Ngăn chặn nạn 'chảy máu' cổ vật ra nước ngoài

 Đại biểu Huỳnh Thị Phúc phát biểu tại phiên họp.
Đại biểu Huỳnh Thị Phúc phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 26/6, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), một số ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ, cụ thể hơn về điều kiện, trách nhiệm quản lý, bảo vệ, bảo quản, trưng bày di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm, cho ý kiến tại phiên họp là quy định về quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Dự thảo Luật quy định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu chung, sở hữu riêng được chuyển nhượng thông qua mua bán dân sự, trao đổi, tặng cho, thừa kế ở trong nước để gia tăng giá trị của di sản, chỉ cấm kinh doanh mua bán bảo vật quốc gia thuộc sở hữu chung, sở hữu riêng theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật nhằm tránh mất mát di sản văn hoá ra nước ngoài.

Đồng thời, Dự thảo Luật quy định các biện pháp quản lý hiệu quả như di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu toàn dân phải được quản lý trong các bảo tàng công lập, di tích và các cơ quan, tổ chức nhà nước có chức năng, nhiệm vụ thích hợp; khuyến khích các tổ chức, cá nhân sưu tầm và trưng bày di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; quy định hoạt động kinh doanh giám định di vật, cổ vật nhằm ngăn chặn kinh doanh, mua bán trái phép di vật, cổ vật và làm mất mát di sản văn hóa.

Phát biểu tại phiên họp, Đại biểu Thượng tọa Thích Đức Thiện (Đoàn Điện Biên) đánh giá, dự thảo Luật có nhiều điểm mới về di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phù hợp với thực tiễn hiện nay, hướng tới phát triển công nghiệp văn hóa và phù hợp với công ước của UNESCO.

Theo Đại biểu, quy định về đăng ký di vật, cổ vật tại Điều 39 dự thảo Luật, theo đó Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký di vật, cổ vật thuộc sở hữu của mình với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương, là hết sức cần thiết.

Qua đó, chúng ta có thể quản lý, nhận diện qua mã số, hình thành bộ dữ liệu di sản, quản lý việc trao đổi mua bán, trao đổi, mua bán di vật, cổ vật, ngăn ngừa vấn nạn đánh cắp di vật, cổ vật trong các di tích, chùa chiền cũng như ngăn chặn nạn “chảy máu” cổ vật ra nước ngoài.

Tuy nhiên, Thượng tọa Thích Đức Thiện đề nghị Ban soạn thảo cần quy định mối quan hệ ràng buộc, chặt chẽ giữa việc đăng ký di vật, cổ vật với quyền, lợi ích của chủ sở hữu khi tham gia vào thị trường trao đổi, mua bán, trưng bày các di vật, cổ vật đã được đăng ký. “Có như vậy việc khuyến khích đăng ký mới có hiệu quả”, Đại biểu nói.

Đồng thời, Đại biểu Thượng tọa Thích Đức Thiện đề nghị Chính phủ cần có chiến lược “hồi hương" cổ vật, đưa các di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam ở nước ngoài về nước.

Cũng theo Đại biểu, để thực sự khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phát hiện, mua, hiến tặng, chuyển giao cho Nhà nước cổ vật, di vật có nguồn gốc Việt Nam ở nước ngoài về nước thì dự thảo Luật cần tính đến việc quy định về miễn các loại thuế, phí liên quan cho các di vật, cổ vật được đưa về nước không vì mục đích trao đổi buôn bán, kinh doanh kiếm lời nhằm thu hút nguồn lực cho việc “hồi hương" cổ vật về nước.

Cũng quan tâm đến vấn đề quản lý, bảo vệ, bảo quản, trưng bày di vật, cổ vật, bảo vật, Đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) đề nghị Ban soạn thảo xem xét, bổ sung tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện công việc liên quan đến lĩnh vực lịch sử cùng các tổ chức, cá nhân như các hội trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật, khoa học công nghệ thực hiện công tác này.

“Ngoài Hội Khoa học và công nghệ thì Hội Khoa học lịch sử từ Trung ương đến địa phương đã và đang tham gia tích cực các hoạt động nghiên cứu, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng như khi tiến hành các công việc giám định di vật, cổ vật. Điều 39 dự thảo Luật cũng có quy định yêu cầu chuyên môn khi giám định có liên quan đến lịch sử niên đại của di vật, cổ vật”, Đại biểu phân tích.

Về công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa, theo Đại biểu Huỳnh Thị Phúc, công tác này không chỉ bao gồm những nhóm nhiệm vụ tu bổ, phục hồi, chống nguy cơ xuống cấp di sản mà còn phải quan tâm đến nhiệm vụ, giải pháp phát huy tốt nhất giá trị di sản; đồng thời thực hiện đầy đủ và trách nhiệm các biện pháp được cam kết về bảo vệ di sản văn hóa.

