Công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành Hải quan năm 2016

Ngành Hải quan đã triển khai hiệu quả nhiều nhiệm vụ quan trọng trong năm 2016
Ngành Hải quan đã triển khai hiệu quả nhiều nhiệm vụ quan trọng trong năm 2016
(PLO) - Hôm nay (6/12), Tổng cục Hải quan đã công bố 10 sự kiện tiêu biểu trong năm 2016 của ngành Hải quan. 

1. Triển khai thực hiện Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17-12-2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan.

Triển khai Quyết định số 65/QĐ-TTg ngày 17-12-2015 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính, Bộ Tài chính đã ban hành 15 Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức đối với 15 Vụ, Cục thuộc Tổng cục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan Hải quan, đảm bảo việc quản lý tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Hệ thống bộ máy tổ chức Hải quan được cơ cấu lại đầu mối theo hướng tinh gọn, hợp lý, thống nhất.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn phát biểu tại Lễ Công bố
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn phát biểu tại Lễ Công bố

Trong đó đáng chú ý là các Quyết định thành lập Cục Quản lý rủi ro trên cơ sở Ban Quản lý rủi ro, thành lập Cục Tài vụ - Quản trị trên cơ sở Vụ Tài vụ - Quản trị, thành lập Cục Kiểm định Hải quan trên cơ sở Trung tâm phân tích, phân loại hàng hóa XNK, đổi tên Thanh tra Tổng cục thành Vụ Thanh tra - Kiểm tra; Cục Kiểm tra sau thông quan cũng thực hiện xây dựng, triển khai mô hình bộ máy tổ chức mới theo đề án “Tăng cường năng lực kiểm tra sau thông quan đến năm 2020” từ cấp Tổng cục đến các Cục Hải quan địa phương.

Bộ Tài chính cũng đã ban hành Quyết định 1919/QĐ-BTC ngày 6-9-2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. So với quy định cũ, Quyết định mới này đã thay đổi khá nhiều về cơ cấu, tổ chức của các Cục Hải quan như rút gọn các phòng thuộc khối đơn vị tham mưu và sắp sếp lại lực lượngkiểm tra sau thông quan và kiểm soát hải quan tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Tổng cục Hải quan ban hành Chỉ thị 3957/CT-TCHQ ngày 12-5-2016 về việc đẩy mạnh hoạt động đổi mới quản lý nguồn nhân lực Hải quan dựa trên vị trí việc làm giai đoạn 2016-2020.

Năm 2016, ngành Hải quan có thêm Cục Hải quan Hà Nam Ninh theo Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 4-4-2016 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là cục Hải quan thứ 35 trong tổ chức bộ máy ngành Hải quan. Cục Hải quan Hà Nam Ninh quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định.

2. Ban hành Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2016 - 2020 tại Quyết định số 1614/QĐ-BTC ngày 19-7-2016.

Hệ thống giám sát hiện đại tại sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: N.Linh             
Hệ thống giám sát hiện đại tại sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: N.Linh

Ngày 19-7-2016, Bộ trưởng Bộ Tài chính ký Quyết định số 1614/QĐ-BTC ban hành Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2016-2020. Đây là kế hoạch 5 năm tiếp theo nhằm thực hiện Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2020 theo Quyết định 448/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 3 mục đích chiến lược của ngành Hải quan trong giai đoạn này là:

Thứ nhất: Tạo thuận lợi và kiểm soát trong thực hiện quản lý hải quan đối với doanh nghiệp, tổ chức cá nhân nhằm thúc đẩy an ninh và tạo thuận lợi thương mại quốc tế; đảm bảo nguồn thu; bảo vệ an ninh, an toàn xã hội và sức khỏe cộng đồng.

Thứ hai: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hải quan trên cơ sở thúc đẩy trao đổi thông tin và hợp tác với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước có liên quan trong thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về hải quan.

Thứ ba: Nâng cao năng lực của cơ quan Hải quan các cấp theo hướng từng bước xây dựng cơ quan Hải quan điện tử dựa trên mô hình kiến trúc bộ, ngành điện tử, để thực hiện yêu cầu của Chính phủ về triển khai Chính phủ điện tử.

3. Ban hành Kế hoạch 5 năm ứng dụng công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016 – 2020 ban hành theo Quyết định số 1018/QĐ-BTC ngày 12-5-2016 của Bộ Tài chính.

