Đặc sắc Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang năm 2024

Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang năm 2024 được tổ chức nhằm góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa ẩm thực truyền thống.
Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang năm 2024 được tổ chức nhằm góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa ẩm thực truyền thống.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - An Giang năm 2024 kết hợp Hội chợ Xúc tiến Du lịch, Thương mại – sản phẩm OCOP (chương trình Mỗi xã một sản phẩm) diễn ra tại TP. Long Xuyên (từ ngày 3 - 11/8). Đây là hoạt động thích hợp cho du khách trong và ngoài nước đến khám phá văn hóa, ẩm thực và du lịch của tỉnh An Giang.

Với Chủ đề “Hương sắc An Giang”, Ngày hội thu hút hơn 400 gian hàng của các tỉnh, thành phố khắp cả nước; huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; doanh nghiệp, nghệ nhân… Hội chợ bao gồm gian hàng bánh dân gian, gian hàng triển lãm du lịch, sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng, ẩm thực vùng miền, khu thương mại tổng hợp, tiểu cảnh chụp ảnh check-in.

Nhiều gian hàng của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia ngày hội.

Nhiều gian hàng của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia ngày hội.

Cùng với đó, Hội thi bánh xác lập kỷ lục Việt Nam, biểu diễn, chế biến và phát bánh miễn phí, biểu diễn chế biến ẩm thực đặc trưng của các tỉnh được tổ chức trong suốt thời gian tổ chức. Ngoài ra, còn có chương trình văn nghệ miễn phí phục vụ khách tham quan hàng đêm.

Hoạt động nhằm kỷ niệm 136 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 – 20/8/2024), 54 năm Ngày Du lịch thế giới (27/9/1970 - 27/9/2024). Đồng thời, đây còn là dịp giới thiệu, quảng bá món ăn đặc sản địa phương, sản phẩm đặc trưng của vùng đất An Giang, đặc biệt là đường thốt nốt, mật hoa thốt nốt - nguyên liệu chính của Ngày hội bánh năm nay.

Người dân tham quan, thưởng thức các loại bánh dân gian Nam Bộ tại ngày hội.

Người dân tham quan, thưởng thức các loại bánh dân gian Nam Bộ tại ngày hội.

Ông Lê Trung Hiếu - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, Trưởng ban Tổ chức cho biết: Hoạt động là điểm nhấn quan trọng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhà sản xuất địa phương quảng bá sản phẩm, kết nối kinh doanh và mở rộng thị trường. Đây cũng là cơ hội để du khách trong và ngoài nước khám phá điểm đến du lịch hấp dẫn, thưởng thức sản phẩm độc đáo của cả nước, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển bền vững.

Ban Tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham dự ngày hội.

Ban Tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham dự ngày hội.

Đọc thêm

Quy hoạch Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau gắn với sinh thái rừng ngập mặn

Quy hoạch Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau gắn với sinh thái rừng ngập mặn
(PLVN) - Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030 nhằm phát triển khu vực lập quy hoạch trở thành Khu du lịch quốc gia, điểm đến hấp dẫn của tỉnh Cà Mau và vùng Tây Nam Bộ. Các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với du lịch sinh thái rừng ngập mặn, văn hóa vùng miền Tây sông nước, du lịch biển đảo...

Văn hóa Khmer - "báu vật" để phát triển du lịch Trà Vinh

Văn hóa Khmer - "báu vật" để phát triển du lịch Trà Vinh
(PLVN) - Trà Vinh, một tỉnh thuộc ĐBSCL, không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên trù phú mà còn nổi bật với nền văn hóa Khmer phong phú và đa dạng. Đây là tài nguyên sẵn có mà nếu được khai thác hiệu quả, sẽ tạo ra cơ hội phát triển bền vững cho du lịch và kinh tế địa phương.

Du lịch Việt nỗ lực hoàn thành mục tiêu năm 2024

Ngành du lịch các tỉnh, thành đang nỗ lực hoàn thành mục tiêu năm 2024 trong ba tháng cuối năm. (Ảnh minh họa - Nguồn: Vietin Travel)
(PLVN) - Chỉ còn chưa đầy ba tháng nữa sẽ kết thúc năm 2024 với nhiều thành công của ngành Du lịch Việt Nam. Hiện nay, các tỉnh, địa phương đang nhanh chóng kích cầu du lịch, tăng tốc về đích, hoàn thành mục tiêu của năm 2024.

Phát triển các làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch cộng đồng tại Hoà Bình

Phát triển các làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch cộng đồng tại Hoà Bình
(PLVN) -  Một trong những thế mạnh của tỉnh Hòa Bình là phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm, du lịch tâm linh... gắn với đó là công cuộc khôi phục và phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống vừa phát triển du lịch vừa bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Du lịch Hà Nội sôi động trong đợt kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô

Du lịch Hà Nội tháng 10 sôi động với nhiều hoạt động ý nghĩa, đậm đà bản sắc dân tộc. (Ảnh: Đức Nguyễn)
(PLVN) - Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), TP Hà Nội có nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc thu hút hàng chục nghìn khách du lịch đến tham quan. Đây là “đòn bẩy” để Hà Nội tăng tốc bứt phá hoàn thành mục tiêu đón khoảng 26,5 triệu lượt khách trong năm 2024.

Hợp Thành mùa lúa chín

Hợp Thành mùa lúa chín
(PLVN) - Là một trong số ít địa phương của thành phố còn nhiều diện tích đồng ruộng nên khi chạm chân đến đầu xã là khung cảnh làng quê thanh bình với cánh đồng “thẳng cánh cò bay” hiện ra trước mắt.

Dịu dàng cuốn hút vẻ đẹp thu Hà Nội

Dịu dàng cuốn hút vẻ đẹp thu Hà Nội
(PLVN) - Hà Nội như dịu dàng hơn khi bước vào tháng 10. Không khí lạnh đầu mùa kết hợp với nắng vàng óng ả dễ làm nao lòng bất cứ ai đến với Thủ đô những ngày này...

Thu Hà Nội, mùa thương, mùa nhớ

Thu Hà Nội là mùa để thương, để nhớ, để yêu. (Nguồn: VJshop)
(PLVN) - “Tôi đã xa quê, sống ở Hà Nội hơn mười lăm năm, công việc bận rộn không có thời gian để sống chậm lại. Tuy nhiên, cứ đến mùa thu Hà Nội, tôi lại nhớ về những tháng ngày tuổi thơ hồn nhiên, tinh nghịch ngày còn nhỏ. Nhiều lúc đang đi xe máy, chẳng hiểu tại sao cảm xúc lại lẫn lộn, vừa vui, vừa có chút man mác buồn...”.