“Cứu” du lịch và bất động sản Đà Nẵng bằng cách nào?

Đà Nẵng vừa tổ chức kích cầu du lịch thì đại dịch Covid-19 lần 2 ập đến.
Đà Nẵng vừa tổ chức kích cầu du lịch thì đại dịch Covid-19 lần 2 ập đến.
(PLVN) - Dịch Covid-19 lần 2 trở lại Đà Nẵng vào gần cuối tháng 7/2020 như một cú đánh “hạ gục” thị trường Đà Nẵng, trong đó ảnh hưởng nặng nề nhất là ngành du lịch và bất động sản.'

“Chạm đáy” 

Hai tháng qua, thông tin nhân viên khách sạn phải chịu cảnh thất nghiệp, nghỉ làm không lương do ảnh hưởng Covid-19 tràn ngập. Những con phố từng sầm uất với các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú như Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt, tuyến đường ven biển Hoàng Sa, Trường Sa, ven sông Hàn… trở nên đìu hiu khi khách sạn chỉ duy trì một vài bảo vệ, nhân viên kỹ thuật, tạp vụ.

Giám đốc điều hành một khách sạn lớn tại Sơn Trà cho hay: “Dịch Covid-19 lần 2 ập xuống Đà Nẵng khi lần 1 chưa kịp khôi phục, nên thực sự chúng tôi không còn đủ lực gồng gánh hoạt động. Doanh thu 8 tháng qua không bằng 1 tháng thấp điểm mọi năm. Trước khi tính đến khả năng bán khách sạn, tôi buộc lòng phải cho anh em nghỉ việc, không còn cách nào khác”.

Theo báo cáo của Sở Du lịch, thời gian qua, ngành du lịch Đà Nẵng đối mặt với nhiều khó khăn. Ngay thời điểm dịch tái phát gần cuối tháng 7/2020, 100% tour du lịch bị hủy bỏ và Đà Nẵng phải giải tỏa hàng vạn du khách. Nhiều cơ sở lưu trú đã thực hiện thủ tục mua bán, chuyển nhượng bất động sản nghỉ dưỡng, khách sạn, căn hộ.  

Tương tự ngành du lịch, thị trường bất động sản tại Đà Nẵng cũng ảnh hưởng nặng nề, sức mua giảm rõ rệt, giá cả biến động. Tại “vựa” đất nền khu đô thị Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ) và Nam Hòa Xuân (quận Ngũ Hành Sơn), giá hiện ghi nhận giảm khoảng 30% tại thời điểm mở bán vào cuối 2019, đầu 2020.

Đối với những khu vực đã có sổ đỏ tại khu vực Nam Hòa Xuân, mức giá có vẻ “cứng” hơn vì đã bắt đầu hình thành khu dân cư đông đúc, nhưng vẫn giảm đến 20% so với năm 2019. Chưa hết, giá rao như vậy nhưng rất ít, thậm chí rất hiếm gặp giao dịch thực tế.

Một chuyên gia bất động sản tại Đà Nẵng phân tích, bất động sản ở đây gắn liền với thị trường du lịch nên bị ảnh hưởng là điều khó tránh khỏi. Chưa kể vụ mất sổ đỏ ở Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận Sơn Trà CQĐT vừa khởi tố, cũng đã chứng minh hệ lụy do ảnh hưởng bởi Covid-19. Đào Thị Như Lệ (SN 1979, ngụ quận Hải Châu) đã sử dụng phi pháp sổ đỏ mượn được để mang “vay nóng” khắc phục tình trạng đầu tư bất động sản thua lỗ.

Lệ trước đó đã vay hơn 500 tỷ tại một số ngân hàng cho các giao dịch bất động sản, tập trung vào thời điểm cuối 2018, đầu 2019, khi giá đất tăng mạnh. Không lâu sau đó, giá đất tụt giảm 30-35% và do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 nên bán “cắt lỗ” vẫn không có người mua. Lệ tiếp tục đi vay bên ngoài hơn 500 tỷ đồng với lãi suất cao từ 5-30% để “cầm cự” rồi mất khả năng thanh toán.  

Vụ việc có thể khiến ngân hàng kiểm soát chặt chẽ hơn khiến việc vay vốn để đầu tư bất động sản ngày càng khó. Nếu thị trường vẫn tiếp tục “tụt dốc”, những người đang “ôm đất” từ các nguồn tiền vay sẽ còn đối mặt nhiều biến cố khôn lường.

