Công ty Cổ phần Năng lượng và Bất động sản Trường Thành chào bán 10 triệu cổ phần ra công chúng

Điện mặt trời là một trong hai mảng hoạt động của CTCP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành.
Điện mặt trời là một trong hai mảng hoạt động của CTCP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 24/9 tới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ tổ chức phiên đấu giá cổ phần của CTCP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành (TEG) với khối lượng 10 triệu cổ phần, giá khởi điểm là 10.000 đồng/cổ phần.

Đợt chào bán cổ phần ra công chúng trong kế hoạch huy động vốn cho đầu tư phát triển của TEG, cùng với chào bán 21,6 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Số tiền thu được từ đợt phát hành cho cổ đông hiện hữu và chào bán công khai ước tính 315,89 tỷ đồng sẽ dùng để đầu tư và gia tăng sở hữu cổ phần tại CTCP Năng lượng Trường Thành (TTP) từ 26,28% lên 90,14% vốn điều lệ.

TEG được thành lập từ năm 2011, với số vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng, sau 10 năm đi vào hoạt động, vốn điều lệ của công ty tăng lên gấp 54 lần với 323,8 tỷ đồng. Với 2 lĩnh vực chính là xây lắp dự án điện mặt trời, bất động sản và xây dựng, TEG tham gia thi công các dự án phát triển năng lượng sạch như điện gió, điện mặt trời áp mái như Cụm điện mặt trời áp mái Nhơn Tân (1, 2, 3), tỉnh Long An; Cụm điện mặt trời áp mái Vega, Vela, Lyra, Aquila; Nhà máy điện mặt trời Hòa Hội – Phú Yên; Nhà máy điện mặt trời Cát Hiệp – Bình Định,…

Do đặc thù hoạt động của nhà máy điện mặt trời, sản lượng phụ thuộc nhiều vào bức xạ mặt trời, vì vậy các dự án điện mặt trời mà công ty đã tham gia tập trung nhiều tại khu vực Nam Trung Bộ. Đây là khu vực có tiềm năng điện mặt trời cao nhất do có diện tích đất và tổng bức xạ mặt trời cao nhất cả nước.

Với hoạt động bất động sản và xây dựng, các dự án của TEG tập trung vào phát triển các khu đô thị có quy mô vừa và nhỏ tại các địa phương có như nhà ở thật, hướng tới phân khúc nhà ở giá rẻ, nhà ở dành cho các gia đình trẻ, đồng thời nghiên cứu các dự án thuộc các vùng đất có tiềm năng phát triển du lịch, đô thị của Việt Nam nhưng chưa được khai thác.

Ngoài 2 lĩnh vực hoạt động trên, TEG còn thực hiện các hoạt động đầu tư cổ phần, đầu tư dự án… với vai trò là chủ đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo (điện mặt trời và điện gió), tăng cường sự hiện diện tại các dự án điện gió ở Trà Vinh, Cà Mau, Bình Định…

Thời điểm hiện tại, doanh thu tài chính từ việc ghi nhận cổ tức được phân phối và chuyển nhượng cổ phần tại các dự án đã phát điện thương mại là nguồn doanh thu chính của TTP.

Cùng với đó, TTP đang hướng tới nắm giữ cổ phần chi phối tại một số dự án điện mặt trời đang phát triển, giúp đem lại nguồn doanh thu ổn định từ việc sản xuất và kinh doanh điện.

Theo đó, dự kiến giai đoạn 2021-2023, doanh thu của TTP qua các năm lần lượt là 44,7 tỷ đồng, 156,9 tỷ đồng, 273,6 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến qua các năm đạt 33,9 tỷ đồng, 81,2 tỷ đồng, 161,5 tỷ đồng. Với năng lực hiện tại và tiềm năng phát triển của TTP, khi được hợp nhất với công ty mẹ, TEG sẽ có sự tăng trưởng ấn tượng trong hoạt động kinh doanh.

TEG đặt mục tiêu huy động vốn để sở hữu CTCP Năng lượng Trường Thành (TTP), công ty được đánh giá là tiềm năng bởi hoạt động tập trung vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, hướng tới các mục tiêu xanh, sạch và gắn với sự phát triển của cộng đồng và xã hội.

TTP đã hợp tác với các đối tác nước ngoài uy tín trên thế giới và trong khu vực để thực hiện đầu tư xây dựng và phát điện thành công 3 dự án nhà máy điện mặt trời với tổng công suất đạt gần 360MWp trong tháng 5 và 6/2019.

Cả 3 dự án đều được ký kết Hợp đồng mua bán điện với múc giá FIT cố định 9,35 Uscent/kWh trong suốt 20 năm kể từ ngày phát điện thương mại, đảm bảo hiệu quả đầu tư luôn ổn định và ở mức cao với mức đóng góp trung bình hơn 500 triệu kWh mỗi năm cho hệ thống điện Việt Nam.

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…