Cuộc chiến chống COVID-19 ở Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh chuyển biến tích cực

Cuộc chiến chống COVID-19 ở Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh chuyển biến tích cực
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhận định chung tình hình dịch bệnh trong cả nước, Bộ Y tế cho biết, trong khi dịch bệnh diễn biến phức tạp tại TP HCM thì tình hình dịch bệnh tại nhiều địa phương, đặc biệt là Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang đang được kiểm soát tốt, dự kiến 1 đến 2 tuần tới sẽ có nhiều chuyển biến tích cực. 

Riêng tại Bắc Ninh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang vừa ký Quyết định từ 12h ngày 14/6/2021, giải thể Bệnh viện Dã chiến số 2, đưa Trung tâm Y tế huyện Gia Bình trở lại trạng thái bình thường mới.

Trong khi đó, tỉnh Bắc Giang tiếp tục chỉ đạo các huyện thành phố trực thuộc đẩy mạnh đưa công nhân về các địa phương nhằm giảm áp lực cho các khu cách ly, giãn mật độ các khu phong tỏa huyện Việt Yên. Đây là hoạt động hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo.

Ngoài ra, nhằm khôi phục sản xuất, tỉnh Bắc Giang đã thẩm định và chấp thuận cho 111 doanh nghiệp (với 16.469 lao động) đủ điều kiện sản xuất an toàn, được cho phép hoạt động trở lại. Đồng thời, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đưa đón công nhân đi làm đảm bảo an toàn…

Tại Hà Nội, hiện đáng lo ngại là chuỗi lây nhiễm của tiểu thương huyện Đông Anh, với ca nhiễm đầu tiên phát hiện ngày 7/6 tại chợ Cửa hàng mới. Sau một tuần, cụm dịch này đã ghi nhận 18 ca nhiễm, nhưng chùm ca bệnh này cơ bản được kiểm soát, các trường hợp có tiếp xúc đã được khoanh vùng và lấy mẫu xét nghiệm. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng trong thời gian tới vẫn sẽ phát hiện thêm ca bệnh có liên quan…

Đặc biệt, trưa 14/6, Bệnh viện K cơ sở Tân triều dỡ phong tỏa, hoạt động khám chữa bệnh trở lại sau hơn một tháng cách ly y tế do COVID-19.

Mặc dù dịch bệnh đã có diễn biến tích cực, Bộ Y tế đề nghị tiếp tục tập trung toàn bộ lực lượng để dập dịch nhanh nhất, sớm nhất có thể tại Bắc Ninh, Bắc Giang Hà Nội và một số địa phương đang có dịch. Áp dụng việc phong toả, giãn cách nghiêm tại các khu vực ổ dịch theo điều tra dịch tễ và xem xét mở rộng trên cơ sở đánh giá nguy cơ theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia.

Siết chặt công tác phòng chống dịch tại các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp trên cả nước ngay cả những địa phương chưa có dịch. Đối với các tỉnh có dịch phải rà soát an toàn COVID-19 tại các nhà máy, xí nghiệp, đảm bảo không để đứt gẫy chuỗi sản xuất, cung ứng tại các nhà máy, xí nghiệp lớn. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật

Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long. (Ảnh: Tùng Đinh)
(PLVN) - Cục Thú y, Viện Thú y và Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) phối hợp đồng tổ chức Hội thảo "Từ nghiên cứu đến chính sách: Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam" trong 2 ngày 17 - 18/10/2024 tại Quảng Ninh.

‘Gỡ khó’ cho chị em phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học "Liệu pháp Nội tiết Mãn kinh".
(PLVN) - Theo ông Đinh Anh Tuấn, Vụ Trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), suy giảm nội tiết dẫn đến tiền mãn kinh và mãn kinh là quá trình sinh lý trong cuộc đời bất cứ người phụ nữ nào. Thế nhưng mọi người không nên có ý thức “cam chịu”, bỏ qua và không quan tâm đến vấn đề đó...

Bệnh ho gà ở Hải Dương có xu hướng gia tăng

Cán bộ Trạm Y tế phường Hoàng Tân, TP Chí Linh tiêm vắc xin có chứa thành phần phòng bệnh ho gà cho trẻ nhỏ (ảnh sở Y tế tỉnh Hải Dương)
(PLVN) - Theo thông tin từ sở Y tế tỉnh Hải Dương, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh này vừa ghi nhận thêm 3 trẻ mắc ho gà. Như vậy, từ đầu năm đến nay, Hải Dương đã có 41 trường hợp mắc ho gà, trong khi cùng kỳ năm ngoái không có ca nào.

Giám sát nghiêm ngặt bếp ăn tập thể để bảo đảm an toàn thực phẩm

Chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, nhất là các căng tin, nhà ăn tại trường học. (Ảnh minh họa. Nguồn: VGP)
(PLVN) - Những vụ ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra liên quan đến học sinh, sinh viên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, nhất là các căng tin, nhà ăn tại trường học. Tình trạng này không chỉ đe dọa sức khỏe của học sinh, sinh viên mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Y tế số chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Chuyển đổi số tạo sự thuận lợi cho người cao tuổi khi đến khám, chữa bệnh. (Hình minh họa - Nguồn: BHXH Việt Nam)
(PLVN) - Trong những năm qua, chuyển đổi số trở thành trọng tâm công tác của ngành Y tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng khoa học công nghệ góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân. Đặc biệt, với người cao tuổi, chuyển đổi số còn giúp ngành Y tế chủ động thích ứng với già hóa dân số, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Sử dụng liệu pháp nghệ thuật và âm nhạc để tăng cường sức khỏe cảm xúc cho người cao tuổi

Sử dụng liệu pháp nghệ thuật và âm nhạc để tăng cường sức khỏe cảm xúc cho người cao tuổi
(PLVN) - Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới, (World Mental Health Day) được tổ chức vào 10/10 hàng năm, để giáo dục, nâng cao nhận thức và ủng hộ sự nghiệp sức khỏe tâm thần. Nhân dịp ngày Sức khỏe tâm thần thế giới 2024, bài viết này giới thiệu dụng liệu pháp nghệ thuật và âm nhạc để tăng cường sức khỏe cảm xúc cho người cao tuổi.

Xét nghiệm độc chất vụ 6 học sinh ở TP HCM nhập viện

Những học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Dân trí)

(PLVN) - Liên quan vụ  6 học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn (Quận 3) có triệu chứng đau bụng sau bữa ăn bán trú tại trường, Sở Y tế TP HCM đã chỉ đạo các đơn vị điều tra dịch tễ, xét nghiệm độc chất nhằm ngăn chặn kịp thời, tránh để xảy ra các trường hợp ngộ độc tương tự.