Chương trình có sự phối hợp của Viện Đào tạo Tư vấn và Phát triển kinh tế (IDE) và Câu lạc bộ các nhà Công thương Việt Nam.
Tới tham dự diễn đàn có đông đảo các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nhân, như: TS Phùng Quốc Hiển - Ủy viên TƯ đảng, Phó chủ tịch Quốc hội; TS Nguyễn Sĩ Dũng - nguyên chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng cố vấn các nhà Công thương Việt Nam; ông Hoàng Đình Vinh - Chánh Văn phòng Ban Kinh tế TƯ; TS Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng; PGS.TS Đặng Văn Thanh - Chủ tịch CLB các nhà Công thương Việt Nam; GS.TS Hoàng Chí Bảo - nguyên Uỷ viên Hội đồng lý luận TƯ, chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị Hồ Chí Minh; Nhà sử học Dương Trung Quốc - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam; PGS.TS Doãn Hồng Nhung - giáo viên cao cấp, kiểm định viên chất lượng VN-ĐHQG; ông Nguyễn Quốc Hải - Viện trưởng viện IDE.
Ông Nguyễn Nhân Chiến - Ủy viên BCH TƯ đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh, bà Trần Thị Hằng - Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc Hội tỉnh Bắc Ninh... cùng đông đảo các doanh nhân trên cả nước đã tới dự.
Trong sự kiện quan trọng này, chương trình tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để lớp doanh nhân được cùng “Xây dựng văn hóa doanh nhân vì sự nghiệp ích quốc lợi dân" và "Hiến kế cải cách thể chế để kinh tế tư nhân phát triển”.
Mở đầu diễn đàn, GS.TS Hoàng Chí Bảo - nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, chuyên gia cao cấp Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - chia sẻ bài tham luận về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho giới Công thương, nay là Doanh nhân Việt Nam.
GS. Hoàng Chí Bảo chia sẻ tại Hội ngh.ị |
Đối với vấn đề hiến kế cải cách thể chế kinh tế tư nhân, PGS.TS Trần Đình Thiên và GS.TS Doãn Hồng chia sẻ một số bài tham luận: Kinh tế tư nhân điều kiện cần và đủ để phát triển; Kinh tế làng nghề, kinh tế tư nhân, điều kiện để phát triển.
Tại Hội nghị, PGS.TS Đặng Văn Thanh phát biểu, trong năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng nổ khiến nhiều người mất việc làm, nền kinh tế thế giới suy thoái nghiêm trọng. Tuy nhiên, ở Việt Nam với những biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả đã giúp nền kinh tế nước ta ít bị ảnh hưởng, các chuyên gia kinh tế đánh giá Việt Nam sẽ là quốc gia duy nhất trong Đông Nam Á có tăng trưởng dương trong năm 2020. Từ những thuận lợi đó, doanh nghiệp tư nhân trong nước đang đứng trước những cơ hội hiếm có để bứt phá phát triển mãnh mẽ.
PGS. TS Đặng Văn Thanh. |
Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, đánh giá cao vai trò và những thành quả mà hội Doanh nhân Việt Nam đã đạt được, đồng thời đưa ra một số phương hướng nhiệm vụ: “Đất nước ta đang bước sang giai đoạn phát triển mới, hội nhập ngày càng sâu rộng, mở ra không gian phát triển rộng lớn nhưng cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt. Cùng với những tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh của thế giới, làm thay đổi, thúc đẩy kinh tế thế giới chuyển sang kinh tế tri thức. Các quan niệm trước đây, các thế mạnh về vốn, về tài nguyên, về lao động giá rẻ không còn là lợi thế nữa, mà tài nguyên tri thức mới là hàng đầu, mới là vô tận”.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá cao những đóng góp của lớp doanh nhân Việt Nam. |
“Trên tinh thần đó, tôi đề nghị các doanh nhân tiếp tục thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, phải tăng cường đầu tư đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, trình độ đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật nhiều hơn vào sản xuất, kinh doanh, nhất là tận dụng lợi thế mà cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang mang lại nhằm nâng cao tính cạnh tranh, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Cùng với đó, trong sản xuất kinh doanh, bên cạnh việc đảm bảo lợi nhuận doanh nhân, cần quan tâm đến bảo vệ quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và có nhiều đóng góp hơn nữa cho các hoạt động an sinh xã hội”, Phó chủ tịch Quốc hội TS Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.
Các đại biểu tặng hoa chúc mừng doanh nhân Mẫn Ngọc Anh. |
Với những thành quả đã đạt được của giới công thương-doanh nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước, và sự nỗ lực không ngừng của giới doanh nhân, đội ngũ doanh nhân nước ta nói chung và các nhà công thương nói riêng với lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và hoài bão của mình, tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và những kết quả đã đạt được, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, quản lý doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập thành công và phát triển bền vững.
Đồng thời, giới công thương - doanh nhân sẽ làm tốt trách nhiệm xã hội, tham gia tích cực vào quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tất cả là nhằm phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể trở thành nòng cốt của kinh tế đất nước, góp phần giữ vững các cân đối lớn, không ngừng nâng cao tiềm lực kinh tế quốc gia.
Các đại biểu thăm quan nhà máy sản xuất hiện đại của Tập đoàn Hanaka. |
Kết thúc Hội nghị, Doanh nhân Mẫn Ngọc Anh bày tỏ: Qua đây, chúng tôi muốn bày tỏ sự tri ân và cổ vũ, động viên tinh thần những người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế sẽ tiếp tục rèn đức, luyện tài và đi tới thành công. Đây là một trong những hoạt động tôn vinh giới doanh nhân Việt Nam, những người đang gánh trọng trách là lực lượng xung kích góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và xu thế toàn cầu hóa.
Theo ông Mẫn Ngọc Anh, Chương trình cũng là dịp để cho các doanh nhân nhìn lại chính mình tiếp tục cống hiến, cùng cả nước vượt qua những thách thức, nắm bắt kịp thời những cơ hội góp phần tăng trưởng kinh tế cho nội lực của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời, cũng là dịp để các cơ quan hữu quan, từ Trung ương đến địa phương, cần đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng những cơ chế phù hợp hơn để đồng hành cùng các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam và “chia lửa” với doanh nhân trong thời điểm nền kinh tế đang gặp không ít khó khăn như hiện nay.