'Nóng' cuộc tiếp xúc cử tri Thủ Thiêm

(PLVN) - Ngày 7/10, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP HCM đã có cuộc tiếp xúc cử tri quận 2. Tại đây, các vấn đề liên quan tới khu đô thị Thủ Thiêm lại một lần nữa được các cử tri đề cập hết sức gay gắt. 

Tổ ĐBQH gồm bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (nguyên Chủ tịch HĐND TP), ông Phan Nguyễn Như Khuê (Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy) và bà Trịnh Ngọc Thúy (Phó Chánh án TAND TP).

Buổi làm việc diễn ra được ít phút phải tạm ngưng vì một số cử tri la ó, cho rằng mình đăng ký phát biểu rất sớm nhưng không được mời. Ban tổ chức phải nhắc nhở mọi người nhiều lần, tình hình mới ổn định trở lại.

Cử tri chất vấn rất nhiều về khu 160ha tái định cư vì sao không thanh tra lại, làm rõ. Hiện phần đất này đang ở đâu, bao giờ sẽ được trả lại cho dân? Nhiều người mất nhà, hơn 20 năm nay phải sống trong nhà tạm cư thì ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm?…

Cử tri có ý kiến: “Những dự án đã giao đất ở khu đô thị Thủ Thiêm nếu không triển khai thì phải thu hồi trả lại cho dân để ổn định cuộc sống vì mấy chục năm nay rất nhiều hoàn cảnh tại khu vực này đã phải sống trong cảnh không nhà, không cửa, khiếu nại khắp nơi”.

Cử tri Hoàng Thăng Long bày tỏ, Thanh tra Chính phủ chưa làm việc trực tiếp với người dân, do vậy ông nêu nguyện vọng cần lập đoàn thanh tra liên ngành để giải quyết dứt điểm những khiếu nại của người dân về vấn đề phức tạp kéo dài đã mấy chục năm nay.

Một số cử tri thì cho rằng việc tiếp xúc cử tri tại khu vực không mang lại hiệu quả vì cứ lắng nghe xong rồi lại để đấy và mấy chục năm qua với hàng chục cuộc tiếp xúc nhưng không giải quyết được vấn đề gì, khiến người dân bức xúc càng bức xúc hơn. Cử tri đề nghị một buổi làm việc công khai với các hộ dân của 5 khu phố, bởi “cứ tiếp xúc như thế này thì 5 năm, 10 năm, thậm chí lâu hơn nữa cũng sẽ không giải quyết dứt khoát vấn đề”.

Đáp lại những băn khoăn, bức xúc của cử tri, đại biểu Như Khuê cho hay đã nắm được nội dung này từ nhiều kỳ họp trước. Sau khi tìm hiểu các văn bản liên quan, ông nhận định điều dẫn đến khiếu nại của người dân là do các văn bản đã có sự “lệch pha” với nhau. Hơn nữa, Đoàn ĐBQH không phải là đơn vị có thể giải quyết yêu cầu của người dân, do đó ông xin ghi nhận ý kiến và chuyển tới cơ quan chức năng TP, cùng Thanh tra Chính phủ để những nơi này xem xét cụ thể những vấn đề cử tri nêu.

Cũng theo chia sẻ của ông Khuê, hiện các cơ quan chức năng đang xem xét các vấn đề xung quanh khu vực 160ha và 5 khu phố tại Thủ Thiêm để trả lời cụ thể cho người dân. “160ha đã đi đâu? Nó không thể trôi sông, trôi biển được…”, ông Khuê nói. 

Về ý kiến cử tri muốn đưa vấn đề Thủ Thiêm ra thảo luận tại Quốc hội, ông Khuê cho biết, trong kỳ họp tới sẽ báo cáo với Ban Dân nguyện để chuyển đề nghị này tới Thường vụ Quốc hội và nơi này sẽ quyết định xem có yêu cầu Thanh tra Chính phủ báo cáo hay không.

Như PLVN đã phản ánh, ngày 6/10, HĐND TP HCM đã thông qua chính sách đền bù cho người dân thuộc khu vực 4,3ha. Lãnh đạo TP cho rằng cách tính mới sẽ có lợi cho người dân, với mức giá áp dụng của năm 2019. Tuy nhiên một số người dân ở Thủ Thiêm vẫn chưa hài lòng. Như ý kiến của cử tri Nguyễn Thị Phương Trang:

“Lãnh đạo TP cho rằng phương án này có lợi cho dân vì gần với giá thị trường nhưng chúng tôi không cần có lợi nhiều hay ít mà cần công bằng. Cái gì TP đã lấy của dân không đúng thì trả lại cho chúng tôi là được. Đề nghị TP lấy lại 160 ha đất tái định cư đã giao cho các doanh nghiệp”.