Giai đoạn 2016 - 2020, Tổng cục Hải quan cần tập trung thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đặt ra tại Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020 trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc. Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng, yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và tạo thuận lợi thương mại ngày càng cao, đồng thời với đòi hỏi phải tăng cường năng lực của cơ quan Hải quan trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ an ninh, an toàn kinh tế- xã hội. Trong bối cảnh đó, việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển CNTT mạnh mẽ và toàn diện trong tất cả các lĩnh vực công tác của ngành Hải quan trên cơ sở kế thừa các thành tựu đạt được trong giai đoạn 5 năm vừa qua có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Do đó, việc ban hành Kế hoạch 5 năm ứng dụng công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016 – 2020 có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với tiến trình cải cách, hiện đại hóa hải quan, mang lại hiệu quả cực kỳ to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, đồng thời tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Việc triển khai Kế hoạch 5 năm ứng dụng CNTT của Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016 – 2020 là yếu tố mang tính quyết định đến việc hoàn thành Kế hoạch cải cách, hiện đại hóa của ngành Hải quan giai đoạn 2016 – 2020 và Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020, là động lực của cải cách thủ tục hành chính theo chủ trương chung của Chính phủ. 

4. Tổng cục Hải quan đã chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu trình Bộ Tài chính, Chính phủ ban hành Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 1-9-2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Với 91,30% ý kiến tán thành, ngày 6-4-2016, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13. Đây là dự Luật quan trọng mà Bộ Tài chính giao Tổng cục Hải quan xây dựng nội dung.

Quan điểm xuyên suốt trong quá trình xây dựng Luật Thuế XK, thuế NK (sửa đổi) là sửa đổi để phù hợp với cam kết, thông lệ quốc tế và xử lý các vướng mắc phát sinh trong thực tế, góp phần tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao sức cạnh tranh trong nước và quốc tế của các DN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 

Để áp dụng Luật này vào thực tiễn, đã có 13 văn bản cấp Nghị định và 1 Quyết định cấp Chính phủ đã được ban hành. Trong đó, có 2 Nghị định quan trọng là Nghị định 122/2016/NĐ-CP quy định về biểu thuế XK, biểu thuế NK ưu đãi, Danh mục hàng hóa, mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế NK ngoài hạn ngạch thuế quan; Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế XK, thuế NK.

5. Tổng cục Hải quan tích cực chủ trì và phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành triển khai các nhiệm vụ của Đề án“Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động KTCN đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.

Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ yêu cầu phải cải cách toàn diện công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK nhằm giảm thời gian thông quan hàng hóa.

Tiếp theo kết quả năm 2015, trong năm 2016, với vai trò chủ trì, phối hợp đôn đốc, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ Thủ tướng giao trong đề án, Tổng cục Hải quan đã tích cực kết nối, trao đổi, kiến nghị với các Bộ, ngành triển khai nhanh các giải pháp đổi mới hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK, tháo gỡ nhiều vướng mắc về kiểm tra chuyên ngành. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo các bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển, Giao thông vận tải, Công Thương để cùng với các Bộ rà soát tiến độ triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK.

Qua đó, nhiều văn bản pháp luật gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ.

6. Tổng cục Hải quan bắt giữ nhiều vụ buôn lậu lớn.

Với chủ trương đúng đắn của lãnh đạo Tổng cục Hải quan, cùng với việc triển khai các giải pháp đấu tranh đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả của các đơn vị trong Ngành, trong thời gian qua, toàn Ngành đã lập được nhiều chiến công, thành tích trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại. 

Tính từ 16-10-2016 đến 15-11-2016, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, tổng số 1.200 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 17 tỷ 808 triệu đồng; Số thu ngân sách đạt 14,92 tỷ đồng, cơ quan Hải quan khởi tố 5 vụ án hình sự, chuyển cơ quan khác khởi tố 02 vụ.

Nhiều vụ buôn lậu lớn đã bị lực lượng Hải quan phát hiện, bắt giữ
Nhiều vụ buôn lậu lớn đã bị lực lượng Hải quan phát hiện, bắt giữ

Lũy kế từ 15-12-2015 đến 15-11-2016, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, tổng số 14.445 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 391 tỷ 848 triệu đồng; Số thu NSNN đạt hơn 156 tỷ 438 triệu đồng. Cơ quan Hải quan khởi tố 40 vụ án hình sự, chuyển cơ quan khác khởi tố 91 vụ.

