Đà Nẵng nỗ lực để trở thành một trung tâm kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng năm 2022.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng năm 2022.
(PLVN) - Định hướng đến năm 2045, thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á với 3 trung tâm chức năng chính gồm Trung tâm du lịch dịch vụ chất lượng cao, Trung tâm công nghệ thông tin, công nghệ cao và Trung tâm tài chính quốc tế.

Chiều 25/6, Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng năm 2022 do UBND TP. Đà Nẵng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối với các bộ, cơ quan liên quan tổ chức chính thức diễn ra dưới dự tham dự và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Cùng dự Diễn đàn có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Võ Minh Lương, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương, cơ quan đại diện các nước, tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và quốc tế…

Nền kinh tế Đà Nẵng có sự phục hồi từng bước

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh nhắc lại chỉ đạo quan trọng của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo TP. Đà Nẵng cuối năm 2021: “Phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, đổi mới, sáng tạo. Phải vươn lên mạnh mẽ bằng sức mạnh nội sinh, bàn tay, khối óc, mảnh đất, khung trời, cửa biển của mình, không trông chờ, không ỷ lại, né tránh, biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể, phấn đấu cao nhất để đạt được kết quả vượt trội, thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội thành phố giai đoạn 2021-2025”.

Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng lần này kỳ vọng sẽ thúc đẩy công tác thu hút đầu tư; tạo ra bước chuyển trong hiện thực hóa những dự án động lực, trọng điểm ấp ủ trong suốt thời gian qua của thành phố.

Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng lần này kỳ vọng sẽ thúc đẩy công tác thu hút đầu tư; tạo ra bước chuyển trong hiện thực hóa những dự án động lực, trọng điểm ấp ủ trong suốt thời gian qua của thành phố.

Theo ông Lê Trung Chinh, trong bối cảnh đầy khó khăn về sức ép lạm phát và đứt gãy chuỗi cung ứng, nền kinh tế TP. Đà Nẵng vẫn có sự phục hồi từng bước, thoát khỏi mức tăng trưởng âm năm 2020 với quy mô mở rộng, tăng thêm gần 1.826 tỷ đồng trong năm 2021, dẫn đầu vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, chiếm gần 23% tổng GRDP toàn khu vực.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký mới tăng 16,3%, với 49 lượt nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần với tổng giá trị vốn góp cao gấp 2,24 lần so với năm 2020. Đối với thu hút đầu tư trong nước, thành phố đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 27 dự án với tổng vốn đầu tư là 7.748 tỷ đồng, tăng 35% về số dự án.

Đà Nẵng tiếp tục nằm trong tốp các tỉnh, thành phố dẫn đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), đứng thứ nhất cả nước về Chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin, đứng thứ ba cả nước về Chỉ số cải cách hành chính.

Năm 2022, thành phố xác định chủ đề là “Năm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội”. Với những cơ chế, định hướng lớn đối với sự phát triển thành phố từ Nghị quyết số 43 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 119 của Quốc hội và Nghị định số 34 của Chính phủ về triển khai mô hình chính quyền đô thị và sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh Quy hoạch chung của thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2045; cũng như sự kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, có thể nói đây là thời điểm thích hợp để Đà Nẵng hiện thực hóa, đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án và thu hút đầu tư mạnh mẽ.

Theo ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, trong bối cảnh đầy khó khăn về sức ép lạm phát và đứt gãy chuỗi cung ứng, nền kinh tế TP. Đà Nẵng vẫn có sự phục hồi từng bước, thoát khỏi mức tăng trưởng âm năm 2020

Theo ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, trong bối cảnh đầy khó khăn về sức ép lạm phát và đứt gãy chuỗi cung ứng, nền kinh tế TP. Đà Nẵng vẫn có sự phục hồi từng bước, thoát khỏi mức tăng trưởng âm năm 2020

Trong khuôn khổ của Diễn đàn, Đà Nẵng công khai thông tin về kế hoạch, tiến độ hoàn thành việc lập quy hoạch các phân khu chức năng theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; thông tin quỹ đất kêu gọi đầu tư và các dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư trên địa bàn thành phố để các nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu và triển khai thực hiện; đồng thời sẽ thảo luận một số giải pháp trọng tâm đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư trong thời gian đến.