“DN chỉ mong tồn tại”

Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng bày tỏ, nếu không có các biện pháp nhanh và những liều thuốc đủ mạnh để cứu DN, hàng trăm đơn vị du lịch và dịch vụ liên quan tại Đà Nẵng phải tuyên bố dừng hoạt động, phá sản ngay trong tháng 9/2020. 

Một góc Đà Nẵng.
Một góc Đà Nẵng. 

Ông Dũng cho rằng, DN lúc này chỉ còn một yêu cầu làm sao để họ tồn tại, tránh phá sản vì đã quá kiệt quệ. Chưa lúc nào nguy cơ đổ bể kinh doanh, mất trắng cơ hội làm ăn lại đe dọa trực tiếp các DN như hiện nay, khi mọi điều kiện kết nối trong ngoài, mọi tích lũy vốn có, mọi khả năng huy động đều đã hết.

Giám đốc Sở Du lịch Trương Thị Hồng Hạnh cho hay, báo cáo ước tính doanh thu toàn ngành du lịch năm 2020 sẽ chỉ đạt chừng 25% so với năm 2019, trong đó gần như 100% DN trong ngành đều không đạt kế hoạch. Nợ xấu, thuế tồn đọng đang là tình trạng chung của tất cả DN.

Bà Hạnh cho biết, bắt đầu từ 0h ngày 11/9, khi Đà Nẵng cơ bản đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại trạng thái bình thường, bảo đảm các nguyên tắc chống dịch, đơn vị cũng lập tức có phiên họp chiều cùng ngày để tiếp nhận các báo cáo, đề xuất cần hỗ trợ từ DN.

“Chúng tôi đang tập trung rà soát, lấy ý kiến các đơn vị để thực thi ngay các giải pháp giảm áp lực cho DN. Không kịp hỗ trợ hoặc hỗ trợ không đến nơi đến chốn đều sẽ khiến cả hệ thống đổ vỡ ngay”, bà Hạnh nói.

Ông Dũng đề xuất, để xoay chuyển tình hình, dĩ nhiên các DN đang cố gắng tìm cách tự cứu, nhưng việc định hướng tạo dòng sản phẩm và khách hàng rất cần thiết. Trước mắt, Sở và Hiệp hội đang cùng đề xuất mạnh dạn xây dựng kịch bản mời gọi “du lịch tại chỗ” ngay từ tháng 9/2020.

Theo đó, người dân Đà Nẵng sẽ được vận động, khích lệ tham gia các hoạt động du lịch sở tại, trải nghiệm các điểm du lịch, danh thắng ở địa bàn trên nguyên tắc bảo đảm an toàn dịch. Địa phương cùng các DN có các phương án tổ chức điểm đến, chương trình tham quan, mua sắm tích cực, thân thiện và an toàn cho người tham gia.

“Tặng thêm các phần quà, dịch vụ liên kết, là những việc có thể làm ngay để du lịch Đà Nẵng vận động lại”, ông Dũng nói.

Cũng trong kịch bản này, Đà Nẵng phải nỗ lực thể hiện điểm đến an toàn, sau 28 ngày tiếp đến không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, để có thể sau ngày 15/10 kết nối lại các hoạt động du lịch nội địa. Về du lịch quốc tế, dự đoán phải chờ tình hình chung, may mắn lắm đến mùa Giáng sinh 2020 mới chào mời được. 

Nhiều người làm trong ngành du lịch chia sẻ, giải quyết bài toán như đề xuất của ông Dũng không đơn giản, nhất là sau sự cố Đà Nẵng bị biến thành tâm dịch ngay giữa mùa tái kích cầu vừa qua. Thế nên Đà Nẵng cần đề xuất vận động các tổ chức, đơn vị TW nghiên cứu đưa du lịch đến Đà Nẵng trong thời gian đến.

“Nếu lãnh đạo bộ ngành, lãnh đạo Tổng cục Du lịch, thông qua các phiên họp, sự kiện, có mặt ngay ở Đà Nẵng để truyền thông, sẽ giúp đánh bạt ngay những dư luận lo lắng, tâm lý đề phòng ở du khách nội địa. Chính quyền phải cùng chung tay, có mặt lên tiếng với tinh thần khẳng định Đà Nẵng an toàn, mới mong xoay chuyển được tình hình”, một người đưa ra ý kiến.

Với lĩnh vực bất động sản, ông Võ Văn Cường, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Đà Nẵng cho rằng hiện giá đất giảm khá mạnh so với cách đây hơn một năm. Để hỗ trợ các DN bất động sản, ngân hàng cần có sự chia sẻ để ổn định tình hình, khoanh nợ, giãn nợ giúp DN vượt qua khó khăn. 

