Công nghệ thông tin không có đột phá lớn bởi… chính sách

Nhận định về việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) vào đời sống xã hội, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho rằng, những năm qua, CNTT chưa có được những đột phá lớn, một phần do chính sách về CNTT vẫn mang tính chất khẩu hiệu…

Nhận định về việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) vào đời sống xã hội, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho rằng, những năm qua, CNTT chưa có được những đột phá lớn, một phần do chính sách về CNTT vẫn mang tính chất khẩu hiệu…

“Tồn tại hay không tồn tại”

Câu chuyện thể chế quyết định sự tồn tại hay không tồn tại của một ngành được ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA)- chia sẻ về chính lĩnh vực công nghiệp phần mềm Việt Nam. Ông Trương Gia Bình cho hay, ngành phần mềm hiện đang phát triển khá thông thoáng, được cạnh tranh thoải mái. Cty có 5 người hay công ty có 1.000 người đều có thể cạnh tranh và phát triển. "Tuy nhiên, chúng tôi cố gắng kiểu gì đi nữa mà không có sự tạo điều kiện của thể chế thì cũng rất khó có thể “đột phá” - ông Bình nói - “Lẽ ra quản lý phải theo kịp sự phát triển, song hiện tại, quản lý vẫn chưa theo kịp được sự phát triển”.

Làm rõ hơn nhận định của ông Trương Gia Bình, ông Nguyễn Tuân, Tổng Giám đốc Cty MV nhận xét: “Một trong những lý do mà CNTT Việt Nam chưa phát triển là vì chưa được sự quan tâm đúng mức. Đã có cơ quan Nhà nước triển khai ứng dụng CNTT nhưng sau đó không ai dùng, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp CNTT. Chúng tôi mong muốn được tạo môi trường nhiều việc hơn nữa để cho doanh nghiệp CNTT có thể sống bằng nghề”.

Khi chính sách như khẩu hiệu…

Chia sẻ với báo chí, TS. Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Bộ TT&TT cho rằng, muốn đẩy mạnh sự phát triển lĩnh vực CNTT-TT tại Việt Nam thì cần phải có sự nỗ lực từ cả hai phía, gồm thị trường – DN, và thể chế - chính sách.

“Lĩnh vực CNTT những năm qua đưa ra nhiều Nghị quyết nhưng thực sự chỉ giống như khẩu hiệu, không biến thành quy định cụ thể nên không đưa vào cuộc sống được” – ông Lê Nam Thắng nói – “Khái niệm “CNTT-TT là hạ tầng của hạ tầng” vẫn đang chỉ là khẩu hiệu. Các chính sách cần phải được cụ thể hóa hơn trong một loạt nghị định, quyết định của các cấp lãnh đạo Chính phủ, Bộ, ngành”.

Cùng chia sẻ những bất cập, khó khăn trong hiện trạng phát triển của lĩnh vực CNTT tại Việt Nam,  TS. Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bư chính Viễn thông nhận định, tư duy “CNTT-TT là hạ tầng của hạ tầng” chỉ là 1 trong 3 nội dung “đột phá” (gồm cơ sở hạ tầng, giáo dục và nguồn nhân lực, cải cách hành chính). 

“Dự kiến quý 2/2013, Bộ Chính trị sẽ có Nghị quyết về ứng dụng phát triển CNTT thay cho Chỉ thị 58. Bức tranh CNTT Việt Nam sẽ có biến đổi rất mạnh. CNTT sẽ có vai trò cao hơn nhiều” - TS. Mai Liêm Trực cho hay – “Nghị quyết mới của Bộ Chính trị sẽ là động lực, thay đổi tư duy từ “quản lý cởi trói cho sự phát triển”, sang “quản lý phải theo kịp sự phát triển”, và tiến tới “quản lý phải thúc đẩy sự phát triển”.

Bách Nguyễn

Tin cùng chuyên mục

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Đọc thêm

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.