Lãnh đạo thành phố kỳ vọng Diễn đàn lần này thúc đẩy công tác thu hút đầu tư; tạo ra bước chuyển trong hiện thực hóa những dự án động lực, trọng điểm ấp ủ trong suốt thời gian qua của thành phố.

8 nhóm giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư

Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cho biết, thành phố đang tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư đảm bảo phát triển hiệu quả và thực chất.

Cụ thể, Đà Nẵng chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2022/NĐ-CP ngày 20/6/2022 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 144/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016 của Chính phủ quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng.

Thành phố tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông và đô thị trong đó đẩy nhanh khởi công, xây dựng cảng biển Liên Chiểu, mở rộng và nâng công suất Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng (mở rộng nhà ga hành khách T1 và xây mới ga hàng hóa) gắn với phát triển dịch vụ logistics và trung chuyển quốc tế, đầu tư đồng bộ hệ thống giao thông đường bộ kết nối đường cao tốc, đường quốc lộ với ga đường sắt, cảng biển và cảng hàng không quốc tế.

Thành phố chuẩn bị sẵn sàng quỹ đất phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao, công nghệ thông tin đón dòng vốn dịch chuyển quốc tế vào Việt Nam; hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật Khu công nghệ cao theo hướng đồng bộ, hiện đại; hoàn thành thủ tục thành lập, lựa chọn nhà đầu tư và hoàn thiện hạ tầng đưa vào sử dụng các cụm công nghiệp (Hòa Nhơn, Hòa Khánh Nam) và 3 khu công nghiệp (Hòa Cầm - giai đoạn 2, Hòa Nhơn, Hòa Ninh); sớm đưa Khu Công viên phần mềm số 2, Khu công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao, Cụm Công nghiệp Cẩm Lệ vào khai thác.

Quang cảnh diễn ra Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng

Quang cảnh diễn ra Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng

Trên cơ sở Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; thành phố tập trung đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch phân khu, phấn đấu hoàn thành vào cuối năm 2022 làm cơ sở để triển khai các dự án trọng điểm, kêu gọi đầu tư vào thành phố thời gian tới.

Thành phố cũng tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, nghiên cứu, triển khai xây dựng các cơ sở giáo dục mang đẳng cấp quốc tế.

Thành phố xác định khâu trọng tâm trong cải cách thủ tục hành chính thành phố là hoàn chỉnh, công khai quy trình chuẩn bị đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện ngoài các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung và Cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó, các tổ công tác liên ngành do lãnh đạo UBND thành phố là tổ trưởng tiếp tục tập trung tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong thủ tục đầu tư, quy hoạch, đất đai, xây dựng, công tác giải tỏa đền bù, bàn giao mặt bằng phục vụ triển khai một số dự án trọng điểm có quy mô vốn đầu tư lớn…

Thành phố tăng cường chuyển đổi số, hoàn thiện mô hình Chính quyền điện tử theo hướng hiện đại; công khai, minh bạch các thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch, đầu tư, đất đai, đăng ký kinh doanh, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và giải quyết các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, người dân.

Đồng thời, xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, năng động, lấy doanh nghiệp/nhà đầu tư là đối tượng để phục vụ; tăng cường trật tự kỷ cương trong quản lý hành chính; có cơ chế để khuyến khích sự năng động sáng tạo, bảo vệ tinh thần dám nghĩ, dám làm của cán bộ công chức, đồng thời có những chế tài rõ ràng, xử lý điều chuyển đối với những cán bộ, công chức trì trệ, nhũng nhiễu.

Theo ông Hồ Kỳ Minh, với quan điểm xuyên suốt trong điều hành nền kinh tế, thành phố xác định đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài là động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội; chủ động thu hút đầu tư có chọn lọc, gắn thu hút đầu tư với đảm bảo quốc phòng - an ninh; bảo vệ tài nguyên và môi trường; gia tăng số lượng dự án FDI có khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và gắn kết với đầu tư trong nước nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Định hướng đến năm 2045, thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á với 3 trung tâm chức năng chính gồm Trung tâm du lịch dịch vụ chất lượng cao, Trung tâm công nghệ thông tin, công nghệ cao và Trung tâm tài chính quốc tế.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 1: Nhận diện vấn đề

Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”, là nguồn lực, động lực cho phát triển. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng lập pháp và thi hành pháp luật đã được chỉ ra qua nhiều nghị quyết của Đảng, nhiều kỳ họp Quốc hội vẫn chưa được khắc phục triệt để...

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung: