Công tác giám sát chưa theo kịp “nhịp thở” của thực tiễn

Nhiều ý kiến cho rằng, vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề xã hội bức xúc, cần được giám sát và giải quyết tận gốc. (Ảnh minh họa)
Nhiều ý kiến cho rằng, vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề xã hội bức xúc, cần được giám sát và giải quyết tận gốc. (Ảnh minh họa)
(PLO) -Đó là nhận định được nêu ra tại tọa đàm “Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay – Thực trạng và giải pháp” diễn ra hôm nay (17/10) do Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.

Nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của MTTQ các cấp trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội, nhiều đại biểu thống nhất cho rằng thời gian qua, hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ đã được thực hiện rộng rãi, từng bước đi vào chiều sâu. MTTQ các cấp đã phát huy trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân nhân.

Tuy nhiên, công tác giám sát và phản biện xã hội của MTTQ vẫn còn những hạn chế nhất định, hiệu quả pháp lý chưa cao; chủ yếu mới thể hiện qua các phát hiện, nêu ý kiến nhẹ nhàng; chưa có phương thức giám sát đúng nghĩa. Ngoài ra, nhiều nơi còn lúng túng trong lựa chọn nội dung giám sát và phản biện xã hội, chưa đưa ra được tiêu chí để lựa chọn nội dung phù hợp.

Nói như ông Tạ Văn Sỹ - Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học MTTQ Việt Nam, Mặt trận chưa thường xuyên và thiếu cơ chế phối hợp với các tổ chức thành viên trong việc nắm bắt và phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy, công tác giám sát và phản biện xã hội còn nặng về hành chính, chưa theo kịp “nhịp thở” của thực tiễn đời sống xã hội.

Ở chừng mực nào đó, một bộ phận không nhỏ trong nhân dân đến nay vẫn chưa thực sự hiểu về công tác Mặt trận, khiến một số nội dung, chương trình hoạt động của Mặt trận chưa nhận được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của người dân, dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao. 

Khắc phục những bất cập này, các đại biểu đề nghị MTTQ các cáp cần tăng cường và phát huy hơn nữa hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội ngay tại cơ sở; đồng thời cần có nhiều kênh trao đổi thông tin, góp phần đảm bảo dân chủ hoá mọi hoạt động xã hội, không để xảy ra điểm nóng, bức xúc do người dân thiếu thông tin hoặc cấp uỷ, chính quyền không nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân… 

“Những vấn đề người dân quan tâm, bức xúc phải được sớm đề đạt đến cấp uỷ Đảng, cũng như chính quyền tại địa phương thông qua nhiều hình thức, trong đó đặc biệt có nội dung đối thoại để người dân thể hiện được chính kiến, đề nghị của mình và chính quyền thấu hiểu, chia sẻ, có trách nhiệm với nhân dân. Qua đó giải quyết được những bức xúc của nhân dân đúng quy định của pháp luật và theo tình hình thực tế tại địa phương”- ông Nguyễn Thành Trung, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ TP. Hồ Chí Minh đề xuất.

Cùng với đó, các đại biểu đề nghị trong quá trình giám sát, phản biện, MTTQ Việt Nam các cấp cần lựa chọn những vấn đề bức xúc, nổi cộm mà thực tiễn cuộc sống đang đặt ra và được đông đảo quần chúng nhân dân quan tâm. Sau qua trình giám sát cũng cần “theo đuổi” đến cùng vụ việc, xem các cơ quan chức năng giải quyết ra sao, có đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan hay không. Qua những việc làm đó sẽ thu hút sự đồng tình, ủng hộ của người dân, nâng cao chất lượng của công tác giám sát.

Cho rằng có nhiều việc phải giám sát và phản biện, nhưng theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP. Hồ Chí Minh- MTTQ không thể làm cùng một lúc, làm tất cả được mà phải có kế hoạch dài hạn và từng giai đoạn. Trước mắt nên lựa chọn những vấn đề phù hợp, thiết thực với đời sống để thực hiện. Đồng thời, trước khi triển khai, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp cần có chương trình, kế hoạch, nội dung giám sát và phản biện xã hội cụ thể, báo cáo cấp ủy, chính quyền cùng cấp để được hỗ trợ và tạo điều kiện thực hiện.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 9h05 phút ngày 5/11 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường và tham dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5-8/11.

Đọc thêm

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.