CPI tháng 8 “hạ nhiệt”, chưa vội mừng

Với mức tăng 0,93% so với tháng trước, tháng 8 là tháng mà chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm. Mặc dù vậy,  việc thực hiện mục tiêu khống chế CPI cả năm ở mức 17% như Chính phủ đặt ra là không hề đơn giản.

Với mức tăng 0,93% so với tháng trước, tháng 8 là tháng mà chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm. Mặc dù vậy,  việc thực hiện mục tiêu khống chế CPI cả năm ở mức 17% như Chính phủ đặt ra là không hề đơn giản.

Giá thực phẩm bớt ‘nóng”

Theo số liệu Tổng cục Thông kê vừa công bố hôm qua – 24/8, CPI tháng 8/2011 tăng 0,93% so với tháng 7/2011, tăng 23,02% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 15,68% so với tháng 12/2010.

Tăng mạnh nhất vẫn là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức tăng 1,35% so với tháng trước. Trong đó lương thực tăng 0,46%; thực phẩm tăng 1,55% và ăn uống ngoài gia đình tăng 1,59%. Tuy nhiên, so với tháng trước, mức tăng này đã “hạ nhiệt” gần một nửa. Được biết, trong tháng 7. hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng tới 2,12%, trong đó, lương thực giảm 0,88% còn thực phẩm tăng 3,2% và hàng ăn tăng 1,78%.

Tiếp đến là nhóm hàng giáo dục với mức tăng 1,13% do gần đến ngày khai giảng năm học mới, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,01%. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng 0,89%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,55%; nhóm hàng may mặc tăng 0,79%; nhóm giao thông tăng nhẹ 0,21%....

Nhóm bưu chính viễn thông là nhóm duy nhất trong 11 nhóm hàng có chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 thấp hơn so với tháng 7 với mức giảm 0,06%.

Chưa bền vững

Mặc dù là tháng có CPI tăng dưới 1% song nếu so với 2 tháng trước đó, CPI tháng 8 này thấp hơn không đáng kể (ngoại trừ trường hợp TP.HCM,  khi giữ được CPI ở mức tăng 0,68% so với tháng 7).

Với mức tăng 15,68% so với tháng 12/2010, để khống chế CPI cả năm ở mức 17% như mục tiêu Chính phủ đặt ra thì 4 tháng còn lại trong năm, CPI chỉ được tăng 0,33% - bài toán quá khó!
Mặt khác, CPI tháng 8 so với cùng kỳ đã tăng 23,02%, điều này đồng nghĩa với việc người dân gửi tiền đang chịu lãi suất âm, kể cả so với mức lãi suất “chui” 17- 18% hiện này. Đây cũng là một thách thức không nhỏ nếu Ngân hàng Nhà nước quyết đưa mặt bằng lãi suất về mức 17-19% trong tháng 9 tới như tuyên bố của tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Theo quy luật, CPI những tháng cuối năm thường tăng cao, đặc  biệt việc tăng lương tối thiểu từ ngày 1/10 tới đây cũng đang được dự báo sẽ tác động rất lớn đến mặt bằng giá của giai đoạn cuối năm.

Các doanh nghiệp vẫn đang đứng trước bài toán khó khi chỉ số tồn kho công nghiệp chế biến vẫn liên tiếp tăng cao, khi điện đòi tăng giá 3 tháng một lần, xăng dầu không chịu giảm, gas sắp bước vào giai đoạn tiêu thụ mạnh của nhiều nước… Thêm vào đó, bão lũ, dịch bệnh cũng là biến số rất phức tạp, có thể ảnh hưởng mạnh đến CPI các tháng tới.

Nhận định về CPI những tháng còn lại trong năm, ông Nguyễn Đức Thắng, Vụ trưởng Vụ Giá -Tổng cục Thống kê - cho rằng, trong các tháng 9,  10, CPI vẫn tăng nhưng mức tăng không cao, và  “hy vọng tháng 8 này là lạm phát đang ở đỉnh”.

“Sự giảm tốc của CPI trong tháng 8 có thể được nhận diện là dấu hiệu thể hiện hiệu quả của Nghị quyết 11. Nếu sự giảm tốc được duy trì ở tháng 9 thì sẽ là sự thể hiện rõ ràng tác dụng của các giải pháp kiềm chế lạm phát” - ông Thắng phát biểu. Tuy nhiên, với mức tăng 0,93%, tức là suýt soát 1%, theo vị chuyên gia này, đây vẫn là mức tăng khá cao, và với mức tăng 23,02% so với cùng kỳ thì Việt Nam đang là nước có mức tăng CPI thuộc diện cao nhất thế giới…

“CPI có dấu hiệu giảm, sau đúng 6 tháng triển khai Nghị quyết 11 của Chính phủ. Đây là đấu hiệu đáng mừng song không thể lơi là. Chúng ta đã có nhiều bài học về vấn đề này. Vừa giảm một chút là chủ quan, nới lỏng, tháng sau lại lên vù vù…”- một chuyên gia cảnh báo.

Tín hiệu ngược từ 2 “đầu tàu”

Theo số liệu công bố của Cục Theo Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 của Thủ đô đã tăng 1,06% so với tháng trước, tăng 22,66% so cùng kỳ và tăng 15,65% so với tháng 12/2010. 

Đây là mức tăng cao nhất so với các tháng 8 của 10 năm trở lại đây trên địa bàn.

Ngược lại, số liệu thông kê của Cục Thống kê TP. HCM cho thấy, CPI tháng 8/2011 của TP.HCM tăng 0,68% so với tháng 7 và là tháng có mức tăng thấp nhất trong 8 tháng đầu năm. So với cùng kỳ năm trước, CPI tăng 18,98% và so với tháng 12/2010, CPI chỉ tăng 13,49%.

Thanh Thanh 
 

Tin cùng chuyên mục

Bàn giải pháp nâng tầm chất lượng, sức cạnh tranh của thương hiệu hàng hóa Việt Nam

Bàn giải pháp nâng tầm chất lượng, sức cạnh tranh của thương hiệu hàng hóa Việt Nam

(PLVN) -  Sáng 13/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam cùng các hiệp hội ngành hàng tổ chức Hội thảo “Một số tồn tại, bất cập trong triển khai thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm”.

Đọc thêm

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.