Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn: Tăng thu hàng triệu USD mỗi năm nhờ cải tiến công nghệ

Tàu nhập dầu thô VGO của BSR. (Ảnh: BSR).
Tàu nhập dầu thô VGO của BSR. (Ảnh: BSR).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất được thiết kế để vận hành 100% dầu thô từ mỏ Bạch Hổ. Tuy nhiên, trữ lượng và sản lượng của mỏ này ngày càng sụt giảm, không đáp ứng đủ nhu cầu của Nhà máy. Đứng trước thách thức này, giới chuyên gia đã cải tiến công nghệ, nhập thêm loại nguyên liệu mới để Nhà máy chạy công suất lên tới hơn 111%.

Cải tiến kỹ thuật

Mỗi nhà máy lọc dầu được thiết kế riêng để phù hợp với từng loại dầu thô. Nước ta có hai nhà máy lọc hóa dầu, nhưng mỗi nhà máy lại được thiết kế để phù hợp với mỗi loại dầu thô khác nhau. Nếu NMLD Nghi Sơn được thiết kế để sử dụng dầu nhập về từ Trung Đông thì NMLD Dung Quất được thiết kế để vận hành 100% dầu thô từ mỏ Bạch Hổ do Việt Nam khai thác.

Tuy nhiên, trữ lượng và sản lượng khai thác dầu thô mỏ Bạch Hổ ngày càng sụt giảm theo thời gian, dẫn đến tỷ lệ chế biến tại NMLD Dung Quất giảm đáng kể, hiện nay chỉ còn chiếm khoảng 40%. Như vậy, để đủ nguyên liệu cho Nhà máy vận hành tối đa công suất, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR - chủ sở hữu NMLD Dung Quất) buộc phải mua thêm lượng lớn dầu thô ở trong hoặc ngoài nước.

Bài toán đặt ra lúc này là phải nhập loại nguyên liệu nào để phù hợp với nhà máy vốn đã được thiết kế chỉ phù hợp vận hành mỏ dầu Bạch Hổ. Theo phân tích của các kỹ sư BSR, dầu thô mua ngoài chứa nhiều thành phần cần loại bỏ mới có thể phù hợp với thiết kế của Nhà máy Dung Quất. Do đó, có thời điểm, phân xưởng chưng cất dầu thô (CDU) vận hành ở công suất cao 110% - 116% nhưng vẫn không đủ nguyên liệu Residue cung cấp cho phân xưởng RFCC (“trái tim” của Nhà máy, nơi sẽ tạo ra các sản phẩm xăng dầu) vận hành ở 100% công suất thiết kế.

Như vậy, cần tìm loại nguyên liệu mới bổ sung, để phân xưởng RFCC được chạy với công suất 100% hoặc cao hơn. Qua nghiên cứu, giới chuyên gia của BSR nhận thấy, nếu cải tiến một số kỹ thuật, loại nguyên liệu VGO (Vacuum Gas Oil) sẽ phù hợp với Nhà máy.

Theo BSR, trên thị trường, nguồn dầu VGO được chào bán giá cạnh tranh với khối lượng khoảng 45.000 - 55.000 tấn/chuyến. Với cấu hình hiện tại của Nhà máy thì chỉ cho phép nhập các lô nguyên liệu có khối lượng nhỏ hơn 10.000 tấn. Để khắc phục điều này, đội ngũ chuyên gia BSR đã tối ưu phương án nhập, thực hiện nhiều cải tiến bổ sung đối với hệ thống đường ống dầu thô, dầu xả để nhập các lô nguyên liệu VGO tới chế biến trực tiếp tại phân xưởng RFCC.

Phương án nhập VGO đã khả thi, nhưng theo BSR, để có thể sử dụng VGO ở phân xưởng RFCC cần loại bỏ các loại tạp chất. Nguyên liệu VGO có hàm lượng lưu huỳnh, chloride cao kéo theo nhiều rào cản kỹ thuật trong quá trình chế biến, có thể gây rủi ro ăn mòn hệ thống, khói thải tăng vượt ngưỡng quy định, hàm lượng lưu huỳnh vượt quá tiêu chuẩn dầu đốt cho nhiên liệu hàng hải.