Nghiên cứu Điều 63 tại dự thảo Luật về nhiệm vụ của bảo tàng; Điều 41, 44, 48 về quản lý, bảo vệ, bảo quản, trưng bày di vật, cổ vật và thực trạng nhiều hiện vật sau khi được khai quật, thu thập chưa thực sự được bảo vệ, bảo quản, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong môi trường, phù hợp với các yêu cầu về quản lý, trưng bày hiện vật, Đại biểu Huỳnh Thị Phúc cho rằng, dự thảo Luật cần quy định chặt chẽ, cụ thể hơn về điều kiện, trách nhiệm quản lý, bảo vệ, bảo quản, trưng bày di vật, cổ vật, bảo vật.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chủ trì họp Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng: Xây dựng pháp luật phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, lâu dài

Chiều 28/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (Ban Chỉ đạo) chủ trì phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo. Cùng tham dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; các Bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Thủ tướng nêu 5 bài học kinh nghiệm trong công tác ứng phó với thiên tai

Thủ tướng nêu 5 bài học kinh nghiệm trong công tác ứng phó với thiên tai
Kết luận Hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành và 26 tỉnh, thành phố sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3, sáng 28/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu 5 bài học trong công tác dự báo, cảnh báo, lãnh đạo, chỉ đạo, truyền thông, huy động lực lượng, tổ chức thực hiện để làm tốt hơn khi xảy ra tình huống thiên tai phức tạp sau này.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị rút kinh nghiệm về ứng phó với bão số 3

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 28/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến tới điểm cầu 26 tỉnh, thành phố phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi Điện cảm ơn Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez tại buổi gặp gỡ đại biểu hữu nghị nhân dân và thế hệ trẻ Cuba. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Trưa 27/9 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba. Trân trọng đăng phát toàn văn Điện cảm ơn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi đồng chí Miguel Díaz-Canel Bermúdez, Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân rời sân bay quốc tế Jose Marti ở thủ đô La Habana, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Lúc 13h ngày 27/9 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã rời Thủ đô La Habana, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hoà Cuba theo lời mời của Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hoà Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và Phu nhân.

Bổ ích Hội nghị tuyên truyền và tư vấn pháp luật tại Lữ đoàn 144

Trung tướng Nguyễn Văn Hạnh, Trưởng Ban Pháp luật Hội CCBVN tặng sách cho CBCS LĐ144. (Ảnh trong bài: Lam Hạnh)
(PLVN) -  Phối hợp với các luật sư (LS), trả lời giải đáp nhiều câu hỏi do cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) Lữ đoàn (LĐ) 144, Bộ Tổng Tham mưu (BTTM) đặt ra xoay quanh chế tài xử lý các hành vi cá độ, lô đề, đánh bạc, cho vay lãi nặng; hôn nhân và gia đình... chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) do Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam (CCBVN) phối hợp tổ chức đã chuyển tải những nội dung thiết thực, ý nghĩa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Người dân phải thực sự được hưởng thụ thành quả của đổi mới sáng tạo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu ghi hình tại lễ công bố GII 2024. (Ảnh: VGP)

(PLVN) - Phát biểu ghi hình tại sự kiện công bố Báo cáo GII 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong quá trình đổi mới sáng tạo, Việt Nam xác định quan điểm lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể, người dân phải thực sự được hưởng thụ thành quả của đổi mới sáng tạo...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhận Huân chương Jose Marti

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhận Huân chương Jose Marti
Tối 26/9 theo giờ địa phương, tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana, sau khi kết thúc tốt đẹp cuộc hội đàm, Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez đã chủ trì buổi lễ trao Huân chương Jose Marti cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Lễ ký các văn kiện hợp tác Việt Nam - Cuba

Lễ ký các văn kiện hợp tác Việt Nam - Cuba
(PLVN) - Tối 26/9/2024, giờ địa phương (sáng 27/9, giờ Việt Nam), sau hội đàm cấp cao tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez chứng kiến Lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến La Habana, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Cuba

Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Cuba Roberto Morales Ojeda đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân tại sân bay quốc tế José Martí, thủ đô La Habana. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
21h45 ngày 25/9 theo giờ địa phương (sáng 26/9 giờ Hà Nội), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã đến sân bay quốc tế Jose Marti ở Thủ đô La Habana, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hoà Cuba theo lời mời của Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hoà Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và Phu nhân.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước tới Cuba. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.
Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và Phu nhân.