Công nhân mất việc, thiệt hại hàng triệu USD vì một con dấu

 Mới đây,  toàn bộ hơn 500 công nhân Công ty TNHH Ecosoft Việt Nam đã đình công, yêu cầu được giải quyết lương và các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Trong khi đó, cả ban điều hành của công ty cũng như “ngồi trên đống lửa”. Gần như mọi hoạt động doanh nghiệp đã bị đình trệ từ sau khi  Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHCVTTXH)- Công an tỉnh Đồng Nai  có văn bản thông báo con dấu của công ty không còn giá trị sử dụng.

Toàn bộ hơn 500 công nhân Công ty TNHH Ecosoft Việt Nam đã đình công, yêu cầu được giải quyết lương và các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Trong khi đó, cả ban điều hành của công ty cũng như “ngồi trên đống lửa”. Gần như mọi hoạt động doanh nghiệp đã bị đình trệ từ sau khi  Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHCVTTXH)- Công an tỉnh Đồng Nai  có văn bản thông báo con dấu của công ty không còn giá trị sử dụng.

Tranh chấp nội bộ công ty

Năm 2006, Công ty TNHH Ecosoft Việt Nam (sau đây viết tắt là Cty Ecosoft) được Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai cấp giấy chứng nhận đầu tư. Trụ sở của công ty tại Khu công nghiệp Amata, với trên 500 công nhân, ngành nghề là may gia công, hàng hoá được xuất qua Mỹ và Đài Loan. 

a
Trụ sở Công ty TNHH Ecosoft (Việt Nam ) tại Khu công nghiệp Amata.

Cty Ecosoft do ông Wan Shun Hsu (quốc tịch Mỹ) là người đại diện theo pháp luật nhưng thực tế việc điều hành, quản lý công ty do ông Lin Pei Tong (quốc tịch Đài Loan) và bà Lin Hsuan Jung (quốc tịch Mỹ) đảm nhiệm từ ngày thành lập đến nay.

Toàn bộ nhà xưởng, máy móc là tài sản của ông Lin Pei Tong và bà Lin Hsuan Jung; còn ông Wan Shun Hsu chỉ là người đứng tên trên danh nghĩa. Các giấy tờ thành lập, hoạt động kinh doanh, quan hệ với đối tác và con dấu của công ty đều do ông Lin Pei Tong và bà Lin Hsuan Jung quản lý và điều hành. Ông Wan Shun Hsu cũng đã có văn bản uỷ quyền về việc này.

Đến năm 2009, khi Cty Ecosoft hoạt động có hiệu quả thì xảy ra tranh chấp giữa ông Wan Shun Hsu và ông bà Lin Pei Tong- Lin Hsuan Jung. Việc tranh chấp về tài sản không được giải quyết êm thấm nên các bên đã đưa sự việc ra toà án. Hiện nay, Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai đang thụ lý vụ kiện tranh chấp tài sản giữa ông Wan Shun Hsu và ông bà Lin Pei Tong – Lin Hsuan Jung.

Cấp con dấu thứ hai

Trong khi vụ tranh chấp nội bộ Cty Ecosoft đang diễn ra thì ông Wan Shun Hsu đã có văn bản cá nhân gửi Công an tỉnh Đồng Nai xin huỷ con dấu công ty đang sử dụng và xin khắc con dấu mới của Cty Ecosoft. Phòng Cảnh sát QLHCVTTXH- Công an tỉnh Đồng Nai đã tiến hành khắc con dấu thứ hai cho ông Wan Shun Hsu.

Và ngày 14-/5/2010, Phòng Cảnh sát QLHCVTTXH- Công an tỉnh Đồng Nai đã có Thông báo số 06 về việc con dấu thứ nhất mà Cty Ecosoft đang giữ là không còn giá trị sử dụng. Với thông báo này của Công an tỉnh Đồng Nai, toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh, quan hệ đối tác của Cty Ecosoft đã bị đình trệ vì không có con dấu để giao dịch.

