Có thể huy động nguồn vốn hợp pháp khác ngoài ngân sách để thực hiện các CTMTQG

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đây là một trong những nội dung quan trọng được quy định tại Nghị định 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia vừa được Chính phủ ban hành .

Đảm bảo cân đối, bố trí nguồn vốn để thực hiện CTMTQG

Về việc huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nước (NSNN) thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định: Vốn NSNN thực hiện các CTMTQG được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính 5 năm và được cân đối, bố trí trong kế hoạch đầu tư công, dự toán ngân sách hằng năm theo từng nguồn vốn.

Theo đó, ngân sách trung ương (NSTƯ) đảm bảo cân đối, bố trí để thực hiện CTMTQG theo tổng mức đã được Quốc hội phê duyệt trong chủ trường đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 5 năm; Còn ngân sách địa phương (NSĐP) đảm bảo cân đối, bố trí vốn đối ứng thực hiện các CTMTQG. Tỷ lệ vốn đối ứng từ NSĐP thực hiện từng CTMTQG do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Việc phân bổ và giao vốn nguồn NSTƯ cho các cơ quan chủ quản chương trình phải tuân thủ các nguyên tắc như: Tuân thủ quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bố vốn NSTƯ thực hiện từng chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; Phù hợp tiến độ thực hiện kế hoạch giai đoạn 5 năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Trên cơ sở kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu được cấp có thẩm quyền giao, kết quả huy động vốn đối ứng từ NSĐP, kết quả giải ngân vốn năm thực hiện.

Đối với việc phân bổ vốn NSNN tại địa phương thực hiện theo quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn NSNN của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.

Cũng theo Nghị định mới ban hành, các nội dung được NSNN bảo đảm thực hiện gồm có: Thực hiện nội dung, hoạt động, dự án đầu tư theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư CTMTQG. Ưu tiến thực hiện hoạt động đầu tư, bảo trì công trình xây dựng, hỗ trợ phát triển sản xuất; Xây dựng và duy trì hệ thống giám sát, đánh giá CTMTQG; Hoạt động của Ban Chỉ đạo CTMTQG ở trung ương và địa phương.

Việc thanh toán, quyết toán vốn NSNN thực hiện CTMTQG theo quy định của Chính phủ về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công, các quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Có thể huy động và sử dụng từ nguồn vốn hợp pháp khác

Đáng chú ý, về việc huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng thực hiện các CTMTQG, Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định:

Huy động tối đa nguồn vốn tín dụng thực hiện CTMTQG thông qua các chính sách tín dụng cho từng đối tượng, nội dung thuộc phạm vi đầu tư từng CTMTQG. Cơ chế huy động nguồn vốn tín dụng thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng thực hiện các CTMTQG; Căn cứ các chính sách tín dụng của Nhà nước, UBND cấp tỉnh trình HĐND củng cấp quyết định quy mô, bố trí ngân sách địa phương thực hiện chính sách tín dụng, hỗ trợ tín dụng cho từng đối tượng, lĩnh vực, nội dung, hoạt động thuộc từng CTMTQG bảo đảm phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương và quy định của pháp luật về quản lý vốn tín dụng chính sách.

Về sử dụng nguồn vốn tín dụng thực hiện theo quy định của từng chính sách tín dụng và các quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng; khuyến khích cho vay ủy thác qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội.

Đối với việc huy động và sử dụng nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các CTMTQG, Nghị định quy định: Huy động, thu hút nguồn vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vào thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật; Huy động nguồn đóng góp từ nguyện của người dân (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động), doanh nghiệp, tổ chức thực hiện CTMTQG đảm bảo sự tham gia đóng góp phải trên tinh thần tự nguyện, công khai, minh bạch, rõ trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật.

Vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thông qua các chính sách thu hút đầu tư được sử dụng theo quy định của pháp luật đầu tư, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; Đóng góp (bằng tiền hoặc hiện vật) của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện phân bổ, sử dụng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn ban quy phạm pháp luật có liên quan; Đóng góp tự nguyện (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động) của cộng đồng dân cư tham gia thực hiện CTMTQG do cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý, sử dụng.

Nghị định 27/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 19/4/2022.

Đọc thêm

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.

Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Theo quy định mới tại Thông tư số 73/2024/TT-BCA của Bộ Công an về quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, kể từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát.

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024

Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) -  Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai; tài khoản mạng xã hội phải xác thực mới được đăng thông tin; áp dụng nhiều quy định về khuyến mại; hướng dẫn định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024.

Miễn thu phí đi phà loạt đối tượng từ 1/1/2025

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Theo thông tư số 33/2024/TT-BGTVT do Bộ Giao thông vận tải mới ban hành, kể từ 1/1/2025, có 12 đối tượng sẽ được miễn phí tiền sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.

Quy định mới về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng: Một số doanh nghiệp cho rằng cần thêm khoảng thời gian phù hợp để chuẩn bị

DN ủng hộ việc tăng cường quản lý để phát triển bền vững thị trường VLXD, nhưng đề xuất có lộ trình phù hợp. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Ủng hộ việc tăng cường quản lý nhà nước để phát triển bền vững, ổn định thị trường vật liệu xây dựng (VLXD), song một số doanh nghiệp (DN) cho rằng quy định của Bộ Xây dựng về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa VLXD vừa ban hành sẽ có hiệu lực từ 16/12/2024 là hơi gấp gáp, DN nêu ý kiến cần thêm thời gian để chuẩn bị; do thực hiện chứng nhận hợp quy đối với hàng nhập khẩu phải qua nhiều bước, mất nhiều thời gian.

Tiêu chuẩn khám sức khoẻ lái xe từ năm 2025

Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Bộ Y tế mới ban hành Thông tư số 36 ngày 16/11/2024 quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.