Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc: Sẽ không còn 'khoảng trống' trong sách giáo khoa mới?

Thế hệ trẻ cần biết lịch sử để hiểu rõ giá trị của hòa bình. (Ảnh minh họa)
Thế hệ trẻ cần biết lịch sử để hiểu rõ giá trị của hòa bình. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT) mà Bộ GD&ĐT vừa công bố vào cuối năm 2018, môn Lịch sử sẽ được thiết kế lại với nhiều thay đổi so với chương trình hiện hành. Theo đó, Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc (17/2/1979) sẽ được đưa vào chương trình sách giáo khoa (SGK) mới một cách đầy đủ hơn…

Đề cập toàn diện và trung thực

Cuối năm 2017, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử. Và đến cuối năm 2018, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố Chương trình sau khi đã lấy ý kiến của chuyên gia trong hội đồng góp ý, phản biện và thẩm định. 

Tại một hội thảo mới đây, PGS.TS Đinh Quang Hải, Viện trưởng Viện Sử học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam bày tỏ: “Sau 40 năm chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 kết thúc, vì những lý do “nhạy cảm” khác nhau, cuộc chiến tranh này tuy không hoàn toàn bị quên lãng, nhưng rất ít khi được nhắc đến”.

Theo PGS.TS Đinh Quang Hải, nhắc đến cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, với quá nhiều hy sinh, đau thương và mất mát, không phải là để khoét sâu thêm nỗi đau chiến tranh, mất mát, mà chính là để làm sáng rõ sự thật lịch sử về cuộc chiến tranh này.

Do đó, PGS Hải mong rằng, chương trình SGK phổ thông mới sẽ có một dung lượng đầy đủ để trình bày một cách khách quan, trung thực về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc. Việc đề cập chi tiết về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc không chỉ cần được đề cập đầy đủ, toàn diện, trung thực ở trong SGK phổ thông mới mà còn phải  tuyên truyền rộng rãi cho toàn thể nhân dân, nhất là các thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về giá trị của độc lập tự do và hòa bình. 

Còn GS Sử học Phạm Hồng Tung, Chủ biên chương trình Lịch sử trong chương trình GDPT khẳng định, chương trình SGK giáo dục phổ thông mới môn Lịch sử sẽ viết chi tiết, đầy đủ và cẩn trọng về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc cũng như các cuộc chiến có ý nghĩa rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam hiện đại.

Theo GS Tung, nội dung về hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên giới Tây Nam và phía Bắc sẽ được trình bày ở lớp 9, trong mạch nội dung “Việt Nam trong những năm 1976-1991”.

Riêng ở cấp THPT, Lịch sử hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên giới Tây Nam và phía Bắc sẽ tiếp tục được trình bày trong khuôn khổ của chủ đề “Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay)”. Chủ đề này sẽ được tổ chức dạy và học ở lớp 12.

Giúp thế hệ trẻ hiểu rõ giá trị của hòa bình

Ở góc độ là một giáo viên đã qua 25 năm giảng dạy môn Lịch sử phổ thông và là thành viên của Hội đồng góp ý, phản biện Chương trình môn Lịch sử cho Bộ GD&ĐT, thầy Trần Trung Hiếu, trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (tỉnh Nghệ An) cho biết, kiến thức về Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc sẽ được đưa vào chương trình và SGK mới môn Lịch sử với những phương thức, mức độ, nội dung và vị trí khác nhau ở từng cấp học với thời lượng khác nhau.

Trong phần lớn thời gian và lưu lượng kiến thức về lịch sử dân tộc trong các cuốn SGK, giáo trình lịch sử từ phổ thông đến đại học từ xưa đến nay, nội dung kiến thức về các cuộc kháng chiến giành độc lập và bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của dân tộc luôn chiếm một thời lượng lớn.

Và trong giai đoạn lịch sử Việt Nam sau năm 1975, bên cạnh nhiệm vụ chiến lược là xây dựng đất nước sau 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc 1945-1975, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (1979 -1989) là một nội dung lớn, là một sự kiện lịch sử dù không muốn nhưng nó đã xảy ra, dù nguyên nhân, diễn biến và kết quả như thế nào thì chúng ta luôn cần phải tôn trọng sự thật lịch sử.

Điều quan trọng đối với các giáo viên dạy Sử khi truyền đạt những kiến thức như thế này để nhắc nhở thế hệ trẻ không nên hiểu phiến diện, không đầy đủ về những câu khẩu hiệu, những ngôn từ ngoại giao, những lời tuyên bố của các chính khách. Theo thầy giáo Trần Trung Hiếu, đến giờ học Lịch sử mà học sinh chán học là lỗi của thầy cô giáo, chứ không nên đổ lỗi cho SGK.

Trong những ngày gần đây, Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc đã và đang được nhắc đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đây cũng là dịp để các thầy cô giáo và học sinh nhìn nhận lại lịch sử. Vì vậy, các thầy cô giáo cần phải cập nhật thêm kiến thức để giảng dạy hấp dẫn hơn để giáo dục cho học sinh và thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm với Tổ quốc.

Cũng theo thầy Hiếu, từ những hạn chế của sách giáo khoa Lịch sử phổ thông hiện hành liên quan đến một số sự kiện các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1975-1979), chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979-1989), sự kiện Gạc Ma (14/3/1988)...

Bởi thế, trong chương trình và sách giáo khoa mới, khi đề cập đến kiến thức này, sách giáo khoa mới cần thể hiện rõ những vấn đề như: phải trình bày đúng và đủ sự thật khách quan của lịch sử về đối tượng, thời gian, không gian, bắt đầu và kết thúc của sự kiện đó; phải nêu rõ nguyên nhân, bối cảnh dẫn đến sự kiện đó, mục đích của kẻ xâm chiếm, từ đó rút ra tính chất của sự kiện đó, Cuộc chiến tranh đó; khi các sự kiện, các vấn đề lịch sử đó được viết đầy đủ hơn, khách quan hơn thì nó sẽ có tác dụng sâu sắc hơn trong việc giáo dục cho học sinh trân trọng và biết tưởng nhớ, ghi ơn những người đã chiến đấu và hy sinh vì cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Đọc thêm

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.