Để xử lý các vướng mắc này, theo BSR, Nhà máy đã thực hiện nhiều cải tiến như nâng công suất phân xưởng SRU2 lên 110% để tăng khả năng xử lý H2S; tối ưu phối trộn để kiểm soát hàm lượng S trong sản phẩm FO; mua và sử dụng phụ gia DeSOx để bảo đảm hàm lượng SOx trong khói thải RFCC luôn tuân thủ quy định môi trường trong quá trình chế biến VGO.

Kiếm hàng triệu USD

Sau khi đã làm chủ công nghệ, cải tiến kỹ thuật, đại diện BSR nhớ lại, ngày 24/12/2022, BSR nhập lô hàng VGO đầu tiên có khối lượng hơn 51.000 tấn và chế biến thành công tại phân xưởng RFCC. Thành công của giải pháp đã mở ra triển vọng lớn cho cơ hội nhập và chế biến các nguồn nguyên liệu bổ sung cho NMLD Dung Quất, giúp khai thác tối đa công suất khả dụng của phân xưởng RFCC lên đến 111%, đem lại hiệu quả rất cao cho BSR.

Theo BSR, việc sử dụng loại nguyên liệu mới này càng tối ưu hơn khi thuế nhập khẩu VGO được áp dụng 0% từ 1/1/2023. Cả năm 2023, đơn vị này đã chế biến tổng cộng xấp xỉ 240.000 tấn VGO tương đương 7% công suất RFCC, lợi nhuận thu được từ 8 - 20 USD/thùng tùy từng thời điểm, tương ứng 13,5 - 34 triệu USD/năm. Tiếp nối thành công và kế thừa kết quả của việc nhập và chế biến lô VGO trong năm 2023, BSR tiếp tục lập kế hoạch mua và chế biến VGO liên tục với tỷ lệ cao trong năm 2024 để khai thác tối đa công suất khả dụng của phân xưởng RFCC.

Theo BSR, năm 2023 là cột mốc ấn tượng khi vận hành NMLD Dung Quất đạt công suất trung bình cả năm là 111%, cao nhất trong 15 năm vận hành. Trong năm này, BSR đã chế biến khoảng 7,8 triệu tấn dầu thô và sản xuất hơn 7,3 triệu tấn sản phẩm các loại, đem lại doanh thu lớn, đóng góp vào ngân sách nhiều.

Đọc thêm

Đạo đức kinh doanh cần được vun bồi từ gốc

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang dần nhận ra rằng: kinh doanh tử tế là cách duy nhất để đi đường dài. (Nguồn: Base)
(PLVN) - Mỗi quyết định kinh doanh không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn có thể tạo ra tác động mạnh mẽ đến xã hội. Chính vì thế, đạo đức doanh nhân không còn là câu chuyện lý thuyết mà cần trở thành cốt lõi để xây dựng một nền kinh tế bền vững và nhân văn.

Tuân thủ pháp luật - Trách nhiệm tối thiểu và bắt buộc của doanh nhân

Chính phủ cho ra mắt Cổng Pháp luật quốc gia giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thông tin pháp lý. (Ảnh trong bài: VGP)
(PLVN) - Thời gian gần đây, dư luận không khỏi bàng hoàng trước hàng loạt vụ việc doanh nghiệp vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Từ những xưởng sản xuất hàng giả, hàng nhái quy mô lớn bị phanh phui, cho đến các chiêu trò lừa đảo tinh vi qua mạng, quảng cáo sai sự thật hay sử dụng hóa chất độc hại trong thực phẩm... Mỗi “cú phốt” như vậy đang trở thành hồi chuông cảnh tỉnh, phơi bày những “lỗ hổng” trong ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận người kinh doanh.

Niềm tin là tài sản lớn nhất của thương nhân

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là người tiên phong trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, đồng thời thực hiện nhiều dự án phục vụ cộng đồng.
(PLVN) - Trong mọi thời đại, doanh nhân không chỉ là người tạo ra của cải vật chất, mà còn là lực lượng nòng cốt thúc đẩy phát triển xã hội và hình thành các chuẩn mực đạo đức trong kinh tế. Trong kỷ nguyên kinh tế số, với nhiều biến động, không phải vốn liếng hay tài sản mà chính niềm tin mới là điều tạo nên đẳng cấp và độ bền vững của một doanh nghiệp.