Trong đó có nhiều vụ buôn lậu lớn về ngà voi, sừng tê giác, ma túy, hàng chuyển khẩu... được lực lượng hải quan phát hiện, bắt giữ. Cụ thể, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất bắt giữ vụ nhập khẩu trái phép 4 chiếc sừng Tê giác châu Phi (31/7/2016); Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc (Đội 1-Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) chủ trì phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài bắt giữ 309 kg ngà voi qua đường hàng không (30/9/2016). Ngoài ra, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn KV I bắt giữ vụ nhập khẩu trái phép 500 kg ngà voi được cất giấu tinh vi trong thân của 12 khối gỗ được đục rỗng ruột (tháng 11/2016). Vụ việc được Cục Quản lý rủi ro chuyển thông tin nghi vấn, phiếu đề nghị soi chiếu trước thông quan đến Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh để phối hợp giám sát trong quá trình soi chiếu lô hàng nghi vấn tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn KV I;  Ngày 1/12/2016, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan, C74- Bộ Công an thực hiện lệnh khám xét 3 container gỗ nhập khẩu, phát hiện có trên 500 kg ngà voi…

7.  Báo Hải quan khai trương phiên bản tiếng Anh Báo điện tử.

Các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Tài chính, Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng cục Hải quan và Tổng biên tập Báo Hải quanấn nút ra mắt phiên bản tiếng Anh của Báo Hải quan điện tử. Ảnh: Hữu Linh.          
Các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Tài chính, Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng cục Hải quan và Tổng biên tập Báo Hải quanấn nút ra mắt phiên bản tiếng Anh của Báo Hải quan điện tử. Ảnh: Hữu Linh.

Ngày 29-7-2016, Báo Hải quan chính thức khai trương phiên bản tiếng Anh Báo điện tử. Báo Hải quan điện tử phiên bản tiếng Anh gồm 7 chuyên mục: Headlines (tin tức thời sự- chính trị trong nước và quốc tế); Customs (tin tức về các mặt hoạt động của Hải quan Việt Nam); Finance (tin tức về lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân sách...), Regulations (tin tức về chính sách pháp luật); Anti-Smuggling (tin tức về chống buôn lậu, gian lận thương mại); Import- Export (tin tức về hoạt động xuất nhập khẩu); World Customs (tin tức về Hải quan thế giới).

Báo Hải quan điện tử phiên bản tiếng Anh ra đời sẽ tạo thêm một kênh truyền thông hiệu quả của ngành Tài chính- Hải quan đến nhóm đối tượng bạn đọc là người nước ngoài, DN FDI, các nhà đầu tư. Từ đó có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các quy định liên quan đến lĩnh vực tài chính- hải quan, mở rộng thêm cơ hội thu hút đầu tư của Việt Nam; Tăng cường tính tuân thủ pháp luật hải quan khi đầu tư tại Việt Nam.

8. Chính phủ ban hành Quyết định số 1969/QĐ-TTg về kế hoạch hành động thông qua triển khai thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại WTO (Hiệp định TFA).

Hiệp định TFA đã được các nước Thành viên WTO thông qua trong Hội nghị Bộ trưởng lần 9 tại Bali – Indonesia tháng 12/2014. Cho đến thời điểm hiện tại đã có 96/109 nước Thành viên phê chuẩn Hiệp định. Như vậy, dự kiến Hiệp định sẽ có hiệu lực trong đầu năm 2017. Đây là một Hiệp định rất quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế, giúp giảm thời gian và chi phí cho các giao dịch thương mại qua biên giới. Theo kết quả nghiên cứu của Ngân hàng thế giới thì việc thực hiện Hiệp định TFA sẽ giúp giảm 20% chi phí giao dịch cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, thúc đẩy đầu tư và tạo công ăn việc làm cho nguồn nhân lực Việt Nam. 

Ngày 13-10-2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch chuẩn bị và triển khai thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WTO với mục đích thực hiện đầy đủ, toàn diện các quy định của Hiệp định; Tạo thuận lợi cho thương mại hợp pháp đối với các đối tác của Việt Nam. Đây là cơ sở quan trọng để các bộ, ngành, trong đó có Tổng cục Hải quan triển khai nhiệm vụ trong phạm vi chức năng được giao. Tiếp đó, ngày 29-11-2016, Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), WB và Tổng cục Hải quan đã tổ chức hội thảo “Xây dựng kế hoạch hành động thực hiện hiệp định tạo thuận lợi thương mại theo cam kết WTO”, đưa ra các mục tiêu giảm chi phí thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp.