Tin cùng chuyên mục

Sản phẩm nước sen Hậu Giang của Cocoon đạt chứng nhận Fair for life - Cam kết đồng hành phát triển bền vững cùng người nông dân.

Thương hiệu mỹ phẩm Việt nuôi dưỡng 'vẻ đẹp của sự tử tế'

(PLVN) - Tự hào là thương hiệu mỹ phẩm tiên phong 100% thuần chay từ thực vật Việt Nam, không có nguồn gốc từ động vật, không thử nghiệm trên động vật... Cocoon không chỉ mang đến tay người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng mà còn không ngừng thể hiện trách nhiệm xã hội, hướng đến một tương lai xanh bằng những việc làm thiết thực.

Đọc thêm

Tơ lụa – Đẳng cấp tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

Bền bỉ và dẻo dai, lụa tơ tằm Việt Nam luôn có chỗ đứng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. (Ảnh internet).
(PLVN) -  Từ lâu, tơ lụa đã khắc sâu vào tâm thức người Việt như biểu tượng của sự thanh lịch, duyên dáng và cao quý. Không chỉ là một loại vải cao cấp, tơ lụa còn gắn liền với những giá trị văn hóa và nghệ thuật lâu đời, tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế của người phụ nữ Việt qua từng thời kỳ lịch sử.

Loạt sản phẩm “Yoho Mekabu Fucoidan” chưa được cấp phép vẫn bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử

Loạt sản phẩm “Yoho Mekabu Fucoidan” chưa được cấp phép vẫn bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử
(PLVN) -  Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế mới đây thông tin về một số sản phẩm có tên gọi “Yoho Mekabu Fucoidan” thuộc nhóm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nhưng chưa được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm, chưa được phép lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, các sản phẩm hiện đang được quảng cáo và  rao bán trên một số sàn thương mại điện tử. 

Lập kỷ lục xuất khẩu thủy sản hơn 1 tỷ USD trong 1 tháng

Xuất khẩu thuỷ sản trong tháng 10/2024 đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Tháng 10/2024, xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam ước đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên sau 27 tháng (kể từ tháng 6/2022), XK thủy sản theo tháng trở lại mốc 1 tỷ USD, đánh dấu bước phục hồi quan trọng cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.

Hệ quả khôn lường khi trẻ nhỏ bị 'lậm' AI

AI cung cấp các tính năng học tập, giải trí vượt trội cho trẻ em, nhưng đồng thời nó cũng tiềm ẩn nhiều hậu quả khó lường. (Nguồn: Christian Moro)
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, khi công nghệ ngày càng phát triển, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực trong học tập, giải trí và giao tiếp cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, đằng sau những lợi ích, tồn tại những cạm bẫy nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, nhất là khi gia đình lơ là trong giám sát, khiến trẻ "lậm" (say mê quá mức - PV) AI. 

Siêu xe Bertone Runabout tái xuất với giá 378.000 USD

Siêu xe Bertone Runabout tái xuất với giá 378.000 USD (Ảnh: Carscoops)
(PLVN) - Hãng thiết kế danh tiếng Bertone vừa cho ra mắt phiên bản hiện đại của mẫu xe ý tưởng Autobianchi A112 Runabout 1969, nguồn cảm hứng cho Fiat X1/9 và Lancia Stratos. Không còn là một mẫu xe đô thị nhỏ bé, Runabout trở lại với diện mạo siêu xe mạnh mẽ, sở hữu động cơ V6 đầy uy lực.

Robot giống người chế tạo đáng kinh ngạc

Robot "bản sao" giống người thật đến kinh ngạc của nhà phát minh Nhật Bản (Ảnh: chụp màn hình)
(PLVN) - Hiroshi Ishiguro, một nhà phát minh người Nhật, đã tạo ra 6 bản sao robot của chính mình trong 18 năm qua. Robot mới nhất, Geminoid HI-6, không chỉ có ngoại hình giống Ishiguro đến kinh ngạc mà còn có thể bắt chước biểu cảm khuôn mặt của ông một cách sống động.

Viettel vô địch hai năm liên tiếp tại “World Cup” của ngành

Viettel vô địch hai năm liên tiếp tại “World Cup” của ngành
(PLVN) - Đội ngũ an ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security - VCS) thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa xuất sắc giành ngôi vô địch tại cuộc thi Pwn2Own 2024 được tổ chức tại Ireland. Đây là lần thứ hai liên tiếp đội ngũ an ninh mạng Viettel vô địch Pwn2Own.