Đà xóa sổ các loài động vật trên trái đất

Trong khoảng thời gian từ 1970 đến 2014, quần thể động vật có xương sống hoang dã trên trái đất ước tính đã giảm 60%.
Trong khoảng thời gian từ 1970 đến 2014, quần thể động vật có xương sống hoang dã trên trái đất ước tính đã giảm 60%.
(PLO) - Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) cảnh báo các loài động vật hoang dã đang bị đẩy đến bờ vực diệt vong vì nhu cầu tiêu thụ không kiểm soát của con người.

Trên toàn hành tinh, trong đất liền cũng như ngoài biển, động vật hoang dã tiếp tục lặng lẽ biến mất. Động vật có vú, chim, cá đang dưới áp lực ghê gớm bởi các hoạt động con người. Trong khoảng thời gian từ 1970 đến 2014, quần thể động vật có xương sống hoang dã trên trái đất ước tính đã giảm 60%.

Những con số báo động

Đó là con số báo động mà Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) nêu ra trong báo cáo mang tiêu đề “Hành tinh sống”, công bố hôm 30/10/2018. Theo bản báo cáo thứ 12 của WWF, việc suy giảm quần thể động vật diễn ra trên toàn cầu, trong đó có những nơi đặc biệt nghiêm trọng là các vùng nhiệt đới.

“Bảo tồn thiên nhiên không chỉ có bảo vệ các loài hổ, gấu trúc, cá voi, mà chúng ta thấy gần gũi”, giám đốc Quỹ bảo tồn Thiên nhiên Thế giới ông Macro Lambertini nói. Ông nhấn mạnh: “Đó là việc làm rộng hơn nhiều: Sẽ không thể có một tương lai lành mạnh và phồn thịnh cho loài người trên hành tinh với bầu khí hậu bất ổn, đại dương cạn kiệt, đất đai bị hư hại, các khu rừng trống không và một hành tinh không còn đa dạng sinh học”.

Báo cáo của WWF dựa trên nghiên cứu theo dõi 16704 quần thể động vật, đại diện cho hơn 4000 loài trên trái đất. Nếu như bản báo cáo lần thứ 10 ghi nhận sự suy giảm 52% trong khoảng thời gian từ 1970 đến 2010, thì bản báo cáo lần này với con số 60%, cho thấy dường như không có gì ngăn cản được đà xóa sổ dần dần các loài động vật trên trái đất.

Con số của báo cáo đưa ra thực sự báo động với khu vực Care Nam Mỹ: Trong 44 năm, 89% động vật bị biến mất. Tỷ lệ này ở khu vực Bắc Mỹ là 23%, còn Châu Âu, Bắc Phi và Trung Đông là 31%.

Giải thích đầu tiên là động vật bị mất đất sống do mở mang nông nghiệp, gia tăng khai khoáng và phát triển đô thị. Các hoạt động không kiểm soát được như vậy đã dẫn đến tình trạng rừng bị phá, đất đai cạn kiệt.

Tại Brazil, rừng rậm Amazone vẫn tiếp tục co hẹp lại thêm phục vụ cho canh tác đậu tương và chăn nuôi bò. Trên phạm vi toàn cầu, chỉ còn lại có 25% đất đai vẫn chưa bị con người đụng tay đến. Nhưng theo tính toán nhóm chuyên gia Liên Hiệp quốc GIEC về đa dạng sinh học, đến 2050 diện tích đất này sẽ chỉ chiếm 10%.

Thêm nguyên nhân khác góp phần vào tình trạng tuyệt diệt động vật là nạn săn trộm, ô nhiễm, bệnh dịch và thời tiết thất thường…

Giám đốc WWF chi nhánh Pháp, ông Pascal Canfin nhấn mạnh: “Việc nguồn vốn thiên nhiên bị biến mất là một vấn đề đạo đức, có thể gây hậu quả lên sự phát triển, công ăn việc làm của chính chúng ta. Điều này bắt đầu thấy rõ”. Bằng chứng là sản lượng đánh bắt thủy sản của chúng ta giảm hơn so với các đây 20 năm bởi trữ lượng giảm.

Các nhà kinh tế ước tính, giá trị các “dịch vụ mà thiên nhiên có thể mang lại” cho con người là khoảng 125 nghìn tỷ đô la mỗi năm, tức gấp rưỡi tổng thu nhập GDP toàn cầu. Mỗi ngày loài người lại dùng lạm thêm vào các nguồn tài nguyên vốn có của mình. Trong khi đó, tương lai của các loài dường như không đủ sức thu hút chú ý của các nhà lãnh đạo, WWF cảnh báo.

