Đà Lạt sẽ được gỡ vướng quy hoạch

Một góc TP Đà Lạt, Lâm Đồng.
Một góc TP Đà Lạt, Lâm Đồng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - TP Đà Lạt (Lâm Đồng) trong tương lai được mở rộng với tổng diện tích tự nhiên khoảng 335.930 ha và là trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch văn hóa di sản tầm quốc gia, khu vực và quốc tế.

Sau nhiều lần điều chỉnh, trình Chính phủ phê duyệt, ngày 17/3 vừa qua, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 257/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung TP Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045. TP Đà Lạt trong tương lai được mở rộng và là trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch văn hóa di sản tầm quốc gia, khu vực và quốc tế.

Phạm vi ranh giới lập quy hoạch Đà Lạt và vùng phụ cận là toàn bộ địa giới hành chính TP Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và một phần huyện Lâm Hà (gồm thị trấn Nam Ban và các xã Mê Linh, Đông Thanh, Gia Lâm, Nam Hà) với cao trình 850m trở lên. Tổng diện tích tự nhiên khoảng 335.930 ha.

Phạm vi nghiên cứu vùng bán kính ảnh hưởng của TP Đà Lạt và vùng phụ cận, bao gồm: TP Đà Lạt, các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà và Đam Rông với cao trình 850 m trở lên. Phạm vi nghiên cứu mở rộng gồm vùng TP HCM, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên và vùng tỉnh Lâm Đồng. Thời hạn quy hoạch đến năm 2045.

Theo tính toán, quy mô dân số Đà Lạt đến năm 2035 khoảng 1,1-1,15 triệu người (dân số đô thị khoảng 850-900 ngàn người, dân số nông thôn khoảng 250 ngàn người); đến năm 2045 khoảng 1,9-1,95 triệu người (dân số đô thị khoảng 1,5-1,55 triệu người, dân số nông thôn khoảng 400 ngàn người). Quy mô đất xây dựng đô thị Đà Lạt đến năm 2035 khoảng 25.500-27.000ha (đất dân dụng khoảng 6.800 - 7.200ha); đến năm 2045 khoảng 45.000-46.500ha (đất dân dụng khoảng 12.000-12.400ha).

TP Đà Lạt sẽ là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế - văn hóa, khoa học - kỹ thuật của tỉnh Lâm Đồng; trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch văn hóa di sản tầm quốc gia, khu vực và quốc tế; trung tâm bảo tồn rừng cảnh quan và đa dạng sinh học cấp quốc gia, có vị trí quan trọng về quốc phòng và an ninh đối với khu vực Tây Nguyên và cả nước, phát triển du lịch quốc gia và đô thị có đặc trưng về di sản.

Đối với những khu sản xuất đất nông nghiệp hiệu quả thấp, thuần túy về nông nghiệp chuyển sang dạng kết hợp và cũng chuyển một phần sang dịch vụ và các hoạt động khác hiệu quả cao hơn, tránh tình trạng chuyển đổi mạnh đất nông nghiệp.

Thủ tướng cũng yêu cầu quy hoạch tổng thể cần điều chỉnh định hướng phát triển không gian, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật của TP Đà Lạt và vùng phụ cận phù hợp với tầm nhìn và thích ứng linh hoạt với các biến động kinh tế - xã hội, biến đổi khí hậu; tạo thêm dư địa phát triển từ giá trị đất đai, đảm bảo khả năng dự trữ cho tương lai và bảo vệ môi trường sinh thái.

Các ban ngành liên quan cần xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch cụ thể, có phân kỳ hợp lý, gắn với nguồn lực thực hiện; thể hiện được phạm vi về không gian - đất đai; lựa chọn những vấn đề bất cập ưu tiên giải quyết (về liên kết vùng, hệ thống đô thị vệ tinh với TP Đà Lạt và vùng tỉnh Lâm Đồng, phân bố dân cư, nhà ở, chất lượng sống, giao thông đô thị, quản lý ngập, sử dụng tài nguyên...), cải thiện thực trạng và đẩy mạnh phát triển đô thị, kinh tế - xã hội TP Đà Lạt và vùng phụ cận nói riêng và vùng tỉnh Lâm Đồng nói chung.

Trong lần điều chỉnh này, Thủ tướng lưu ý mối quan hệ giữa Đà Lạt và vùng phụ cận với TP Bảo Lộc; giữa sân bay Liên Khương, tuyến đường sắt Phan Rang – Đà Lạt và hệ thống đường cao tốc, quốc lộ để hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của thành phố.

Chính quyền địa phương được yêu cầu giữ gìn và nâng cao bản sắc không gian kiến trúc cảnh quan Đà Lạt và vùng phụ cận đặc biệt là hệ thống rừng, cảnh quan sông suối ao hồ, di sản kiến trúc; tăng cường quỹ đất xanh công cộng, cải thiện môi trường khu vực hiện hữu.

Liên quan đến quy hoạch Đà Lạt, PLVN thời gian qua có loạt bài “Tháo gỡ bất cập quy hoạch để Đà Lạt bứt phá” chỉ ra những vướng mắc về quy hoạch khiến Đà Lạt khó phát huy lợi thế về nguồn lực đất đai. Theo đó, Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014 (quy hoạch 704) và Quyết định 1409/QĐ-UBND ngày 27/6/2019 của Lâm Đồng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020 của Đà Lạt (quy hoạch 1409), được xem là “xương sống” để Đà Lạt phát triển. Nhưng qua thực tế triển khai, những quy hoạch trên đã bộc lộ nhiều vướng mắc cần sớm tháo gỡ.