Với những lợi ích và hiệu quả rõ rệt mà Hiệp định TFA mang lại, với việc ban hành Kế hoạch nói trên cũng như việc thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về một cửa và tạo thuận lợi thương mại, Việt Nam đã không chỉ chứng tỏ mình là quốc gia chủ động và tích cực trong hợp tác hội nhập quốc tế mà còn thể hiện mong muốn tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại và đầu tư cho doanh nghiệp theo đúng mục tiêu của Chính phủ tại Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia giai đoạn 2016-2017, định hướng đến năm 2020.

9. Ban hành Quy chế về quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận, xử lý tin báo qua đường dây nóng của Tổng cục Hải quan tại Quyết định số 3899/QĐ-TCHQ ngày 10-11-2016 của Tổng cục Hải quan.

Nhằm nâng cao kỷ luật kỷ cương khi thi hành công vụ và phòng ngừa ngăn chặn tệ nạn tham nhũng, nhũng nhiễu; Hỗ trợ có hiệu quả cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; Kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật…, ngày 10-11-2016 Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 3899/QĐ-TCHQ về Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận, xử lý tin báo qua đường dây nóng của Tổng cục Hải quan. Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-11-2016. 

Theo quy định tại Quy chế, đường dây nóng của Tổng cục Hải quan là đường dây nóng tổng đài 19009299, được thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử Hải quan và các phương tiện truyền thông đại chúng và hệ thống gồm 279 đường dây nóng nhánh (được giao cho 3 đơn vị thuộc Tổng cục: Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Giám sát quản lý về Hải quan, Vụ Thanh tra – Kiểm tra; 35 Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố; các Chi cục và tương đương trực thuộc Cục Hải quan quản lý, sử dụng) để tiếp nhận, xử lý tin báo của các cá nhân, tổ chức liên quan đến lĩnh vực hải quan. Cụ thể, đường dây nóng tiếp nhận: (i) Tố giác, tin báo về tội phạm; (ii) Tin báo về hành vi buôn lậu, gian lận thương mại; (iii) Tin báo về hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của công chức Hải quan; (iv) Tin báo về những vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.

Đường dây nóng đảm bảo hoạt động thông suốt, liên tục 24/24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần; đảm bảo giữ bí mật về danh tính, số điện thoại, địa chỉ, nội dung phản ánh của các tổ chức, cá nhân báo tin; nội dung cuộc gọi qua số điện thoại đường dây nóng được ghi âm, lưu trữ và quản lý theo chế độ MẬT; Nội dung tiếp nhận, kết quả xử lý được ghi trên phần mềm quản lý đường dây nóng của Tổng cục Hải quan để đảm bảo quản lý tiến độ, chất lượng xử lý các tin báo của các cá nhân, tổ chức thông qua đường dây nóng.

10. Thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại.

Ngày 4-10-2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định 1899/QĐ-TTg thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban chỉ đạo quốc gia) do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm Trưởng ban.

Ủy ban chỉ đạo quốc gia là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) theo quy định của Hiệp định và Nghị định thư về xây dựng và thực hiện ASW; triển khai các giải pháp đồng bộ để tạo thuận lợi cho thương mại và giao lưu hàng hóa qua biên giới. Phạm vi hoạt động của Ủy ban chỉ đạo quốc gia đã mở rộng hơn so với Ban chỉ đạo về ASW và NSW trước kia. Cụ thể, ngoài nhiệm vụ thực hiện ASW và NSW, Ủy ban chỉ đạo quốc gia còn triển khai thêm nhiều nhiệm vụ nhằm cải cách, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, giao lưu hàng hóa qua biên giới.

Trong các hoạt động tạo thuận lợi thương mại, Ủy ban chỉ đạo quốc gia được kỳ vọng sẽ tạo động lực mạnh mẽ nâng cao hiệu quả kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK. Hiện nay, đây là một trong những vấn đề then chốt trong tạo thuận lợi thương mại, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một đề án riêng. Ủy ban chỉ đạo quốc gia với nhiệm vụ trọng tâm là tạo thuận lợi thương mại sẽ có được sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành từ cấp Chính phủ đối với hoạt động cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong một lĩnh vực có vai trò của rất nhiều Bộ, ngành như hoạt động kiểm tra chuyên ngành hàng hóa XNK.

