"Công chức không hoàn thành nhiệm vụ chỉ trên dưới 1%"?

Tiếp tục phiên họp thứ 21, chiều qua (20/9), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã nghe Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ (CB), công chức (CC), viên chức (VC). Đa số thành viên UBTVQH cho rằng cần cân nhắc kỹ vấn đề chọn người tài, tránh trường hợp một số địa phương đưa ra chính sách hấp dẫn để thu hút họ rồi lại không bố trí công việc.

Tiếp tục phiên họp thứ 21, chiều qua (20/9), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã nghe Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ (CB), công chức (CC), viên chức (VC). Đa số thành viên UBTVQH cho rằng cần cân nhắc kỹ vấn đề chọn người tài, tránh trường hợp một số địa phương đưa ra chính sách hấp dẫn để thu hút họ rồi lại không bố trí công việc.

Quá nửa CBCC cấp xã có trình độ thấp

Trình bày Báo cáo giám sát, Trưởng Đoàn giám sát - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý khẳng định những kết quả đạt được trong việc tuyển dụng CCVC, trong bầu cử, phê chuẩn CB, trong đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC, trong luân chuyển CBCC, trong bổ nhiệm CBCCVC.

Tuy nhiên, theo ông Lý, còn khá nhiều tồn tại, hạn chế trong từng lĩnh vực có liên quan. Điển hình là qua quá trình tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, một số lượng không nhỏ CBCCVC trong bộ máy nhà nước hiện nay không đáp ứng được yêu cầu công việc, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động công vụ.

Số liệu thống kê đến ngày 31/12/2013 cho thấy, về trình độ chuyên môn, có 12,3% CBCC chưa qua đào tạo, tỷ lệ có trình độ cao chủ yếu tập trung ở trung ương và các tỉnh, thành phố lớn. Đáng buồn hơn là CBCC cấp xã thì tỷ lệ có trình độ dưới đại học chiếm tới 75,2%, tỷ lệ chưa qua đào tạo về quản lý nhà nước cũng hơn 52%.

Báo cáo bổ sung, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho rằng, tình trạng phần trăm đội ngũ CBCCVC yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ là nội dung mà xã hội đang quan tâm, nhưng do hiện các Bộ, ngành chưa thống kê đầy đủ nên chưa có số liệu cuối cùng. Tuy nhiên, theo ông Bình, bước đầu kiểm tra thì "số không hoàn thành nhiệm vụ chỉ trên dưới 1%".

Về phòng chống tiêu cực trong tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, ông Bình thừa nhận cũng là “vấn đề nhức nhối”. Với trách nhiệm được giao, Bộ Nội vụ đang chủ trì xây dựng nghị định hướng dẫn, xây dựng Chỉ thị về phòng chống tiêu cực trong công tác tổ chức CB và thi đua khen thưởng, dự kiến sẽ trình Thủ tướng ban hành trong quý IV/2013.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tỏ ra thất vọng vì "Nghị quyết TƯ4 đánh giá một bộ phận không nhỏ CB đảng viên thoái hóa, biến chất, vậy qua giám sát thấy thế nào, có đúng như thế không?"

Đừng chỉ chú trọng mỗi việc "trải thảm đỏ"

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước thì "truy" trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong việc bổ nhiệm CB lãnh đạo cấp Cục, Tổng cục thế nào mà để "quá nhiều lãnh đạo". Từ đó, ông Phước đề nghị, cần trí thức hóa đội ngũ CB lãnh đạo, nhưng trong tuyển dụng, bổ nhiệm phải tránh nặng về bằng cấp, có cơ sở để đánh giá năng lực thực tiễn.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi lo ngại với việc tuyển thẳng. Ông Thi phân tích: Đầu vào cần cẩn trọng với chất lượng thật của các trường, xem xét kỹ về nguồn tuyển, cứ quy định sinh viên loại xuất sắc được tuyển thẳng thì dân lập trúng hết, công lập lại bị loại.

Đặc biệt, nhiều thành viên UBTVQH cho rằng cần cân nhắc kỹ thêm vấn đề chọn người tài vì "không thể có một tiêu chí để quy định chung cho tất cả các đối tượng cho các ngành khác nhau, cơ quan khác nhau, mà phải quy định tùy thuộc vào việc tuyển cho ngành nào". Làm như vậy để tránh trường hợp một số địa phương đưa ra chính sách hấp dẫn để thu hút người tài song không bố trí việc, khiến họ chán phải ra đi sau một thời gian. "Tránh trải thảm đỏ hình thức, làm theo kiểu phong trào mà từng cơ quan phải xác định mình có nhu cầu không, có điều kiện để đối tượng phát triển tài năng không, có khả năng để thu hút và giữ chân người tài hay không?" là những giải pháp được đề xuất.

Hoàng Thư

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.