Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn năm 2022

(PLVN) -Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam đã quy định tương đối đầy đủ, chặt chẽ, chi tiết về phòng, chống tra tấn

Công ước chống Tra tấn của Liên Hợp Quốc tên đầy đủ là Công ước chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác là một trong các văn kiện nhân quyền quốc tế và khu vực, dưới sự duyệt xét lại của Liên Hợp Quốc, nhằm mục đích phòng chống tra tấn trên toàn thế giới. Công ước chống tra tấn được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10-12-1984 và có hiệu lực từ ngày 26-6-1987. Công ước chống tra tấn là 1 trong 9 công ước quốc tế cơ bản về quyền con người của Liên Hợp Quốc.

Nội dung cơ bản của Công ước chống tra tấn (gọi tắt là Công ước): gồm Lời nói đầu và 33 điều, được chia thành 3 phần:

- Phần I (Điều 1 đến Điều 16)

- Phần II (Điều 17 đến Điều 24)

- Phần III (Điều 25 đến Điều 33)

Hệ thống pháp luật Việt Nam đã quy định tương đối đầy đủ, chặt chẽ, chi tiết về phòng, chống tra tấn như: Ngày 28/11/2014, Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 83/2014/QH13 phê chuẩn Công ước chống tra tấn của Liên Hợp Quốc. Ngày 17/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 364/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Công ước chống tra tấn hoặc các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật thi hành án hình sự năm 2019,…

Việc tham gia vào Công ước Chống tra tấn đã giúp góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống tra tấn và các hành vi trái pháp luật khác được quy định trong Công ước, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng, chống tra tấn; vấn đề nhân quyền ngày càng được đề cao trong xã hội hiện nay, quyền lợi con người ngày càng được đảm bảo hơn; tiếp tục nâng cao nhận thức, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, góp phần bảo đảm quyền con người.

Việc phổ biến, giáo dục pháp luật của Công ước chống tra tấn đã giúp người dân hiểu được các quyền cơ bản của con người, nâng cao hiểu biết về nội dung cơ bản của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, việc hiểu các quy định của pháp luật sẽ giúp hạn chế phần nào việc vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết kiến thức về pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Từ đó, giúp phòng ngừa, đấu tranh các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tra tấn.

Một xã hội được xem là phát triển toàn diện là phải có sự kết hợp hài hòa giữa nền kinh tế phát triển và đời sống an sinh, xã hội phải được ấm no, hạnh phúc nên vấn đề nhân quyền luôn luôn được đề cao cùng với sự phát triển của xã hội. Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, nền kinh tế thì nhận thức của con người ngày càng được nâng cao, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số thực trạng vi phạm nhân quyền ở mức độ nghiêm trọng, làm tổn hại đến sự an toàn, gây thiệt hại về tinh thần, thể chất dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng, làm suy thoái đạo đức con người. Vì vậy, việc tham gia các công ước về nhân quyền giúp củng cố, đảm bảo hơn quyền của con người trong đời sống xã hội cùng với việc nội luật hóa các nội dung của Công ước cho phù hợp với tình hình thực tiễn ở nước ta đã giúp việc thực thi Công ước hiệu quả, đạt được một số thành tựu nhất định.

Đọc thêm

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để có cơ sở đánh giá, bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thăm dò dư luận đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội
(PLVN) - Ngày 6/12, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu phối hợp Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác pháp chế; công tác truyền thông trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Bạc Liêu: Tập huấn chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức

Bạc Liêu: Tập huấn chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức
(PLVN) - Từ ngày 28 đến 29/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ về triển khai thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến đến các xã, phường, thị trấn.

Tuyên truyền pháp luật cho sinh viên qua “Phiên tòa giả định”

Tuyên truyền pháp luật cho sinh viên qua “Phiên tòa giả định”
(PLVN) -  Ngày 23/11, Khoa Luật - Trường Đại học Nam Cần Thơ tổ chức Phiên toà giả định năm 2024. Tham dự có Bà Huỳnh Anh Thư – Chánh Văn phòng Sở Tư pháp TP Cần Thơ; bà Phạm Thị Hồng Ngọc – Viện trưởng VKSND quận Cái Răng; ông Văn Hứng – Chánh Văn phòng TAND quận Ninh Kiều; đại diện các Cty Luật, Văn phòng luật sư; cùng hơn 500 sinh viên của trường.

Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình 'An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai'

Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình 'An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai'
(PLVN) - Chiều nay, 18/11, tại Trường Trung học cơ sở Đông Tiến, xã Đông Tiến, huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình), Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Thường trực huyện Quỳnh Phụ tổ chức chương trình “An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai”, nhằm nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh, góp phần xây dựng một thế hệ trẻ với ý thức trách nhiệm cao đối với bản thân và cộng đồng.