Tại cuộc tiếp xúc, bà Nguyễn Thị Tám (ngụ phường Bình Khánh) nhắc đến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, rằng TP phải động viên người dân Thủ Thiêm từ Hà Nội về để đối thoại, nhưng TP không chịu tổ chức đối thoại. Người dân bức xúc kéo nhau đến trụ sở đòi gặp lãnh đạo TP nhưng bất thành. Họ là những hộ dân 5 khu phố thuộc phường An Khánh, Bình An và Bình Khánh cho rằng nhà đất của mình cũng nằm ngoài ranh quy hoạch như khu 4,3 ha.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Thạch (nguyên Trưởng khu phố 1, phường Bình An) có nhà đất nằm trong khu 4,3 ha nói rằng, diện tích khu vực ngoài ranh quy hoạch lên đến gần 20 ha.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Tạ Văn Hạ phát biểu tại phiên họp.

Nghiên cứu về mức giảm trừ gia cảnh khi tăng lương

(PLVN) - Chiều 26/6, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội (QH) về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024, Đại biểu QH cho rằng, khi tăng lương, cần nghiên cứu về mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân.

Đọc thêm

Trung tướng Nguyễn Văn Gấu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang

Trung tướng Nguyễn Văn Gấu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang
(PLVN) -Sáng nay, 26/6, tại Tỉnh ủy Bắc Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường chủ trì Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công Trung tướng Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.

Thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Các đại biểu ấn nút biểu quyết tại phiên họp.
(PLVN) - Đầu phiên họp sáng nay- 26/6, với 452/459 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (bằng 93% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng, trong đó có quy định thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.

Ngăn chặn nạn 'chảy máu' cổ vật ra nước ngoài

 Đại biểu Huỳnh Thị Phúc phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 26/6, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), một số ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ, cụ thể hơn về điều kiện, trách nhiệm quản lý, bảo vệ, bảo quản, trưng bày di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2024: Hôm nay (26/6), hơn 1 triệu thí sinh cả nước làm thủ tục dự thi

Phó Thủ tướng Lê Thành Long chủ trì cuộc họp chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. (Ảnh trong bài: MT)
(PLVN) -  Theo lịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), 14h hôm nay (26/6), các thí sinh trên cả nước có mặt tại phòng thi để làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Trong 2 ngày 27 - 28/6, hơn 1 triệu thí sinh tham gia kỳ thi với 3 môn thi độc lập Toán, Văn, Ngoại ngữ và 1 bài tổ hợp khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội.

Thái Bình có tân Chánh án Toà án nhân dân tỉnh

Ông Nguyễn Văn Du - Phó Chánh án TANDTC trao Quyết định bổ nhiệm cho tân Chánh án TAND tỉnh Thái Bình Đỗ Mạnh Tăng.
(PLVN) - Ngày 25/6, tại Toà án nhân dân (TAND) tỉnh Thái Bình, Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Chánh án TAND tỉnh Thái Bình cho ông Đỗ Mạnh Tăng.

Thủ tướng chia sẻ câu chuyện của Việt Nam và nêu các đề xuất hướng tới 'những chân trời tăng trưởng mới'

Thủ tướng chia sẻ câu chuyện của Việt Nam và nêu các đề xuất hướng tới 'những chân trời tăng trưởng mới'
Trong bài phát biểu đặc biệt tại WEF Đại Liên 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng về Đổi mới, hội nhập và phát triển của Việt Nam, đồng thời nêu các đề xuất để cùng hướng tới "những chân trời tăng trưởng mới" như chủ đề Hội nghị.

Thủ tướng tham dự Phiên khai mạc toàn thể Hội nghị WEF Đại Liên

Thủ tướng tham dự Phiên khai mạc toàn thể Hội nghị WEF Đại Liên
Sáng 25/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và có bài phát biểu đặc biệt tại Phiên khai mạc toàn thể Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới được tổ chức tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc (WEF Đại Liên 2024).

Chính thức trình Quốc hội tăng mức lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Báo cáo. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Chiều 25/6, Quốc hội đã nghe Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024. Trong đó có việc thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%).

Không thương mại hóa dịch vụ công chứng

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu đối với dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi). (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Giải trình về việc cấm tổ chức hành nghề công chứng quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, với cách tiếp cận đây là dịch vụ công thì không thương mại hóa hoạt động công chứng.

Không để tình trạng tăng lương trong tâm trạng 'nửa mừng nửa lo'

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Theo chương trình Kỳ họp thứ 7 vừa được điều chỉnh, chiều nay - 25/6, Quốc hội sẽ nghe Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024.