Đọc thêm

Hệ sinh thái tận dụng FTA chắp cánh cho ngành thủy sản thâm nhập thị trường quốc tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang mở ra cơ hội lớn cho ngành thủy sản Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Quảng Nam nói riêng trong việc tiếp cận những thị trường xuất khẩu tiềm năng. Tận dụng những lợi thế từ các FTA mang lại sẽ góp phần nâng tầm thương hiệu thủy sản Việt trên trường quốc tế...

Thách thức bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản

Nhiều nhiệm vụ trọng tâm để bảo vệ các hệ sinh thái ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: Hữu Tuấn)
(PLVN) -  Ngành thủy sản được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế biển của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng nhanh. Nhưng trong quá trình phát triển, ngành thủy sản cũng đang phải đối mặt với không ít những thách thức, trong đó có vấn đề môi trường và suy thoái hệ sinh thái ven biển.

Hiệu quả chính sách phát triển kinh tế số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.

Hơn 730 dự án đang hoạt động tại các KCN - KCX Hà Nội

Công ty TNHH Điện tử Meiko Thăng Long, có địa chỉ tại lô J1-J2 (khu công nghiệp Thăng Long, xã Võng La, huyện Đông Anh,TP. Hà Nội)
(PLVN) - Nhiều năm qua, doanh nghiệp tại các khu công nghiệp của Hà Nội luôn tạo giá trị bình quân trên 40% giá trị sản lượng công nghiệp, 40% kim ngạch xuất khẩu và trên 20% GDP của Thành phố, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và trở thành nhân tố quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô và cả nước.

Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Bà Juanna Lilia Delgado Portal – Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba trao đổi tại buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội.
(PLVN) - Ngày 20/11, Đoàn lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Trung ương Cuba do bà Juanna Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Đi cùng đoàn có đại diện một số Bộ, ngành, Chủ tịch một số Ngân hàng tại Cuba; đại diện Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam và đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cảng Hải Phòng đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, ông Nguyễn Hoàng Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trao Bằng khen cho Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng.
(PLVN) - Ngày 20/11, Công ty CP Cảng Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày truyền thống Đảng bộ và Đội ngũ công nhân Cảng (24/11/1929-24/11/2024); 95 năm Ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Cảng Hải Phòng (28/11/1929-28/11/2024) và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì.

Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành

Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành
(PLVN) - Sáng 19/11, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức diễn đàn “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới". Sự kiện nêu ra những vấn đề cấp bách của hệ thống các hồ, đập thủy lợi đang “gánh” trên vai nhiều nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia.

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Pháp

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Pháp
(PLVN) - Sáng 19/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã làm việc với đoàn đại biểu Nghiệp đoàn Giới chủ Pháp (MEDEF) do ông Francois Corbin làm trưởng đoàn, trong khuôn khổ hai nước thúc đẩy hợp tác kinh tế và đầu tư.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Toàn cảnh Toạ đàm "Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá – Những vấn đề đặt ra" diễn ra chiều nay, tại Hà Nội.
(PLVN) -  Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Ngành tôm bứt phá, dự báo đạt 4 tỷ USD trong năm 2024

Ngành tôm bứt phá, dự báo đạt 4 tỷ USD trong năm 2024

(PLVN) - Trong 10 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ và EU đều ghi nhận tăng trưởng tích cực. Với giá tôm cải thiện và nhu cầu nhập khẩu tăng cao, dự báo mục tiêu 4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay là hoàn toàn khả thi.

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' IUU của EC

Việt Nam quyết tâm gỡ “thẻ vàng” IUU trong năm 2024. (Ảnh minh họa: CTV)
(PLVN) - Ngày 18/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã họp với các đơn vị liên quan để thực hiện kế hoạch của Chính phủ chỉ đạo làm việc với Đoàn thanh tra Ủy ban Châu Âu (EC) về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) lần 5.

Chờ tỉnh và huyện để kéo dây giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đại diện NPTPMB báo cáo lãnh đạo EVNNPT về tiến độ Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái.
(PLVN) - Ban Quản lý Dự án truyền tải điện (NPTPMB) hạ quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái trong quý III/2025 để có thể cùng các đơn vị thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thực hiện việc giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.