biểu HĐND cấp tỉnh của ba tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, gồm Hà Nội, Bình Phước và Cần Thơ. Bằng phương pháp nghiên cứu thực chứng sử dụng phân tích định lượng và định tính, nghiên cứu cũng đưa ra một số đề xuất chính sách và thực tiễn hướng tới bình đẳng giới trong các cơ quan dân cử ở Việt Nam giai đoạn 2021-2026 và hướng tới 2030.

Quốc hội khóa XIV (2016-2021) là nhiệm kỳ đầu tiên Việt Nam có nữ Chủ tịch Quốc hội và 26,7% đại biểu là nữ. Trong nhiệm kỳ 2016-2021, nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh chiếm 26,7%, theo kết quả bầu cử năm 2016.  

Kết quả nghiên cứu “Vai trò, hoạt động và đóng góp của nữ đại biểu dân cử Việt Nam giai đoạn 2016-2021” cho thấy, mặc dù có mối quan tâm và thế mạnh ở các lĩnh vực khác nhau, cả nam và nữ đại biểu dân cử đều quan tâm đến lợi ích cử tri, coi lợi ích cử tri là yếu tố quan trọng nhất trong thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, nữ ĐBQH và HĐND có xu hướng chủ động hơn trong việc tận dụng phương tiện truyền thông xã hội để trao đổi, tương tác với cử tri so với các nam đại biểu.

Về phẩm chất quan trọng của đại biểu dân cử, cả nam và nữ ĐBQH và HĐND đều coi trọng ba phẩm chất “lắng nghe”, “có chính kiến” và “có khả năng theo đuổi vấn đề”. Nhưng nữ đại biểu đề cao hơn phẩm chất “có khả năng theo đuổi vấn đề” hơn nam đại biểu. So với nữ đại biểu HĐND, nam đại biểu HĐND có xu hướng dành nhiều thời gian hơn cho hoạt động xây dựng nghị quyết, còn nữ đại biểu có xu hướng dành nhiều thời gian hơn cho hoạt động giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương.

Dành lá phiếu cho nữ ứng cử viên có năng lực

Kết quả nghiên cứu cũng cho biết, cả nam và nữ đại biểu dân cử đều khẳng định họ đáp ứng nhu cầu giải quyết đơn thư, kiến nghị của cử tri ở mức độ cao. Ngoài ra, ĐBQH (cả nam và nữ) đều tự đánh giá họ có thế mạnh nhất ở lĩnh vực lập pháp. Tương tự, cả nam và nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh cho rằng hoạt động giám sát là thế mạnh bậc nhất của họ. 

Từ những kết quả trên, nghiên cứu khuyến nghị đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Trung ương 7 (khóa XII), đó là đến năm 2030, “phải có cán bộ nữ trong cơ cấu ban thường vụ cấp ủy và tổ chức đảng các cấp. Cụ thể, cấp ủy viên các cấp phải đạt từ 20 - 25% là nữ. ĐBQH, HĐND các cấp đạt trên 35% là nữ”. Để đạt được mục tiêu đó, báo cáo đề xuất đã đến lúc Việt Nam đặt ra chỉ tiêu tỉ lệ ứng cử viên mỗi giới từ 45% trở lên trong danh sách ứng cử viên, nhất là khi tỉ lệ nữ ứng cử viên trong danh sách ứng cử viên ĐBQH khóa XV chính thức hiện đã đạt 45,28%. 

“Kết quả nghiên cứu cho thấy nữ đại biểu dân cử nhiệm kỳ 2016-2021 đóng góp ngang tầm với nam đại biểu dân cử đồng nhiệm, thậm chí có phần nổi trội hơn ở một số lĩnh vực, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đại biểu. Chúng ta có thể tin tưởng và dành cho các nữ ứng cử viên có năng lực những lá phiếu để họ đại diện cho 50,2% dân số nữ ở Việt Nam” - GS. TS. Phạm Quang Minh (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), Trưởng nhóm nghiên cứu bày tỏ.

Báo cáo nghiên cứu cũng đề xuất cần tạo điều kiện thuận lợi để các đại biểu dân cử tiếp xúc cử tri qua tất cả các kênh, nhất là kênh truyền thông xã hội. Đồng thời, cần khuyến khích và tạo mọi cơ hội để cả nam và nữ ĐBQH và HĐND tham gia tất cả các lĩnh vực bằng việc áp dụng chỉ tiêu giới trong tất cả các Uỷ ban của Quốc hội và trong các ban của HĐND các cấp. Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP nhấn mạnh, điều căn bản nhất là cả “hai nửa của nhân loại” có tiếng nói công bằng trong tất cả mọi vấn đề căn cơ đối với họ. Do đó, cần vận dụng nhãn quan giới trong tất cả các bước ra quyết định trong khu vực công - từ các vấn đề chính trị, xã hội tới quan hệ lao động và hoạt động kinh tế nhằm đảm bảo xem xét đầy đủ nhu cầu và kỳ vọng cụ thể của phụ nữ và nam giới cũng như những người có bản dạng giới khác, đồng thời đảm bảo điều kiện nhằm phát huy mọi tiềm năng của mỗi người và lực lượng lao động.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Hội thảo khoa học quốc gia 'Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn'

Ảnh minh họa. Nguồn: VOV
Ngày mai - 15/11, Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức.

Việt Nam - Peru hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường tại Sân bay Quốc tế Jorge Chávez ở Lima, Peru. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Peru của Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ là dấu mốc lịch sử, góp phần củng cố nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Từ ngày 11 đến ngày 13/11/2024,tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 50. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Giao địa phương cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu kinh nghiệm, cơ chế giải quyết những dự án trước; đồng thời mạnh dạn giao địa phương có cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng để dự án có thể bảo đảm tiến độ đề ra.