Báo chí – Doanh nghiệp đồng hành bước vào kỷ nguyên mới

Báo chí – Doanh nghiệp đồng hành bước vào kỷ nguyên mới
(PLVN) - Hơn 200 đại biểu là lãnh đạo Trung ương, chuyên gia, nhà báo, doanh nhân… đã tham dự Diễn đàn “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” do Báo Kinh tế & Đô thị và Học viện Báo chí Tuyên truyền tổ chức sáng 5/6. Tại đây, nhiều vấn đề liên quan đến báo chí, doanh nghiệp đã được đưa ra bàn bạc, thảo luận, nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ tương hỗ, cộng sinh giữa báo chí – doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

TKV hoàn thành kế hoạch 5 tháng đầu năm 2025

TKV hoàn thành kế hoạch 5 tháng đầu năm 2025
(PLVN) -  Tháng 5 năm 2025, với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Đảng ủy và Ban lãnh đạo điều hành Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), cùng sự cố gắng, quyết tâm các Ban chuyên môn và các đơn vị, Tập đoàn đã hoàn thành kế hoạch SXKD tháng 5/2025.

Hỗ trợ đổi mới sáng tạo: Để doanh nghiệp hấp thụ 'dinh dưỡng thể chế'

Các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo mong được tiếp cận các ưu đãi. (Ảnh: Đoan Trang)
(PLVN) - Nghị quyết 68-NQ/TW về kinh tế tư nhân và Nghị quyết số 138/NQ-CP ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân vừa được thông qua đã tạo ra nhiều cơ chế thông thoáng thúc đẩy doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển. Nhưng để tiếp cận, “hấp thụ” được các chính sách này lại không hề đơn giản...

Kỳ vọng lứa doanh nghiệp lớn mới sẽ 'ra ràng' - Bài 1: Doanh nghiệp gia đình nuôi khát vọng lớn

Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham quan Triển lãm “Những thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân” sáng ngày 18/5/2025. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Doanh nghiệp (DN) gia đình là cấu phần chính của kinh tế tư nhân Việt Nam. Hiện khối DN gia đình ngày càng nuôi khát vọng lớn, đặt mục tiêu vượt ra khỏi khuôn khổ “của để dành” và nghĩ tới mục tiêu kiếm tài sản tỷ USD... Đây là lứa DN được kỳ vọng sẽ “lớn bổng” với sự chắp cánh của Nghị quyết 68 - NQ/TW.

Nhiều dự án năng lượng chuẩn bị vào giai đoạn 'nước rút'

Lãnh đạo EVN kiểm tra tiến độ Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1. (Ảnh: EVN)
(PLVN) -  Thời điểm kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9) là cột mốc mà rất nhiều dự án nguồn điện và lưới điện đặt mục tiêu hoàn thành, đưa vào sử dụng. Hiện, các đơn vị thi công, chủ đầu tư đang chuẩn bị vào giai đoạn nước rút để kịp tiến độ quan trọng này.

Chủ tịch Tập đoàn Charoen Pokphand cam kết phát triển lâu dài tại Việt Nam

Chủ tịch Tập đoàn Charoen Pokphand cam kết phát triển lâu dài tại Việt Nam
(PLVN) - Chủ tịch Tập đoàn Charoen Pokphand (Tập đoàn C.P.) - ông Soopakij Chearavanont cùng Ban Lãnh đạo cấp cao Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (CPV) gồm ông Montri Suwanposri – Phó Chủ tịch C.P. Việt Nam, ông Pawalit Ua-Amornwanit – Tổng Giám đốc C.P. Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo CPV mới có buổi diện kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vào chiều 16/5 tại Hà Nội.

Thủ tướng Việt Nam và Thái Lan chứng kiến thỏa thuận chuyển giao 50 tàu bay Boeing cho Vietjet Thái Lan

 Thủ tướng Việt Nam và Thái Lan chứng kiến thỏa thuận chuyển giao 50 tàu bay Boeing cho Vietjet Thái Lan
(PLVN) -  Vietjet và Boeing vừa trao thoả thuận hợp tác với Vietjet Thái Lan về việc chuyển giao 50 tàu bay Boeing 737 cho Vietjet Thái Lan, đóng góp vào phát triển kinh tế du lịch kết nối Thái Lan và Việt Nam cũng như các nước trong khu vực. Sự kiện diễn ra với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức đầu tiên của một Thủ tướng Thái Lan tới Việt Nam sau hơn một thập kỷ.