Theo tổ chức này, cần phải phát động một phong trào rộng lớn bảo vệ động hoang dã giống như đang làm đối với bầu khí hậu chung và cần phải coi việc bảo vệ đa dạng sinh học như là một ưu tiên quốc tế.

Năm nay, các quốc gia đã kêu gọi tăng cường cam kết để giảm khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính đồng thời với việc nhất trí bảo vệ thiên nhiên, với mục tiêu đến năm 2030 không còn tổn thất đa dạng sinh học.

Quyết định khiến những nhà bảo vệ sinh thái phản ứng

Đúng vào thời điểm WWF lên tiếng báo động về tình trạng tổn thất đa dạng sinh học, chính phủ Trung Quốc có một quyết định khiến những nhà bảo vệ sinh thái phẫn nộ.

"Không có thiên nhiên, không có tương lai": Khẩu hiệu trong một cuộc tuần hành tại Marseille, ngày 8/9/2018
 "Không có thiên nhiên, không có tương lai": Khẩu hiệu trong một cuộc tuần hành tại Marseille, ngày 8/9/2018

Hôm 30/10, chính quyền Trung Quốc ra thông tư cho phép phục hồi việc mua bán có giới hạn các sản phẩm nguồn gốc từ hổ và tê giác. Văn bản cho phép bán các sản phẩm như xương hổ, sừng tê giác cho nghiên cứu y học cổ truyền “trong một số hoàn cảnh đặc biệt”.

Trong số các trường hợp đặc biệt được quy định có việc sử dụng các sản phẩm trong nghiên cứu khoa học, mua bán các tác phẩm nghệ thuật và “nghiên cứu điều trị y học”. Văn bản của chính phủ Trung Quốc quy định chỉ có các bác sĩ làm việc trong các bệnh viện được Cơ quan quản lý y học cổ truyền công nhận mới được sử dụng các sản phẩm nói trên.

Khía cạnh thương mại được cho là vẫn “kiểm soát chặt”. Ngoài các trường hợp đặc biệt, việc mua bán các sản phẩm từ hồ và tê giác đều bị cấm. Vẫn theo văn bản trên, chỉ có cơ quan chuyên trách về di sản và du lịch được cấp phép cho “các trao đổi văn hóa” các tác phẩm được làm từ chất liệu các động vật nêu trên.

Nghị định này thay thế lệnh cấm tuyệt đối ban hành năm 1993. Tuy vậy, theo các tổ chức bảo vệ môi sinh, thị trường chợ đen ở Trung Quốc đã thay thế cho việc buôn bán hợp pháp từ lâu nay. Nhiều sản phẩm cấm vẫn vào được Trung Quốc.

Ngay lập tức quyết định của chính phủ Trung Quốc làm dấy lên làn sóng phản đối của những tổ chức bảo vệ động vật. Bà Iris Ho, lãnh đạo hiệp hội Humane Society International tại Washington, cho rằng: “Với thông báo này, chính phủ Trung Quốc ký giấy chứng tử cho tê giác và hồ hoàng dã”. Theo nhà hoạt động này, chính sách mới mà Trung Quốc đưa ra sẽ dẫn tới việc hình thành đường dây “rửa sản phẩm săn bắn trộm”.

Trong khi đó bà Margaret Kinnaird, phụ trách đa dạng sinh học của Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới WWF bổ sung thêm rằng việc phục hồi buôn bán hợp pháp này có nguy cơ tạo vỏ bọc cho các hoạt động buôn lậu, kích thích nhu cầu các sản phẩm từ các loài động vận quý hiếm bùng phát trở lại.

Hổ là loài động vật được Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (UICN) xếp trong danh sách các loài bị đe dọa tuyệt chủng. Tại Trung Quốc vẫn tồn tại nhu cầu về các sản phẩm từ hổ như, xương để nấu cao, móng vuốt làm đồ trang sức, ria và dương vật hổ làm vị thuốc cổ truyền….

Số lượng hổ nuôi nhốt tại Trung Quốc những năm gần đây cũng tăng. Người ta tính có khoảng hơn 6000 con, trong khi mà cả thế giới có lẽ chỉ còn khoảng hơn 3000 con hổ sống hoang dã.