Cụ thể như, theo quy hoạch 704, Đà Lạt có 5.800ha đất ở đô thị gồm đất hạ tầng giao thông và đất ở, trong đó chỉ 2.800ha xây dựng được. Tỷ lệ này quá ít, từ đó dẫn tới hệ lụy như vi phạm trật tự xây dựng, dựng nhà tạm nhà kính trái phép… do nhu cầu nhà ở quá lớn.

Cũng theo quy hoạch 704, đến 2011, Đà Lạt có tổng diện tích đất tự nhiên 39.440ha, dân số 211.696 người. Dự báo 2030, dân số 240.000 - 250.000 người, trong đó 40.000 - 50.000 người quy đổi từ khách du lịch… Trên thực tế, dự báo trên là không phù hợp. Thực tế tăng dân số đã gây áp lực rất lớn lên quản lý sử dụng đất, hạ tầng tại khu vực trung tâm Đà Lạt. Bên cạnh đó, quy hoạch 704 chỉ cập nhật lại các khu phát triển mà chưa có định hướng phát triển vùng, thiếu khu vực mới, không có khu vực quy mô để kêu gọi đầu tư so với quy hoạch 409 (Quyết định 409/2002/QĐ-TTg ngày 27/5/2002 của Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Lạt và vùng phụ cận đến 2020).

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lâm Đồng phấn đấu giảm tai nạn giao thông bằng cách nào?

Kiểm tra phương tiện có dấu hiệu quá tải tại huyện Đức Trọng, Lâm Đồng.
(PLVN) - Với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”, ngành Giao thông vận tải (GTVT) Lâm Đồng phấn đấu giảm tai nạn giao thông từ 5-10% số vụ, số người chết, số người bị thương so với năm 2023 trong Năm An toàn giao thông 2024.

Tìm giải pháp 'trị bệnh' thiếu nước ở ĐBSCL

Tìm giải pháp 'trị bệnh' thiếu nước ở ĐBSCL
(PLVN) -  Ngày 27/3, tại TP Cần Thơ diễn ra Hội thảo “Sống chung với hạn, mặn vùng ĐBSCL”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo các địa phương chịu hạn, mặn nghiêm trọng tại ĐBSCL; các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực tài nguyên nước và biến đổi khí hậu.

Bắc Giang: Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai thực hiện nhiệm vụ Chương trình MTQG 2024.
(PLVN) - Tại Bắc Giang, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021- 2025 luôn được các cấp ủy, chính quyền tỉnh quan tâm triển khai thực hiện. Nhờ đó, diện mạo nông thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn đã có những thay đổi căn bản, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được cải thiện rõ rệt.

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh triển khai Đề án 06 gắn với chuyển đổi số

Chuyển đổi số đang mang lại nhiều thuận lợi, tiện ích cho người dân tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Năm 2024 là năm tăng tốc để hoàn thành các nhiệm vụ của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) và đột phá trong công tác chuyển đổi số (CĐS), do vậy, các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung chỉ đạo, triển khai nghiêm túc để hoàn thành các nhiệm vụ.

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM lần thứ 28 khóa XI.
(PLVN) - Ngày 27/3, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM lần thứ 28 khóa XI (mở rộng) họp để thảo luận, cho ý kiến về Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội TP quý I năm 2024 - nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quý II năm 2024; Quyết định thành lập các Tiểu ban phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Bác sỹ Công an tỉnh An Giang khám bệnh miễn phí, tặng quà cho người dân ở Campuchia

Công an tỉnh An Giang tặng quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn xã Preaek Dach, huyện Leuk Daek, tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia.
(PLVN) - Trong 2 ngày 26 và 27/3/2024, đoàn y, bác sỹ Công an tỉnh An Giang do Đại tá Nguyễn Thế Hải, Phó Giám đốc Công an tỉnh làm Trưởng đoàn đã sang khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân Campuchia và người Campuchia gốc Việt có hoàn cảnh khó khăn thuộc phường Sam Peou Poun, thành phố Sam Peou Poun và xã Preaek Dach, huyện Leuk Daek, tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia.

Yên Lạc (Vĩnh Phúc) đạt nhiều kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế, xã hội

Kinh tế địa phương phát triển giúp giải quyết việc làm cho nhiều người dân trên địa bàn.
(PLVN) - Trong quý I năm 2024, nhờ sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Yên Lạc (tỉnh Vĩnh Phúc) tiếp tục có những khởi sắc. Một số lĩnh vực kinh tế đã đạt được kết quả khả quan, đóng góp lớn vào sức tăng trưởng chung của tỉnh.

Tàu chở hơn 2.900 tấn xi măng bị gãy đôi trên biển

Tàu Giang Anh 18 gãy làm đôi chìm trên biển.
(PLVN) - Liên quan việc tàu Giang Anh 18 chở hơn 2.900 tấn xi măng gặp nạn trên biển, Đại tá Hoàng Văn Mẫn, Chính Ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Nam cho biết, ngày 26/3, tàu vẫn ở vị trí cũ nhưng hiện bị gãy làm đôi giữa 2 khoang hàng. 

Bức tranh tổng thể thị trường lao động Lâm Đồng

Người lao động đến tìm việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Lâm Đồng đầu năm 2024.
(PLVN) - Cung chưa đáp ứng cầu, nhà tuyển dụng có nhu cầu tuyển lao động có kỹ năng nghề thay vì chọn nhân lực có bằng cấp, mức lương khu vực lao động chính thức chỉ bằng 2/3 khu vực phi chính thức… Đó là những đặc điểm đáng chú ý về thị trường lao động trên địa bàn Lâm Đồng năm 2023.