“Đa dạng nhà cung cấp và Mua sắm có trách nhiệm giới”: Tập trung giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp do nữ làm chủ

“Đa dạng nhà cung cấp và Mua sắm có trách nhiệm giới”: Tập trung giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp do nữ làm chủ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hội thảo Kết nối Kinh doanh với chủ đề “Đa dạng nhà cung cấp và Mua sắm có trách nhiệm giới” tập trung vào các giải pháp thiết thực để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ được tiếp cận với các công ty mua hàng lớn và tiềm năng thông qua Phiên đối thoại và Phiên kết nối kinh doanh.

Hôm nay (20/6) tại TP HCM, gần 100 đại biểu, đại diện các cơ quan Sở ngành, Đại sứ quán, Tổ chức quốc tế, Hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp tại TP HCM và các tỉnh lân cận tham dự Hội thảo Kết nối Kinh doanh với chủ đề “Đa dạng nhà cung cấp và Mua sắm có trách nhiệm giới”.

Hội thảo do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình “Tạo cơ hội thị trường bình đẳng cho phụ nữ và doanh nghiệp do nữ làm chủ thông qua mua sắm có trách nhiệm giới” (WE RISE Together) do Chính phủ Úc hỗ trợ thông qua Quan hệ Đối tác Mekong-Úc.

Thị trường mua sắm toàn cầu trị giá hàng nghìn tỷ đô la và thu hút sự tham gia của các tổ chức lớn và nhỏ, nhà nước và tư nhân, thông qua việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Ước tính cho thấy phụ nữ sở hữu khoảng 33% tổng số doanh nghiệp, mặc dù vậy, trên toàn cầu các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ chỉ nhận được 1% chi tiêu mua sắm công và tư.

Việt Nam có hơn 20% chủ sở hữu doanh nghiệp vừa và nhỏ là phụ nữ; 51% doanh nghiệp Việt Nam có phụ nữ trong cơ cấu chủ sở hữu. Tuy nhiên, những doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đa số ở cấp thấp nhất của chuỗi cung ứng trong nhiều ngành và gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu mua sắm của các công ty lớn.

Hội thảo tập trung vào các giải pháp thiết thực để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ được tiếp cận với các công ty mua hàng lớn và tiềm năng thông qua Phiên đối thoại và Phiên kết nối kinh doanh.

Phiên đối thoại tại Hội thảo được các đại biểu tham dự đánh giá cao bởi tính thực tế và những kết quả đạt được của các doanh nghiệp khi tham gia Chương trình WE RISE Together. Trong gần hai năm qua, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tham gia chương trình đã được tập huấn, nâng cao năng lực kinh doanh như quản lý tài chính, bán hàng, marketing, tạo sự khác biệt cho sản phẩm, thương hiệu và thường xuyên được kết nối với các doanh nghiệp mua hàng. Các doanh nghiệp mua hàng được cập nhật xu hướng phát triển doanh nghiệp bền vững, bình đẳng giới, môi trường, xã hội và quản trị, và tăng cạnh tranh cho doanh nghiệp thông qua việc mua sắm có trách nhiệm giới.

Nhân dịp này, 10 doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia ký Ủng hộ Các Nguyên tắc Trao quyền cho Phụ nữ (Women’s Empowerment Principles – WEPs), thể hiện cam kết thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc, trên thị trường và trong cộng đồng.

Phiên kết nối kinh doanh đã diễn ra sôi nổi giữa 30 doanh nghiệp mua hàng tiềm năng và 50 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ theo 4 nhóm ngành hàng: Dịch vụ du lịch, Bán lẻ, hàng tiêu dùng, Thực phẩm & đồ uống, Quà tặng lưu niệm. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ quảng bá sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, kết nối với các doanh nghiệp mua hàng tiềm năng nhằm mở rộng cơ hội thị trường cho doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ hàng tiêu dùng, dịch vụ du lịch; đồng thời thúc đẩy triển khai chính sách Đa dạng nhà cung cấp và Mua sắm có trách nhiệm giới.

Ngày 25/6 tới, chương trình sẽ tổ chức một sự kiện kết nối doanh nghiệp tại thành phố Huế.

Tin cùng chuyên mục

VNA kỳ vọng hoạt động "Tô cam bầu trời" sẽ góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, chung sức hành động chấm dứt bạo lực với phụ nữ, trẻ em .

Vietnam Airlines phát triển bền vững nhờ chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng

(PLVN) - Trong thời đại công nghệ PR phát triển, có những hoạt động của doanh nghiệp như lớp phấn son tô điểm cho nhan sắc một tên tuổi, nhưng cũ ng có những doanh nghiệp liên tục có các sự kiện như những lớp trầm tích làm tăng chất lượng cho thương hiệu vốn đã "vàng 10". “Tô cam” chuyến bay là một sự kiện như thế của Vietnam Airlines (VNA).