Tương tự, tê giác cũng được xếp trong loài bị đe dọa. Năm 1960 có khoảng 100 nghìn cá thể tê giác sống ở châu Phi. Năm 2016, số lượng này chỉ còn 28 nghìn con ở châu Phi và châu Á, theo một báo cáo của Liên Hiệp quốc. Loài động vật này đang trên đà bị xóa sổ cũng chỉ vì những đồn đoán về công hiệu thần dược của chiếc sừng có thể chữa được bách bệnh và nhất là bệnh ung thư.

60% các giống loài có xương sống, đã biến mất trong khoảng thời gian từ 1970 đến 2014, là ghi nhận trong báo cáo của WWF. Nguyên giám đốc Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử Tự nhiên Pháp Gilles Bœuf lưu ý là cho dù về mặt ngắn hạn tuyệt chủng chưa xảy ra, nhưng tốc độ diệt vong là khủng khiếp.

Thế hệ con cháu chúng ta có thể sẽ không còn được nhìn thấy những loài vật đáng yêu như hươu cao cổ, hay voi. Và không chỉ các động vật to lớn, mà những loài lưỡng cư nhỏ bé, vốn có mặt ở khắp mọi nơi, như ếch nhái. Tương tự với loài chuồn chuồn, một loài sinh vật kỳ diệu có khả năng bay với vận tốc 90km/h, với rất ít năng lượng, và cùng một lúc nhìn được tứ phía. 

Theo nhà sinh học Pháp, sở dĩ có cuộc đại diệt chủng sinh giới hiện nay là do ba tính xấu của con người: Tham lam vô độ, kiêu ngạo và thiển cận. 

Các loài vật bị tuyệt diệt, hoặc bởi con người muốn sử dụng chúng cho các sản phẩm tiêu dùng, như sừng tê giác rất được ưa chuộng trong ngành dược học cổ truyền Trung Quốc. Sinh vật diệt vong cũng do môi trường bị ô nhiễm và bị thôn tính.

Nhà sinh học Pháp đặc biệt nhấn mạnh đến tình trạng rừng ở khắp nơi trên thế giới bị biến thành nơi canh tác nông nghiệp quy mô lớn, ví dụ như cho đậu tương biến đổi gien ở Brazil hay Achentina, dùng cho chăn nuôi gia súc, một thảm họa đối với đất đai và sinh giới.

Rừng ở Indonesia, ở Malaysia bị biến thành đồn điền trồng cọ, để cung cấp nguyên liệu cho động cơ chạy bằng xăng sinh học, đe dọa làm tuyệt diệt loài vượn orang-outang, hay hổ Sumatra. 

Con người đã ảo tưởng là có thể sống không cần đến thiên nhiên, trong khi bản thân sự tồn tại của cơ thể con người đã là hiện thân cho sự đa dạng sinh học, với bao nhiêu tế bào, vi khuẩn tồn tại cộng sinh.

Nguyên giám đốc Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử Tự nhiên Pháp nhấn mạnh là: “Loài người không thể phá hủy được sự sống, bởi các biểu hiện của sự sống sẽ vẫn tồn tại, cho dù loài người có không còn nữa. Nhưng rất có thể là, với đà diệt chủng hiện nay, con người sẽ biến mất cùng với các loài động vật có xương sống, với các loài thực vật quen thuộc trong vườn nhà của chúng ta. Biến đổi khí hậu khiến tình hình càng trở nên khó khăn hơn”. 

“Giải pháp duy nhất”, theo ông, đó là “tái hòa giải nền kinh tế mới, được cân nhắc một cách kỹ lưỡng, với thiên nhiên”. Tình hình hiện nay là “đã quá trễ để có thể bi quan”. Không ai biết được thời điểm nào thảm họa sẽ là “không thể đảo ngược”. Chỉ có một cách duy nhất là hành động khẩn cấp. 

Không chỉ là bệ đỡ cho sự sống của con người, đa dạng sinh học còn có đóng góp quyết định vào nền kinh tế nhân loại. Báo chí nước ngoài dẫn thêm một con số của báo cáo WWF gây bàng hoàng: Đóng góp của “các loài côn trùng và chim chóc thụ phấn” cho nông nghiệp hàng năm tương đương với 125.000 tỉ đô la, gấp 1,5 GDP toàn cầu (chưa tính đến các đóng góp khác của thiên nhiên – người viết). Nhà môi trường Pascal Canfin bình luận: “Nếu phải trả tiền cho dịch vụ này, mô hình kinh tế hiện nay của chúng ta sẽ phá sản”. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.