Cứu sống 'dị nhân' nuốt dao lam, bác sỹ mò được cả đống đồ trong dạ dày

Các bác sĩ thực hiện ca gắp dị vật hy hữu cho bệnh nhân (ảnh: BVCC)
Các bác sĩ thực hiện ca gắp dị vật hy hữu cho bệnh nhân (ảnh: BVCC)
(PLVN) - Bệnh nhân là nam, 55 tuổi được chuyển đến Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức chẩn đoán dị vật thực quản dạ dày, người bệnh tâm thần phân liệt nguy cơ thủng thực quả nguy hiểm tính mạng. 

Tại bệnh viện truyến dưới, các bác sĩ xác định một chiếc dao lam ở vị trí ngang mức hạ họng, miệng thực quản. Do nguy cơ gây thủng thực quản có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nên bệnh viện đã chuyển bệnh nhân tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. 

PGS.TS Nguyễn Đức Chính, Trưởng khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, người trực tiếp phẫu thuật bệnh nhân cho biết qua hình ảnh nội soi, các bác sĩ đã hình dung những “vật dụng” trong dạ dày người bệnh nhưng không ngờ nhiều và lớn đến như vậy. Khi mở dạ dày bệnh nhân thì thấy trong đó rất nhiều các cục dị vật lổn nhổn khác nhau, có cảm giác như 'mò đồ bỏ quên dưới biển'. 

“Từng khối dị vật được đưa ra khỏi cơ thể bệnh nhân, khi thì cái bật lửa, khi thì là viên đá, hòn sỏi, khi là túi nilon, hạt bàng…, hầu hết màu đen do nằm lâu trong dạ dày. Phải mất hàng giờ đồng hồ chúng tôi mới lấy bỏ được toàn bộ các dị vật ra khỏi dạ dày bệnh nhân”, PGS.TS Chính chia sẻ.

Các dị vật được lấy ra khỏi cơ thể nạn nhân (ảnh: BVCC)
Các dị vật được lấy ra khỏi cơ thể nạn nhân (ảnh: BVCC)

Được biết, bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tâm thần phân liệt, hoàn cảnh gia đình đặc biệt, có anh là liệt sỹ được trợ cấp nhưng hiện ở với người thân vì bố mẹ đều đã mất. Do vậy, các bác sĩ sẽ tư vấn cho gia đình về việc chữa bệnh, quản lý bệnh nhân sau này, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra nếu bệnh nhân nuốt những vật nguy hiểm.

Cách đây một năm, đã có lần người bệnh cũng nuốt các dị vật và đã được phẫu thuật lấy dị vật. Gần đây, người nhà thấy bệnh nhân không chịu ăn, kêu đau vùng cổ nên đã đưa đi khám. 

Trước đó, các bác sĩ của bệnh viện từng tiếp nhận một cháu bé 5 tuổi ở quảng Ninh cũng tự ăn tóc của chính mình. Trẻ vào viện trong tình trạng bứt gần trụi đầu, đau bụng, nôn. Các bác sĩ đã phẫu thuật lấy cả búi tóc cuộn trong dạ dày, nguyên nhân làm trẻ ăn kém và đau bụng thường xuyên.

Trẻ mắc hội chứng “tóc mây “ hay hội chứng Rapunzel hay gặp ở các trẻ gái có rối loạn tâm lý tự bứt tóc mình và nuốt vào dạ dày. Hội chứng Rapunzel được bác sĩ Vaughan ghi nhận và báo cáo trên y văn thế giới lần đầu vào năm 1968. Theo đó, người mắc hội chứng này thường ăn tóc của mình hoặc người khác, thậm chí búp bê, khiến cho tóc bị rối và mắc kẹt trong dạ dày, ruột, lâu ngày gây tắc, thủng ruột.

Đọc thêm

Cứu trẻ 13 ngày tuổi bị khuyết tật tim phức tạp

Bác sĩ thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới can thiệp, cứu 1 trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh nặng đảo gốc động mạch. Đây là ca mổ đảo gốc động mạch trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất (13 ngày tuổi) và có số cân nặng nhẹ nhất (2,5kg) mà bệnh viện từng phẫu thuật thành công.

Gánh nặng y tế từ thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. (Ảnh: Bảo Ngọc)

(PLVN) - Ăn mặn là thói quen phổ biến và khó bỏ của nhiều người dân, tuy nhiên việc lạm dụng gia vị, muối đã và đang gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh.

Khi giám định viên pháp y 'vận công' phá án

Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, sự thật của vụ việc, niềm tin vào công lý. Ý thức được điều này nên các giám định viên pháp y đều cẩn trọng trong từng hoạt động giám định của mình. Và cứ thế, khi cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại thì cuộc sống này vẫn rất cần đến bàn tay, khối óc của bác sĩ pháp y, để mang lại công bằng cho mọi công dân trước pháp luật.

Cơ hội nâng cao kiến thức chuyên sâu về ngoại khoa cho các cơ sở y tế

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Trong 2 ngày 18 - 19/7, Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa lần đầu tiên được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, với sự có mặt của nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy giáo, đội ngũ y bác sĩ đến từ các trường đại học, các bệnh viện lớn trong cả nước.

Tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt đúng tiến độ

Người dân đến CDC Cần Thơ tiêm vaccine ngừa bạch hầu.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ, chỉ có vaccine phòng lao, vaccine sởi và vaccine DPT đạt tiến độ theo kế hoạch.

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly
(PLVN) - TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn là thấp. Các địa phương không nên lạm dụng việc cách ly diện rộng...