Theo một luật sư, việc Công an tỉnh Đồng Nai tiến hành khắc con dấu thứ hai của Cty Ecosoft là trái quy định pháp luật hiện hành. Bởi vì, con dấu thứ nhất của công ty không bị mất (theo Khoản 6, Điều 6 Nghị định số 58 ngày 24-/8-/2001 của Chính phủ) và Cty Ecosoft không bị chia tách, sáp nhập, giải thể (theo Điều 7 Nghị định số 58 ngày 24/8/2001 của Chính phủ). Hơn nữa, theo quy định pháp luật, khi có con dấu mới thì con dấu cũ phải bị thu hồi, nộp lại cơ quan công an. Thế nhưng, hiện nay con dấu thứ nhất vẫn còn ở Cty Ecosoft.

Ngoài ra, theo luật sư này, việc quản lý, sử dụng con dấu thứ hai của Cty Ecosoft cũng trái pháp luật. Khoản 4, Điều 6 Nghị định 58 ngày 24/8/2001 của Chính phủ, quy định: “Con dấu phải được để tại trụ sở cơ quan, tổ chức và phải được quản lý chặt chẽ”.

Thế nhưng, hiện nay con dấu thứ hai không được để tại Cty Ecosoft, mà do ông Wan Shun Hsu chiếm giữ, trong lúc ông Hsu không một ngày nào điều hành công ty. Nếu ông Wan Shun Hsu xuất cảnh và đem theo con dấu thì ai sẽ chịu trách nhiệm về việc đình đốn hoạt động của Cty Ecosoft ?

Thiệt hại hàng triệu USD, hơn 100 công nhân mất việc

Ông Lin Pei Tong, giám đốc Cty Ecosoft cho biết: Kể từ ngày 17/5/2010, khi có văn bản của Phòng Cảnh sát QLHCVTTXH- Công an tỉnh Đồng Nai thông báo con dấu thứ nhất của công ty không còn giá trị thì mọi hoạt động của công ty đã bị đình trệ.

Tính đến nay, thiệt hại mà công ty phải gánh chịu là rất lớn. Tháng 6/2010 công ty không xuất được 70.000 chiếc áo cho đối tác nên bị phạt 2 triệu USD; tháng 7/2010 không xuất được 60.000 chiếc áo nên bị phạt 1,5 triệu USD; tháng 8/2010 không xuất được 100.000 chiếc áo nên đang đối diện mức phạt 3 triệu USD.

Trong tháng 9/2010, nếu công ty không xuất được 150.000 chiếc áo sẽ bị đối tác phạt 4,5 triệu USD. Cũng vì không có con dấu nên công ty không rút được tiền ở ngân hàng để trả lương cho công nhân, dẫn đến việc công nhân đã nhiều lần đình công. Hiện công ty phải đi vay tiền bên ngoài để trả lương cho công nhân và phải cắt giảm từ 550 công nhân xuống còn hơn 400 công nhân.

Đứng trước tình thế nguy cấp này, ông Lin Pei Tong, giám đốc Cty Ecosoft đã gửi nhiều đơn thư kêu cứu đến các cơ quan hữu quan ở Đồng Nai. Ngày 1/6/2010, UBND tỉnh Đồng Nai đã có công văn số 4233 gửi giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai yêu cầu xem xét, giải quyết việc khiếu nại của Cty Ecosoft.

Tiếp theo đó, ngày 25/6/ 2010 UBND tỉnh Đồng Nai lại có công văn số 5089 gửi giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai đề nghị giám đốc Công an tỉnh thực hiện, trả lời và báo cáo kết quả lên Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai trong tháng 6/2010. Thế nhưng, cho đến nay, Công an tỉnh Đồng Nai vẫn im lặng, không có văn bản trả lời.

Thiết nghĩ, Toà án tỉnh Đồng Nai đã thụ lý vụ kiện thì việc tranh chấp tài sản giữa ông Wan Shun Hsu và ông bà Lin Pei Tong – Lin Hsuan Jung sẽ do tòa giải quyết, Công an tỉnh Đồng Nai và chính quyền tỉnh Đồng Nai cần nhanh chóng có biện pháp tháo gỡ việc ngưng trệ hoạt động ở Cty Ecosoft để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư và công ăn việc làm cho công nhân.

Nguyễn Hạnh Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.