Vụ án bí ẩn nhất tại Tòa thánh Vatican

Mirella Grigori và Emanuela Orlandi.
Mirella Grigori và Emanuela Orlandi.
(PLO) -Trong một thông cáo được Tòa thánh Vatican đưa ra ngày 31/10 vừa qua có thông tin về việc phát hiện ra xương cốt người khi tu sửa lại một căn nhà trong trụ sở đại sứ quán của Tòa thánh Vatican ở thủ đô Roma của Italia. 

Thông tin này lập tức khơi dậy một vụ việc đã xảy ra cách đây 35 năm và được coi là một trong những vụ án bí ẩn nhất có liên quan đến Tòa thánh Vatican ở thời hiện đại. Thiên hạ lập tức liên tưởng ngay đến sự mất tích của hai cô gái là Mirella Grigori và Emanuela Orlandi.

Hai vụ việc xảy ra cách nhau 40 ngày. Thiên hạ hiện hồi hộp chờ kết quả xét nghiệm mẫu xương người vừa phát hiện ra nói trên, trong kỳ vọng là kỳ án có được lời giải sau 35 năm vô vọng.

Trường hợp mất tích của cô bé 15 tuổi Emanuela Orlandi được thiên hạ để tâm theo dõi hơn cả bởi người cha cô gái này là người phục vụ trực tiếp của Giáo hoàng John Paul II. Sau khi cô gái mất tích, đích thân vị giáo hoàng này đã lên tiếng kêu gọi những kẻ bắt cóc trả lại tự do cho cô gái và đã cầu nguyện cho cô gái. 

Chuyện xảy ra ngày 22/6/1983 ở Roma. Emanuela Orlandi đến lớp học thổi sáo muộn. Cô bé có gọi điện thoại báo cho gia đình biết là đã được nhận vào làm cho một cửa hiệu của hãng mỹ phẩm Avon Cosmetics. Cả một cô bạn gái cũng được Emanuela kể cho nghe về việc này. Nhưng tối hôm ấy cô gái không về nhà và mất tích từ đó. Gia đình tổ chức đi tìm kiếm như không thấy nên đã báo cảnh sát. Cảnh sát công bố thông tin và tổ chức cuộc tìm kiếm. Tất cả đều thất bại.

Bao giờ chẳng vậy. Mọi bí ẩn chưa được giải đáp đều là cội nguồn cho những thuyết âm mưu. Ngay lập tức dấy nên nhiều thuyết khác nhau về mục đích và động cơ của vụ việc. Một thuyết cho rằng cô gái đã bị một băng đảng tội phạm có tổ chức bắt cóc làm con tin để gây áp lực buộc nhân viên của Tòa thánh Vatican phải hoàn trả số tiền đã vay mượn của chúng.

Một thuyết khác cho rằng Emanuel Orlandi đã bị bắt cóc và vụ việc này có liên quan đến kẻ đã nổ súng ám sát Giáo hoàng John Paul II. Người này gốc Thổ Nhĩ Kỳ, tên gọi là Mehmet Ali Agca, năm 1981 đã nổ súng vào Giáo hoàng John Paul II. ở Roma. Emanuela Orlandi bị bắt cóc để đánh đổi lấy tự do cho Agca. Theo thuyết này thì Emanuela là nạn nhân của một kế hoạch khủng bố của một tổ chức khủng bố. 

Năm 2012, một thuyết mới khác được đưa ra cho rằng cô gái bị tay chân của một “bố già” mafia bắt cóc và cưỡng ép phục vụ một cuộc chơi tình dục bạo lực tập thể, sau đó bị sát hại và phi tang. Cũng vì thuyết này mà hai năm sau, mồ mả của một ông trùm mafia trong một nhà thờ bị khai quật. Trong quan tài của ông trùm này có cả xương cốt của người khác, nhưng kết quả xét nghiệm cho thấy không phải của cả Emanuela Orlandi và Mirella Grigori.

Cũng lại còn một thuyết âm mưu khác nữa cho rằng cô gái bị chính một số nhân viên, chức sắc và nhà ngoại giao của Tòa thánh Vatican thủ tiêu vì nắm giữ bí mật gì đấy, mà những người kia không muốn cho ai đó khác biết.

Vì sự thật về số phận của hai cô gái, đặc biệt của Emanuela Orlandi, chưa được sáng tỏ suốt từ đấy đến nay. Thế nên Tòa thánh Vatican vốn đã đắm chìm trong bí ẩn, lại có thêm chuyện bí ẩn mới mà sau 35 năm giờ mới có chút manh mối mới, giúp cho kỳ án có thể được giải.  

Trong thông báo của Vatican, cho thấy các công nhân làm việc tại Đại sứ quán của họ ở Roma, Italy, tìm thấy một số phần xương người. Các mảnh xương được phát hiện trong quá trình xây lại một công trình cạnh tòa nhà đại sứ quán hùng vĩ của Tòa Thánh gần bảo tàng Villa Borghese nổi tiếng của Roma.

Tổng công tố Giuseppe Pignatone đang dẫn đầu cuộc điều tra và đã giao nhiệm vụ cho chuyên gia pháp y xác định "độ tuổi, giới tính và ngày chết" của hài cốt được tìm thấy. 

Tuyên bố của Vatican không đề cập đến Orlandi. Năm ngoái, một nhà báo điều tra hàng đầu của Italy công bố tài liệu 5 trang được lấy từ nội các Vatican cho thấy Tòa thánh liên quan đến sự biến mất của Orlandi. Vatican lập tức bác bỏ cáo buộc này, khẳng định tài liệu đó là giả.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.