Đọc thêm

Vinafood 1 có tân Tổng Giám đốc

Tân Tổng Giám đốc Trần Sơn Hà (giữa) nhận quyết định từ lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nói tân Tổng Giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) là cán bộ được đào tạo bài bản, đã khẳng định được năng lực, trách nhiệm và nhận được tín nhiệm cao của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ và người lao động Vinafood 1.

Chủ quản EVN 'hối thúc' chuẩn bị điều kiện để tăng giá điện

Chủ quản EVN 'hối thúc' chuẩn bị điều kiện để tăng giá điện
(PLVN) -Ngoài việc yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng cường tuyên truyền tiết kiệm điện và đẩy nhanh các dự án nguồn, lưới điện nhằm đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp còn yêu cầu EVN đảm bảo đủ các điều kiện để thực hiện việc tăng giá bán lẻ điện bình quân năm 2024…

Vietfarm sẵn sàng vươn ra 'biển lớn'

Vietfarm sẵn sàng vươn ra 'biển lớn'
(PLVN) - Với vùng nguyên liệu hơn 200 ha đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP và nhà máy chế biến nha đam lớn nhất Việt Nam đặt tại Khu công nghiệp Thành Hải, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, VietFarm tự tin cung cấp những sản phẩm từ nha đam với chất lượng tốt nhất.

Vietcombank giữ vị trí đầu mối cấp vốn bằng ngoại tệ lớn nhất từ trước đến nay

Thủ tướng phát biểu tại buổi lễ
(PLVN) - 3 ngân hàng gồm Vietcombank (giữ vị trí đầu mối thu xếp) và Vietinbank, BIDV đã tiến hành cung cấp vốn ngoại tệ trung hạn lớn nhất từ trước đến nay cho dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự sự kiện lớn - lần đầu tiên của 3 ngân hàng thương mại nhà nước.

VINACHEM và VNR tăng cường sử dụng dịch vụ của nhau

Đưa số đông cán bộ đi họp bằng tàu "charter" là một sự lựa chọn hợp lý, thú vị của VINACHEM.
(PLVN) - Với cam kết ưu tiên sử dụng hàng hoá và dịch vụ của nhau, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức cho 168 cán bộ công nhân viên đi dự Hội nghị người lao động của Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất năm 2024, tại Thanh Hóa bằng phương tiện tàu hỏa.

Chuyên gia phân tích lý do VinFast lọt top 100 công ty có tầm ảnh hưởng nhất thế giới năm 2024 của Tạp chí TIME

Chuyên gia phân tích lý do VinFast lọt top 100 công ty có tầm ảnh hưởng nhất thế giới năm 2024 của Tạp chí TIME
(PLVN) - VinFast vừa được tạp chí TIME vinh danh trong danh sách “TIME100 Company” - top 100 công ty có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới trong năm 2024, bên cạnh những tên tuổi lớn như Google, Microsoft, Amazon... Tạp chí nổi tiếng của Mỹ xếp VinFast vào nhóm “Đột phá” (Disrupters) - nhóm những công ty tạo nên dấu ấn nhờ mô hình mới lạ, chưa có thông lệ trên thị trường và gọi hãng xe Việt là "Hãng xe điện gây tiếng vang (An EV splash)”.

Năm nay, 'ốp' chỉ tiêu cho PVN như thế nào?

Trong lễ nhậm chức hồi cuối tháng 3/2024, tân Tổng Giám đốc PVN Lê Ngọc Sơn (trái) cam kết sẽ “đưa tập đoàn vươn tới những đỉnh cao mới”.
(PLVN) - Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Năng lượng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa công bố những con số làm căn cứ “chấm điểm” đối với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), với các chỉ tiêu tài chính từ chục ngàn đến hàng trăm ngàn tỷ đồng cho năm 2024.

Đạo đức kinh doanh - Chìa khóa bền vững của doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn.
(PLVN) -  Trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, các doanh nhân đóng vai trò trụ cột, là lực lượng tiên phong thúc đẩy phát triển bền vững. Vì thế, cùng với phát triển sản xuất kinh doanh, đòi hỏi mỗi doanh nhân, doanh nghiệp còn phải có trách nhiệm với cộng đồng bằng tấm lòng nhân ái. Ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) là một trong những doanh nhân đã làm tốt cả 2 sứ mệnh đó.

Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn: Tăng thu hàng triệu USD mỗi năm nhờ cải tiến công nghệ

Tàu nhập dầu thô VGO của BSR. (Ảnh: BSR).
(PLVN) - Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất được thiết kế để vận hành 100% dầu thô từ mỏ Bạch Hổ. Tuy nhiên, trữ lượng và sản lượng của mỏ này ngày càng sụt giảm, không đáp ứng đủ nhu cầu của Nhà máy. Đứng trước thách thức này, giới chuyên gia đã cải tiến công nghệ, nhập thêm loại nguyên liệu mới để Nhà máy chạy công suất lên tới hơn 111%.