Cung cấp thông tin LLTP nhằm thuận lợi tối đa cho người dân

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng hôm qua chủ trì cuộc họp với đại diện Bộ Công an, TANDTC và một số đơn vị trong Bộ về Dự thảo Thông tư liên tịch (TTLT) hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, cung cấp, trao đổi thông tin lý lịch tư pháp (LLTP).

Chiều 30/6, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng chủ trì cuộc họp với đại diện Bộ Công an, TANDTC và một số đơn vị trong Bộ về Dự thảo Thông tư liên tịch (TTLT) hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, cung cấp, trao đổi thông tin lý lịch tư pháp (LLTP).

Để hướng dẫn chi tiết Điều 56 Luật LLTP, đồng thời hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật LLTP, Dự thảo TTLT dự kiến hướng dẫn chi tiết về một số nội dung cơ bản về cung cấp thông tin LLTP để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP, về  vấn đề thông tin LLTP của những người bị Toà án quân sự kết án, về vấn đề tra cứu, cung cấp thông tin để cấp Phiếu LLTP, về việc phối hợp cung cấp, xác minh, rà soát thông tin LLTP... Trong đó, việc phối hợp giữa các cơ quan liên quan để cung cấp thông tin LLTP bằng hình thức nào, làm sao có được thông tin cập nhật là một nội dung được nhiều người quan tâm.

Theo Dự thảo TTLT, thông tin LLTP sẽ được các cơ quan chức năng được cung cấp dưới hình thức các văn bản như bản chính hoặc bản sao bản án, quyết định, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, văn bản thông báo; công văn trả lời. Các văn bản này được gửi trực tiếp, qua bưu điện, qua fax hoặc qua mạng Internet, mạng máy tính.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Cường (TANDTC), về hình thức văn bản cung cấp thông tin, ngoài văn bản mà Dự thảo TTLT quy định cần có thêm hình thức thư điện tử. Ông Cường phân tích: Để trích lục một bản án có chữ ký của Thẩm phán đôi khi mất 10 ngày, dù pháp luật hiện hành quy định là 5 ngày. Như vậy, thông tin qua đường công văn sẽ lâu, mất thời gian, nếu người dân có yêu cầu cung cấp thông tin thì sẽ không đáp ứng kịp thời được.

Do đó, nên chăng ban hành kèm theo TTLT mẫu Trích lục phục vụ cho việc cung cấp LLTP và người thư ký được giao nhiệm vụ trích lục bản án vừa xét xử rồi gửi qua mạng, chậm nhất trong vòng 2 ngày và sau 20 ngày có trách nhiệm cung cấp bản chính. “Việc làm trên cũng tương tự hình thức hiện nay các cơ quan tòa án vẫn đang tiến hành, tức là trích lục bản án (có chữ ký của Thẩm phán) rồi giao cho Công an mang về cho vào kho để cập nhật ngay. Đồng thời, tránh hiểu lầm với biểu mẫu trích lục bản án vốn do Hội đồng Thẩm phán ban hành” – ông Cường nói thêm.

Đồng tình, một cán bộ của Bộ Công an khẳng định, thông tin về con người cần cập nhật cực nhanh bởi “một giờ trước, một công dân không có tội nhưng một giờ sau, anh ta có thể đã bị tòa án tuyên có tội rồi ”. Nếu Trung tâm LLTP quốc gia thuộc Bộ Tư pháp nhận thông tin qua đường công văn sẽ khó mà cập nhật được khi thông tin có thể thay đổi từng giờ như thế. Hơn nữa, dù có hiện đại đến đâu thì bên cạnh việc xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử, vẫn phải lưu trữ thủ công. “Cơ sở dữ liệu điện tử rất dễ bị hack, hacker xâm nhập vào thay đổi hết dữ liệu thì lấy đâu ra cung cấp thông tin LLTP cho người dân”, vị cán bộ này đề xuất.

Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Đinh Trung Tụng nhấn mạnh, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục tổng hợp, tiếp thu các ý kiến, nhanh chóng hoàn thiện Dự thảo TTLT để có thể cùng các cơ quan sớm ban hành TTLT. Tuy nhiên, Thứ trưởng có một lưu ý nhỏ là Luật LLTP không quy định hình thức cung cấp thông tin qua fax nên Dự thảo TTLT không được mở rộng so với Luật.

Thục Quyên

Đọc thêm

Sẽ bổ sung nhiều loại súng vào nhóm vũ khí quân dụng

Súng bắn đạn ghém được nhiều đối tượng sử dụng trái phép sẽ được quy định là vũ khí quân dụng. (Ảnh: CAQN)
(PLVN) - Ngoài bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ, dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) cũng có nhiều điểm mới đáng chú ý khác như bổ sung các loại súng bắn đạn ghém, súng kíp, súng nén khí, súng nén hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này vào nhóm vũ khí quân dụng; quy định về việc tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cho, tặng, viện trợ…

Khoa học pháp lý phải đồng hành với sự phát triển của đất nước

PGS.TS Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) -Trong 45 năm hình thành và phát triển, phát huy tinh thần đoàn kết của các thế hệ thầy và trò, Trường Đại học Luật Hà Nội đã luôn nỗ lực đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. Nhân dịp chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2024, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn PGS,TS. Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.

Ngày 17/5, Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp

Ngày 17/5, Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp
(PLVN) -Ngày 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp theo hình thức trực tuyến tại 64 điểm cầu (01 điểm cầu Trung ương và điểm cầu địa phương tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Tạo sự chủ động, linh hoạt trong thực hiện quy hoạch tỉnh

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Lê Đại Hải, Phó Chủ tịch hội đồng thẩm định chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 16/5, Bộ Tư pháp tổ chức họp thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với sự chủ trì của Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Lê Đại Hải, Phó Chủ tịch hội đồng thẩm định.

Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng

Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng
(PLVN) - Triển khai các hoạt động hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2024-2025 giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp, trong hai ngày 15-16/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp hai nước phối hợp tổ chức Tọa đàm Chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về thu hồi tài sản tham nhũng.

Bạc Liêu: Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật

Bạc Liêu: Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật
(PLVN) - Ngày 14/5, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 7 và Tọa đàm “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng các dự án Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ”.

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật
(PLVN) - Hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2013 – 18/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội (10/11/1979 – 10/11/2024) , ngày 14/5 , Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Diễn đàn Luật học và Phát triển năm 2024 với chủ đề “Pháp luật và trí tuệ nhân tạo ” .

Tăng cường kỹ năng cho tuyên truyền viên pháp luật

Toàn cảnh Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 14/5, Bộ Tư pháp phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Tọa đàm góp ý Sổ tay dành cho tuyên truyền viên pháp luật về kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật và giáo dục kỹ năng sống cho người chưa thành niên nhằm phòng, chống vi phạm pháp luật.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa mong được đồng hành, “gỡ vướng” về pháp lý

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc phát biểu định hướng Hội thảo
(PLVN) -  Hơn 70% “vấn đề” trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp đến từ vấn đề pháp lý. Doanh nghiệp luôn mong muốn có sự hỗ trợ pháp lý đúng lúc, sự đồng hành từ phía cơ quan quản lý để tháp gỡ những vướng mắc, hướng đến một môi trường kinh doanh minh bạch, hiệu quả, công bằng.