Công ty khởi nghiệp Mỹ lên kế hoạch khai thác kim loại ngoài hành tinh

Minh họa các tiểu hành tinh bay trong không gian. (Ảnh: Space)
Minh họa các tiểu hành tinh bay trong không gian. (Ảnh: Space)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - AstroForge, một công ty khởi nghiệp đầy tham vọng tại California, Mỹ, đang hướng tới việc tạo nên lịch sử vào năm 2025 với kế hoạch hạ cánh lên một tiểu hành tinh gần Trái Đất.

Kế hoạch này không chỉ đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực khai thác tài nguyên ngoài không gian mà còn mở ra tiềm năng khai thác nguồn tài nguyên vô tận từ các tiểu hành tinh để phục vụ nhu cầu của con người.

Theo Space, AstroForge, một công ty khởi nghiệp chuyên về khai thác tiểu hành tinh, đã công bố kế hoạch phóng tàu thăm dò Vestri nặng 200 kg vào năm 2025 vào ngày 20/8.

Mục tiêu của Vestri là cập bến một tiểu hành tinh gần Trái Đất có chứa kim loại - một bước nhảy vọt chưa từng có đối với một tàu vũ trụ thương mại.

"Nếu thành công, đây sẽ là sứ mệnh tư nhân đầu tiên hạ cánh trên một thiên thể khác ngoài hệ thống Trái Đất - Mặt Trăng và sẽ đưa chúng ta đến gần hơn với việc hiện thực hóa sứ mệnh của mình là làm cho tài nguyên ngoài Trái Đất trở nên dễ tiếp cận đối với toàn nhân loại," AstroForge tuyên bố.

AstroForge, được thành lập vào tháng 1/2022, có kế hoạch tập trung vào việc khai thác kim loại từ các tiểu hành tinh, khác với một số công ty khởi nghiệp khai thác ngoài Trái Đất trước đây, vốn nhắm mục tiêu khai thác nước trên tiểu hành tinh.

Tháng 4/2023, AstroForge đã gửi tàu thăm dò Brokkr-1 có kích thước bằng chiếc lò nướng bánh mì lên quỹ đạo trên tên lửa SpaceX Falcon 9. Mục tiêu chính là thử nghiệm công nghệ tinh chế của công ty trong không gian, nhưng đã không thành công do nhóm nghiên cứu không thể kích hoạt tải trọng tinh chế của Brokkr-1 như kế hoạch.

Kế hoạch thứ hai của AstroForge, có tên là Odin, dự kiến được phóng vào cuối năm nay. Odin sẽ mở đường cho Vestri bằng cách thu thập hình ảnh về tiểu hành tinh mà Vestri sẽ hạ cánh.

AstroForge cũng đã huy động thêm 40 triệu USD từ các nhà đầu tư, nâng tổng số vốn huy động được cho đến nay lên 55 triệu USD.

Đọc thêm

Roaming ngay tại các khu vực có khả năng bị mất liên lạc kéo dài

Các doanh nghiệp viễn thông cần roaming ngay tại các khu vực có khả năng mất liên lạc kéo dài. (Ảnh minh họa: Viettel)
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các doanh nghiệp viễn thông triển khai roaming (chuyển vùng) ngay tại các khu vực có nhà mạng có khả năng bị mất liên lạc kéo dài; hướng dẫn người dân cách cài đặt để máy điện thoại có thể tự động chuyển vùng dịch vụ...

Bộ TT&TT gửi thông tin cảnh báo bão Yagi tới hơn 32 triệu thuê bao

VNPT Hải Phòng triển khai các điểm hỗ trợ người dân sạc pin. (Ảnh: VNPT)
(PLVN) - Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông đã kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó toàn diện nhằm đảm bảo thông tin liên lạc không bị gián đoạn. Trong đó, hơn 32 triệu thuê bao tại các vùng bị ảnh hưởng đã nhận được tin nhắn cảnh báo và hướng dẫn cụ thể nhằm chuẩn bị tốt nhất cho cơn bão.

MobiFone khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão Yagi

MobiFone khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão Yagi
(PLVN) - Sau khi bão Yagi quét qua các tỉnh miền Bắc, ngay trong sáng 8/9, thêm nhiều đoàn cán bộ kỹ thuật MobiFone đã lập tức tỏa đi các điểm nóng để kịp thời ứng cứu thông tin, phục vụ khách hàng khắc phục hậu quả sau bão.

VNPT tập trung toàn bộ nhân sự xử lý sự cố do bão Yagi

VNPT Hải Phòng huy động toàn bộ cán bộ, công nhân viên tham gia, xử lý, khắc phục mạng lưới sau bão.
(PLVN) - Tại hai địa phương bị ảnh hưởng lớn nhất bởi bão Yagi là Hải Phòng và Quảng Ninh, toàn bộ cán bộ, công nhân viên VNPT đều đang trên mạng lưới xử lý sự cố nhằm phục hồi sớm nhất có thể. Tập đoàn VNPT đã điều động gần 200 nhân lực kèm theo công cụ, dụng cụ hỗ trợ cho Quảng Ninh, Hải Phòng.

Vietel ứng dụng công nghệ, nâng cao 30% hiệu quả khôi phục thông tin trong bão

Lực lượng của Viettel trực 24/7, theo dõi mọi diễn biến trên phần mềm Phòng chống thiên tai để đưa thông tin kịp thời đến các đội phòng chống bão.
(PLVN) - Cùng với huy động tối đa nhân lực, phương tiện, vật tư phục vụ công tác phòng chống cơn bão Yagi, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã tăng cường ứng dụng công nghệ, giúp phát hiện và điều hành củng cố kịp thời các vấn đề của mạng lưới thông tin liên lạc phục vụ người dân.

Lợi thế để đón đầu sự phát triển công nghệ cao

Các đại biểu tại phiên thảo luận chuyên đề “Kiều bào với sự phát triển công nghệ cao của Việt Nam”. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Với quyết tâm chính trị cao, môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, lực lượng lao động có chất lượng, có quan hệ tốt với các nước…, Việt Nam được đánh giá là có nhiều lợi thế để phát triển công nghệ cao.